VIỆT NAM SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT

Một phần của tài liệu Giáo án sử 9 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 58 - 62)

I- Mục tiêu bài học 1. Kiến thức

- Hs biết được nguyên nhân, nội dung, đặc điểm của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ 2 của Thực dân Pháp ở Việt Nam. Những thủ đoạn của Pháp về chính trị, văn hóa, giáo dục phục vụ cho chương trình khai thác. Sự phân hóa giai cấp và thái độ của các giai cấp.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng căm thù đối với Thực dân Pháp đồng cảm với những cực nhọc của người lao động dưới chế độ Thực dân phong kiến.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp...

- Phẩm chất: - Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước II- Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tham khảo tài liệu, phiếu học tập, máy chiếu - Học sinh: Học + Đọc sách giáo khoa, trả lời câc câu hỏi.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- PP: Vấn đáp, dạy học nhóm, trực quan, giải thích, lược đồ tư duy ...

- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm...

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kieồm tra bài cũ

* Tổ chức khởi động

- Gv chiếu một số hình ảnh về xã hội VN sau chiến tranh thế giới thứ nhất

? Qua những hình ảnh trên em có suy nghĩ gì về xã hội VN sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

- Gv giới thiệu bài ...

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Chương trình khai thác

lần thứ hai của thực dân Pháp

- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, giải thích, trực quan ...

- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá

? Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất tình hình nước Pháp như thế nào ?

? Tư bản Pháp đã làm gì?

? Pháp khai thác lần 2 ở Đông Dương và ở Việt Nam nhằm mục đích gì ?

? Để tiến hành khai thác ở Việt Nam Pháp đã đầu tư vào ngành kinh tế nào ?

? Pháp tập trung trồng các loại cây nào ? Tại sao?

? Trong công nghiệp Pháp chú trọng phát triển ngành nào ?

? Về thương nghiệp Pháp đã làm gì ?

? Giao thông vận tải, Pháp có chính sách gì? Tại sao?

- Giới thiệu lược đồ trong sgk

? Pháp đã can thiệp vào lĩnh vực tài chính ra sao ?

- Cho hs trao đổi theo cặp

? So sánh chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp ở VN?

? Tác động ? - Gv giảng

I- Chương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp

1. Hoàn cảnh

- Pháp bị chiến tranh tàn phá nặng nề -> Đẩy mạnh khai thức thuộc địa, đặc biệt ở Đông Dương.

- Mđ : Bù đắp những thiệt hại

Lấy lại địa vị trong hệ thống tư bản.

2. Nội dung

- Tăng vốn đầu tư vào nông nghiệp và khai mỏ.

- Nông nghiệp: Chủ yếu trồng cao su.

( Phục vụ công nghiệp chính quốc) - Công nghiệp:

+ Phát triển ngành khai thác mỏ- than + Xây dựng các cơ sở công nghiệp nhẹ.

- Thương nghiệp:

+ Đánh thuế nặng các hàng hóa nhập vào nước ta.

( Độc chiếm thị trường VN) - Giao thông vận tải:

+ Đầu tư xây dựng thêm nhiều tuyến đường mới.

( Phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa) - Tài chính:

+ Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở ĐD.

+ Tăng thuế.

-> chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp cơ bản giống lần 1 nhưng quy mô rộng hơn, mức độ nặng nề hơn

-> Kinh tế VN phát triển què quặt và lệ thuộc chặt chẽ vào nền kinh tế Pháp ;

đời sống nhân dân khó khăn.

Hoạt động 2: Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục

- PP: Vấn đáp, - KT: Đặt câu hỏi

- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá

? Về chính trị - Pháp đã thi hành chính sách gì ?

? Mục đích của những việc làm này ?

? Về văn hóa, giáo dục - Pháp đã làm gì ?

? Mục đích ?

? Em có nhận xét gì về các chính sách văn hóa, giáo dục ở Việt Nam trong thời gian này ?

- Gv giảng

II- Các chính sách chính trị, văn hóa, giáo dục

- Chính trị:

+ Chia để trị, chia rẽ dân tộc, tôn giáo- Pháp chia nước ta thành 3 kì với 3 chế độ chính trị khác nhau.

+Lợi dụng triệt để bộ máy thống trị ở nông thôn.

-> Dễ cai trị, dễ bóc lột.

- Văn hóa, giáo dục:

+ Thi hành chính sách nô dịch.

+ Hạn chế mở trường.

+ Tuyên truyền chính sách “Khai hóa”.

-> Làm cho ND VN chìm trong ngu muội, ảo tưởng vào hoà bình, hợp tác với Pháp.

* Chính sách thâm độc, tàn bạo, nham hiểm, phục vụ đắc lực công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp.

Hoạt động 3: Xã hội VN phân hóa - PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm , lược đồ tư duy...

- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét, đánh giá

- Gv chia nhóm, phát phiếu học tập, hướng dẫn thảo luận, vẽ lược đồ tư duy

? Xã hội VN có những giai cấp và tầng lớp nào?

? Nêu đặc điểm cơ bản của từng giai cấp và tầng lớp?

? Thái độ chính trị của từng giai cấp và tầng lớp?

- Gọi đại diên trình bày, nhận xét

III- Xã hội Việt Nam phân hóa

1- Giai cấp địa chủ phong kiến:

- Cấu kết chặt với Pháp. Bóc lột kinh tế, đàn áp về chính trị.

- Bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia phong trào yêu nước khi có điều kiện.

2- Giai cấp nông dân:

- Chiếm 90% dân số cả nước

- Bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột - Bị bần cùng hoá và phá sản hàng loạt - Đời sống cơ cực.

- Gv nhận xét chung, chốt kiến thức trên máy chiếu

? Nhận xét chung về xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?

? Xh tồn tại những mâu thuẫn cơ bản nào? Mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

? Nhiệm vụ của cách mạng VN lúc này là gì? Nhiệm vụ nào quan trọng nhất? Vì sao?

- Gv giảng

? Khái quát tình hình xã hội VN sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

- Gv sơ kết.

-> Là lực lượng đông đảo của cách mạng.

3- Giai cấp công nhân:

- Phát triển nhanh cả số lượng và chất lượng.

- Bị 3 tầng áp bức bóc lột- cuộc sống khổ cực.

- Có quan hệ tự nhiên gắn bó với nông dân

- Thừa kế truyền thống yêu nước.

-> Lực lượng hùng hậu, lãnh đạo cách mạng.

4- Giai cấp tư sản:

- Ra đời sau chiến tranh, số lượng ngày càng đông

- Phân hoá thành 2 bộ phận:

+TS mại bản: Câu kết chặt chẽ với Pháp, là kẻ thù của cách mạng.

+ TS dân tộc: Có tinh thần cách mạng, không kiên định, dễ thoả hiệp.

5- Tầng lớp Tiểu tư sản:

- Tăng nhanh về số lượng.

- Bị Pháp chèn ép, dễ bị phá sản, thất nghiệp, cuộc sống bấp bênh.

- Bộ phận trí thức có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng văn hoá mới- hăng hái tham gia cách mạng.

* XHVN phân hoá sâu sắc. Mỗi giai cấp, tầng lớp có địa vị , thái độ chính trị khác nhau - Hai mâu thuẫn cơ bản:

+ Dân tộc VN >< TD Pháp- cơ bản nhất + Nông dân >< Địa chủ phong kiến - Nhiệm vụ của cách mạng:

+ Đánh đuổi ĐQ, giải phóng dân tộc.- Quan trọng nhất.

+ Đánh đổ địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho dân cày.

* TDP thực hiện nhiều chính sách khai thác, bóc lột-> xã hội VN phân hóa sâu sắc 3. Hoạt động luyện tập

? Nêu các chính sách khai thác thuộc địa của pháp sau 1917 ở VN?

? Trình bày sự phân hoá trong xã hội VN?

4. Hoạt động vận dụng

- Vẽ lược đồ tư duy khái quát những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở VN đầu thế kỉ XX

- Viết một đoạn văn ngắn kể về cuộc sống của nhân dân ta đầu thế kỉ XX.

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Tìm đọc sách Lịch sử đại cương Việt Nam tập 2 ; Giai cấp công nhân Việt Nam

* Học kĩ nội dung bài

* Chuẩn bị bài 15:

Phong trào cách mạng việt nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1925) + Đọc bài và trả lời các câu hỏi trong sgk.

+ Tìm hiểu về Phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919-1925): nguyên nhân, mục tiêu, câc phong trào tiêu biểu, tính chất,tích cực, hạn chế.

Tuần 18

Ngày soạn: 11 -12- Ngày dạy: 18 -12- Tiết 17- Bài 15: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giáo án sử 9 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w