I- Mục tiêu bài học: Qua bài học, HS:
1. Kiến thức
- Biết được thời cơ của cách mạng đã đến, Đảng đã nắm được thời cơ và quyết tâm khởi nghĩa.
- Trình bày được những nét chính cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội và trong cả nước.
- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng sử dụng tranh ảnh và lược đồ lịch sử, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng lòng kính yêu Đảng và lãnh tụ.
4. Năng lực, phẩm chất
- Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
- Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá, rót ra bài học lịch sử từ sự kiện, hiện tượng lịch sử
II- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Tham khảo tài liệu, máy chiếu, phiếu học tập
+ Ảnh: Cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn Hà Nội (19/ 8/ 1945).
+ Ảnh: Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập (2/ 9/ 1945).
+ Lược đồ Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Học sinh: Đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, tường thuật, kể chuyện - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ
? Em hãy trình bày cao trào kháng Nhật cứu nước ?
*Tổ chức khởi động
- Gv cho hs nghe bài hát “ Mười chín tháng Tám”
? Cảm nhận của em về không khí của Hà Nội trong ngày 19 thags Tám năm 1945?
- Gv giới thiệu bài...
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt HĐ 1: Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố
- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá
- y/c hs thảo luận theo tổ
? Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào ?
? Đảng đã làm gì ?
? Sau khi lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố Đảng ta đã làm gì để tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền ?
? Em hãy nêu nội dung của Đại hội ?
? Thực hiện lệnh của Uỷ ban khởi nghĩa, quân giải phóng đã làm gì ?
? Em có suy nghĩ gì về chủ trương của Đảng?
- Gọi đại diện trình bày, nhận xét
? Vì sao Đảng ta lại ban bố lệnh tổng khởi nghĩa (14/ 8/ 1945) ?
Giáo viên: Nhật đầu hàng Nhật ở Đông
I- Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố
* Hoàn cảnh:
- Chiến tranh thế giới 2 sắp kết thúc . 14- 8 PX Nhật đầu hàng quân đồng minh.
- Ngày 14 - 15/ 8/ 1945 Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước.
+ Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc thành lập.
+ Ra quân lệnh số 1.
- Ngày 16/ 8/ 1945 Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào.
+Tán thành lệnh tổng khởi nghĩa.
+ Lập Uỷ ban dân tộc giải phóng...
- Chiều 16/ 8/ 1945 quân giải phóng tấn công Nhật ở thị xã Thái Nguyên.
-> Sáng suốt, kịp thời
Dương hoang mang.
- Lực lượng quần chúng đã chuẩn bị đầy đủ cao trào kháng Nhật nổ ra rất quyết liệt
II- Giành chính quyền ở Hà Nội - Phương pháp: Vấn đáp, trực quan - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá
? Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra ntn?
- Cho học sinh quan sát H 39+ chiếu một số đoạn phim tư liệu
? Em có nhận xét gì về cuộc mít tinh trong ảnh ?
? Cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội có ý nghĩa gì ?
II- Giành chính quyền ở Hà Nội
- Ngày 19/ 8/ 1945 quần chúng kéo về quảng trường nhà hát lớn dự mít tinh, chuyển thành biểu tình chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn.
- Khởi nghĩa thắng lợi.
(Không khí sôi nổi, lá cờ đỏ sao vàng lớn làm nền cho cuộc mít tinh và 1 là cờ khác đang được kéo lên, ảnh - Rừng cờ, biển người tham gia cuộc mít tinh).
-> Cổ vũ cả nước đấu tranh giành chính quyền; kẻ thù hoang mang, dao động.
HĐ 3: Giành chính quyền trong cả nước - Phương pháp: Vấn đáp, tường thuật, kể chuyện
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi
- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, tỏi hiện sự kiện lịch sử, nhận xột đỏnh giỏ
? Trình bày cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước ?
- Gv tường thuật trên lược đồ Cách mạng tháng Tám năm 1945
- Giáo viên: kể chuyện vua Bảo Đại thoái vị 30/8.
- giới thiệu ảnh Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc
III- Giành chính quyền trong cả nước
- Ngày 14 đến ngày 18/ 8 nhiều xã, huyện đã giành chính quyền.
- Ngày 23/ 8 nhân dân Huế khởi nghĩa thắng lợi.
- Ngày 25/ 8 nhân dân Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi.
- Ngày 28/ 8 các tỉnh còn lại giành được chính quyền.
- Ngày 2/ 9/ 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.
lập và đọc 1 đoạn trong tuyên ngôn
? Em có nhận xét gì về cuộc tổng khởi nghĩa (Lực lượng, diễn biến)
- Gv giảng
Khởi nghĩa thành công nhanh chóng (15 ngày). Lực lượng đông đảo- Toàn dân xuống đường (Lực lượng chính trị quần chúng, lực lượng vũ trang).
HĐ 4: ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng 8
- Phương pháp: Vấn đáp, động não - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tỏi hiện sự kiện lịch sử, nhận xột đỏnh giỏ
? Đối với dân tộc Việt Nam cách mạng tháng Tám thành công có ý nghĩa ntn?
? Đối với quốc tế?
- Cho hs trao đổi trong bàn, trả lời
? Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cách mạng tháng Tám ?
- Gọi nhiều HS trả lời - Gv giảng, đánh giá
IV- ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng 8
1- ý nghĩa lịch sử a- Đối với Việt Nam:
- Đập tan ách thống trị của Pháp, Nhật hơn 80 năm, lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm.
- Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - Kỷ nguyên độc lập tự do.
b- Đối với quốc tế:
- Là thắng lợi đầu tiên của 1 dân tộc nhược tiểu tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
- Là nguồn cổ vũ đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
2- Nguyên nhân thắng lợi
- Dân tộc có tuyền thống yêu nước, anh dũng bất khuất chống giặc ngoại xâm.
- Đoàn kết đấu tranh
- Có sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, Bác Hồ .
- Nhờ có hoàn cảnh quốc tế thuận lợi....
3. Hoạt động luyện tập
? Trình bày ngắn gọn diễn biến của Cách mạng tháng Tám?
? Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Đông Dương và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách mạng tháng Tám thể hiện ở những điểm nào ?
4. Hoạt động vận dụng
- Cho hs nghe một số đoạn thơ, xem một số đoạn phim về không khí nước ta trong ngày 2.9.1945.
- Cảm nhận về tâm trạng của người dân Việt Nam trong ngày Quốc khánh.
- Lập niên biểu diễn biến cách mạng tháng Tám
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Sưu tầm tư liệu về cách mạng tháng Tám và những tác phẩm văn học viết về không khí của nước ta trong cuộc Tổng khởi nghĩa.
- Học + Đọc theo Sách giáo khoa.
- Chuẩn bị bài 24
+ Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám + Bước đầu xây dựng chế độ mới.
***************************************************
Tuần 27
Ngày soạn: 18/2/ Ngày dạy: 25/2/
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG.
Tiết 32- Bài 4: QUÂN VÀ DÂN HƯNG YÊN KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC ( 1945- 1954). ( tiếp)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức
- HS hiểu về quá trình đấu tranh anh dũng, kiên cường của nhân dân HY từ những ngày đầu giành chính quyền sau CM tháng Tám ( 22/8/1945) đến 8/10/1945, góp phần cùng cả nước giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định tình hình.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng t/c yêu mến, tự hào về truyền thống của quê hương HY trong cuộc đấu tranh chống TD Pháp xâm lược. Từ đó có ý thức xây dựng quê hương giàu đẹp.
4. Năng lực, phẩm chất
- Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
II- Chuẩn bị:
- GV: Tham khảo tài liệu, Lịch sử địa phương Hưng Yên - HS: Đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi
III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, tường thuật, kể chuyện - KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
IV. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra 15 phút a. Đề bài
Câu 1: Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố trong hoàn cảnh nào?
Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Tám năm 1945?
b. Đáp án- biểu điểm Câu 1( 5đ)
- Chiến tranh thế giới 2 sắp kết thúc . 15- 8 PX Nhật đầu hàng quân đồng minh.
- Ngày 14 - 15/ 8/ 1945 Đảng cộng sản Đông Dương họp ở Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa trong cả nước, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc thành lập, ra quân lệnh số 1.
- Ngày 16/ 8/ 1945 Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào, tán thành lệnh tổng khởi nghĩa, lập Uỷ ban dân tộc giải phóng...
- Chiều 16/ 8/ 1945 quân giải phóng tấn công Nhật ở thị xã Thái Nguyên.
Câu 2 ( 5 đ):
a- Đối với Việt Nam:
- Đập tan ách thống trị của Pháp, Nhật hơn 80 năm, lật đổ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm.
- Mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc - Kỷ nguyên độc lập tự do.
b- Đối với quốc tế:
- Là thắng lợi đầu tiên của 1 dân tộc nhược tiểu tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực dân.
- Là nguồn cổ vũ đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
* Tổ chức khởi động
- GV chiếu một số hình ảnh về HY sau cách mạng tháng Tám...
? Trình bày những hiểu biết của em về Hưng Yên sau cách mạng tháng Tám?
- Gv giới thiệu bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt HĐ 1. Kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược ( 1946 - 1954).
- PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, tường thuật, kể chuyện
- KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá
- Gv giới thiệu chiến dịch Điabôlô
? Âm mưu, thủ đoạn của địch trong chiến dịch Điabôlô ntn ?
? Quân dân HY đã chiến đấu chống chiến dịch Điabô lô ntn?
- Gv giới thiệu tranh ảnh có liên quan
? Kết quả?
II. Kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1946 - 1954).
2. Chống phá kế hoạch bình định của địch, giữ vững lực lượng kháng chiến ( 12/ 1949 - 3/ 1951).
a. Chiến dịch Điabôlô của địch.
* Âm mưu, thủ đoạn của địch:
- Âm mưu: “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.”
- Thủ đoạn : càn quét, bao vây, đánh chiếm những điểm then chốt, tập trung đánh phá, cướp bóc, gây chia rẽ lương , giáo...
* Quân dân HY đấu tranh chống chiến dịch Điabôlô:
- Chặn đánh địch tại Đồng Thiện, tiêu diệt hơn 50 địch...
- Đánh mìn chống càn : Khoái Châu, Ân Thi, Phù Cừ...
- Đêm 31/12/1949, vùng tạm chiếm 3 tỉnh HY, HD, HP tổ chức phá đường sắt...
* Kết quả: SGK.
? Những khó khăn mà nhân dân HY gặp phải sau chiến dịch Điabôlô?
- Ta đã làm gì để giải quyết khó khăn đó?
? Nêu các hoạt động tiêu biểu của quân và dân HYđể phối hợp với các chiến trường chính trong cả nước?
- Cho hs trao đổi theo bàn
? ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp đối với quân dân HY?
- Gọi đại diện trả lời, nhận xét - GV chốt.
b. Vượt qua khó khăn, giữ vững lực lượng kháng chiến.
- HY nằm trong vùng kiểm soát của địch.
- Lực lượng kháng chiến bị phân tán.
- Từ ngày 1 đến 20/4/1950: Hội nghị cán bộ tại Quyển Sơn ( Hà Nam), đề ra nhiệm vụ trước mắt: đẩy mạnh chiến tranh nhân dân, củng cố lực lượng du kích, xây dựng làng chiến đấu, chống càn....
3. Mở rộng khu du kích, phát triển lực lượng về mọi mặt, góp phần cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi hoàn toàn ( 4/ 1951 - 10/ 1954).
- Mở rộng khu du kích, phá vỡ hệ thống tháp canh, hương đồn của địch.
+ Chiến thắng Thọ Lão, Viên Quang.
- Đấu tranh chống các chiến dịch càn quét của địch: “ Trái chanh”, “ Lạc đà”, ....
- 1953 -1954, HY tích cực phối hợp với các chiến trường, đặc biệt là Điện Biên Phủ.
- Từ 5/8/1954 đến 8/ 10/ 1954: hoàn thành tiếp quản chính quyền.
-> HY giải phóng.
4. ý nghĩa lịch sử.
- Bảo vệ được chính quyền cách mạng.
- Để lại bài học kinh nghiệm quý giá.
3. Hoạt động luyện tập
- Nêu những hoạt động nổi bật của quân và dân HY trong cuộc k/c chống Pháp?
- ý nghĩa của những hoạt động đó?
4. Hoạt động vận dụng
- Cho hs xem phim tư liệu về Hưng Yên 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Tiếp tục sưu tầm tư liệu về phong trào cách mạng ở Hưng Yên từ khi có Đảng - Học bài. Trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài : VN trong những năm đầu sau đại thắng mùa xuân năm 1975.
+ Đọc sgk và trả lời các câu hỏi.
********************************************