CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DAN (1945-1946)

Một phần của tài liệu Giáo án sử 9 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 120 - 127)

I- Mục tiêu bài học : Qua bài học, HS cần : 1. Kiến thức

- Biết được những khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám như trong tình thế Ngàn cân treo sợi tóc.

- Trình bày được những biện pháp của Đảng và chính phủ để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng.

- Trình bày được những biên pháp giải quyết khó khăn trước mắt và phần nào chuẩn bị lâu dài : diệt giặc dốt, giặc đói và giải quyết những khó khăn về tài chính.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng 4. Năng lực, phẩm chất

- Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

II- Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tham khảo tài liệu, máy chiếu, phiếu học tập ảnh: Bầu cử QH đầu tiên của nước VNDCCH - Học sinh: Đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, kể chuyện - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ

? Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám?

* Tổ chức khởi động

- Gv chiếu một só hình ảnh về đất nước, đời sống của nhân dân ta sau cách mạng tháng Tám.

? Suy nghĩ của em về đời sống của nhân dân ta sau cách mạng tháng Tám?

- Gv giới thiệu bài...

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt HĐ 1: Tình hình nước ta sau cách mạng

tháng Tám

- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm,

I- Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá

- Cho hs thảo luận theo tổ, trả lời các câu hỏi trong Phiếu ht

? Sau cách mạng tháng 8 nước ta gặp phải những khó khăn gì?

+ Về quân sự ? + Về chính trị?

+ Về kinh tế ?

+ Về văn hóa, xã hội?

- Gọi đại diện trình bày, nhận xét

- GV bổ sung: Miền Bắc: 20 vạn quân Tưởng và bọn “Việt quốc”, “Việt Cách” âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng.

- Miền Nam: 1 vạn quân Anh mở đường cho Pháp xâm lược trở lại.

- Hơn 2 triệu người dân bị chết đói.

? Nhận xét chung về những khó khăn trên?

- Gv giảng, bổ sung: Bên cạnh những khó khăn ấy ta còn có những thuận lợi : Nhân dân phấn khởi vì được độc lập tự do, tích cực xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.

* Quân sự:

- Giặc ngoại xâm ở 2 miền với danh nghĩa giáp giải quân đội Nhật đã kéo vào nước ta.

- 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.

- Bọn phản động: Đại Việt, các giáo phái chống phá cách mạng.

* Chính trị:

- Nền độc lập bị đe doạ.

- Nhà nước cách mạng chưa được củng cố.

* Kinh tế:

- Nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

- Hậu quả của nạn đói.

- Thiên tại, hạn hán, lụt lội...

- Công nghiệp đình đốn, giá cả tăng vọt, tài chính kiệt quệ.

- Ngân sách trống rỗng.

* Văn hoá xã hội: (Nạn dốt) - 90% dân số không biết chữ.

- Các tệ nạn xã hội.

-> Khó khăn chồng chất, đẩy nước ta vào tình thế nguy hiểm- ngàn cân treo sợi tóc.

HĐ2- Bước đầu xây dựng chế độ mới - PP: Vấn đáp, trực quan, kể chuyện - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi

- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá

? Để xây dựng một chính quyền Nhà nước

II- Bước đầu xây dựng chế độ mới

- Ngày 6/1/1946 tổng tuyển cử tự do

vững mạnh, công việc đầu tiên nhân dân ta phải làm gì ?

- Gv giới thiệu ảnh Bầu cử QH đầu tiên của nước VNDCCH+ kể cuyện về ngày bầu cử

? Cuộc tổng tuyển cử thu được kết quả gì ?

trong cả nước (bầu Quốc hội).

+ Bầu 333 Đại biểu vào Quốc hội.

-> Chế độ mới được xây dựng.

Tạo được lòng tin trong nhân dân HĐ 3: Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết

khó khăn về tài chính

- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, kể chuyện, trực quan

- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá

? Nhiệm vụ cấp bách của chúng ta sau cách mạng là gì ?

- Cho hs thảo luận nhóm ( tổ), hoàn thiện phiếu học tập

? Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân ta làm gì để diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính?

? Kết quả?

- Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gv chốt kiến thức

- Giới thiệu H 42, H43- sgk+ chiếu một số đoạn phim tư liệu

- kể chuyện Bác Hồ lập “ Hũ gạo cứu đói”

? ý nghĩa của những việc làm trên ntn?

III- Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính

- Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính:

* Diệt giặc đói

- Thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch thành lập " Hũ gạo cứu đói", thực hiện "

ngày đồng tâm".

- Tích cực tăng gia sản xuất, tiết kiệm.

-> Kết quả: Nạn đói đã được đầy lùi.

* Diệt giặc dốt

- Ngày 8/9/1945 thành lập cơ quan bình dân học vụ.

- Toàn dân tham gia xoá nạn mũ chữ.

-> Kết quả: Các cấp học đều phát triển mạnh.

* Giải quyết khó khăn về tài chính

- Chính phủ kêu gọi đóng góp của nhân dân.

+ Xây dựng “Quỹ độc lập”.

+ Phát động: “Tuần lễ vàng”.

- Ngày 31/1/1946 ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.

- Ngày 23/11/1946 lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

=> Từng bước khắc phục được khó khăn, ổn định đời sống nhân dân

? Nhận xét chung về tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám?

- gv giảng giải, sơ kết toàn bài

Tạo điều kiện để bảo vệ và xây dựng đất nước trong giai đoạn sau.

* Sau cách mạng tháng Tám, nước ta trong tình thế “ ngàn cân treo sợi tóc”.

Đảng và CTHCM đã đưa ra những biện pháp đúng đắn, kịp thời, từng bước khắc phục khó khăn, ổn định đời sống nhân dân.

3. Hoạt động luyện tập

? Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám ntn?

? Trình bày những biện pháp giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính? chúng ta đã đạt được những kết quả gì ?

4. Hoạt động vận dụng

- Cảm nhận về tâm trạng của người dân VN lần đầu tiên được thực hiện quyền làm chủ của mình trong ngày bầu cử Quốc hội khóa I.

5. hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Sưu tầm tư liệu về việc khắc phục khó khăn sau ngày Độc lập của nhân dân ta.

- Học kĩ nội dung bài

- Chuân bị tiếp phần còn lại.

+ Đọc sgk và trả lời câu hỏi

Tuần 28

Ngày soạn: 26/ 02/ Ngày dạy: 05/ 03/

Tiết 33: CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946) - (Tiếp) I- Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hs biết được những diễn biến chính về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược Nam Bộ.

- Trình bày được các biện pháp đối phó với quân Tưởng và bọn tay sai

- Trình bày được chủ trương của ta trong việc đối phó với Tưởng và Pháp, mục đích, nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Sơ bộ ( 6/3/1946) và Tạm ước 14-9-1946.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng lòng yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng 4. Năng lực, phẩm chất

- Tự tin, tự chủ, tự lập, yêu quê hương đất nước

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

II- Chuẩn bị:

- Giáo viên: Tham khảo tài liệu, máy chiếu, phiếu học tập - Học sinh: Đọc kĩ SGK và trả lời các câu hỏi

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

IV. Tổ chức các hoạt động dạy học 1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ

? Vì sao nói sau CMT8, nước ta ở vào tình thế " ngàn cân treo sợi tóc"?

* Tổ chức khởi động

- Gv nêu vấn đề: Nếu được sống trong hoàn cảnh ấy em sẽ có những ý kiến đóng góp gì cho Quốc hội, Chính phủ để giải quyết những khó khăn trên?

- Gv giới thiệu bài...

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt HĐ 1: Nhân dân Nam Bộ kháng chiến

chống thực dân pháp trở lại xâm lược

IV- Nhân dân Nam Bộ kháng chiến chống thực dân pháp trở lại xâm lược

- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi

- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá

? Được sự giúp đỡ của quân Anh, Pháp đã làm gì ?

? Nhân dân Nam Bộ đã làm gì để chống lại bọn Pháp ?

? Đứng trước tình hình đó Pháp đã làm gì

? Đảng và Chính phủ đã làm gì ?

Giáo viên: Giới thiệu Hình 44 (Đoàn quân Nam tiến hăng hái, nhiệt tình vào Nam chiến đấu).

- Đêm 22 rạng ngày 23/9/1945 Pháp xâm lược trở lại.

- Quân dân Sài Gòn đứng lên đánh địch bằng mọi vũ khí và mọi hình thức.

- Đầu tháng 10/1945 Pháp tăng viện đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

- Đảng phát động phong trào ủng hộ Nam Bộ kháng chiến.

HĐ 2: Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản động cách mạng

- Phương pháp: Vấn đáp, trực quan - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi

- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá

? Bọn Tưởng và phản động đã có những yêu sách gì ?

? Em có nhận xét gì về yêu cầu của chúng

? Chính phủ ta đã làm gì trước những y/c trên cảu Tưởng và tay sai?

? Nhận xét về sách lược trên?

? Tại sao ta không dùng vũ lực để đánh đuổi chúng?

? ý nghĩa của những biện pháp trên?

- Gv giảng

V- Đấu tranh chống quân Tưởng và bọn phản động cách mạng

- Tưởng Giới Thạch:

+ đòi ta phải cải tổ Chính phủ.

+ Gạt những Đảng viên cộng sản ra khỏi Chính phủ.

-> Y/c vô lí nhằm chống phá cách mạng nước ta

- Ta:

+ Thực hiện một số yêu sách của Tưởng.

+ Ban hành một số Sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng, thẳng tay trừng trị bọn ngoan cố.

-> Mềm dẻo nhưng kiên quyết

( Lực lượng chưa đủ, MN còn chống P tránh một lúc đụng độ với nhiều kẻ thù )

=> Ta có thời gian để chuẩn bị lực lượng và tập trung đánh P ở MN.

HĐ 3: Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946)

- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm

VI- Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và tạm ước Việt - Pháp (14/9/1946)

- NL: tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tái hiện sự kiện lịch sử, nhận xét đánh giá

? Sau khi đóng chiếm .. . thực dân Pháp có âm mưu gì ?

? Để tránh đụng độ với lực lượng kháng chiến, Pháp đã làm gì ?

? Trước tình hình đó ta đã làm gì ?

? Tại sao lúc này ta lại tạm hoà hoãn với Pháp ?

? Nội dung của hiệp định sơ bộ ?

? Sau hiệp định sơ bộ thái độ của Pháp ? (Liên tiếp bội ước).

? Quan hệ Việt Pháp căng thẳng Hồ Chủ tịch đã làm gì ? Mục đích?

- Cho hs trao đổi trong bàn

? ý nghĩa của hiệp định Sơ bộ và Tạm ước 14/9?

- Gọi đại diện trình bày, nhận xét - Gv giảng

1. Hoàn cảnh

- Pháp chuẩn bị tiến quân ra Bắc.

- Ngày 28/2/1946 Pháp ký với Tưởng hiệp ước Hoa - Pháp nhượng cho Tưởng một số quyền lợi.

- Ký hiệp định sơ bộ 6/3/1946 với Pháp.

( Hoà hoãn với Pháp + Đuổi Tưởng ra khỏi miền Bắc; ta có thời gian để chuẩn bị lực lượng….)

2. Nội dung hiệp định . Sgk

- Ngày 14/9/1946 ký tạm ước với Pháp để tranh thủ thời gian hoà hoãn, kháng chiến lâu dài.

3. ý nghĩa

- Đập tan âm mưu P- Tưởng cấu kết với nhau để chống phá cách mạng VN

- Buộc P phải thừa nhận những quyền dân tộc cơ bản của ta.

- Giúp ta loại được một kẻ thù là quân Tưởng

- Ta có thêm thời gian hòa hoãn để củng cố và xây dựng lực lượng, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.

3. Hoạt động luyện tập

? Trước và sau Hiệp định Sơ bộ, chủ trương và biện pháp của Đảng, Chính phủ ta đối phó với Pháp và Tưởng có gì khác nhau?

? Chính phủ ta ký với Pháp hiệp định sơ bộ 6/3/1946 và tạm ước 14/9/1946 nhằm mục đích gì ?

4. Hoạt động vận dụng

- Nếu CTHCM không kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước 14-9 thì tình hình VN sẽ ntn?

- Đánh giá về vai trò của CTHCM đối với cách mạng VN trong những năm 1945- 1946?

5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Đọc sách “ Lịch sử VN tập 3”

- Học kĩ nội dung bài

- Học sinh học + Đọc Sách giáo khoa bài 25.

+ Trả lời các câu hỏi

Ngày soạn: 27/ 02/ Ngày dạy: 6 / 03/

Một phần của tài liệu Giáo án sử 9 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 120 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(215 trang)
w