PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Ở HƯNG YÊN CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU NĂM 1930

Một phần của tài liệu Giáo án sử 7 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 116 - 119)

CHƯƠNG III NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN

Bài 2: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP Ở HƯNG YÊN CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU NĂM 1930

1. Kiến thức:

- HS nắm được bối cảnh chung của Hưng yên cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

- Hiểu được những mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp nảy sinh và phát triển ngày càng gay gắt, quyết liệt trong xã hội thuộc địa. Những mâu thuẫn cùng ý thức độc lập dân tộc là nguyên nhân xuất hiện các phong trào yêu nước ở Hưng Yên.

2.Tư tưởng:

- Thấy được và khâm phục ý chí đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm, chống áp bức cường quyền, chống tư tưởng bảo thủ để xây dựng mộtxã hội văn minh tiến bộ.

- Thêm yêu quê hương đất nước, có lòng khâm phục và kính trọng lãnh tụ phong trào : Đinh Gia Quế, Nguyễn Thiện Thuật…

3. Kĩ năng:

- Bồi dưỡng cho HS kĩ năng so sánh, đối chiếu các sự kiện lịch sử và kĩ năng hệ thống, thống kê, sử dụng bản đồ trong khi học bài, biết đánh giá một nhân vật.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: tự học, nl giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, nl so sánh, liên hệ, rút ra bài học …

- Phẩm chất: tình yêu quê hương đất nước, tính tự lập, tự tin.

II. Chuẩn bị.

1.Thầy:

- Phương tiện: Bản đồ Hưng Yên, lược đồ Khởi nghĩa Bãi Sậy, tài liệu tham khảo….

2. Trò:

- Ôn lại bài đã học, chuẩn bị bài mới.

III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp: gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận, kể chuyện…

- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật thuyết trình hiệu quả, kĩ thuật trả lời một phút…

IV. Tổ chức các hoạt động học tập:

1. Hoạt động khởi động:

- Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.

- Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại chương trình lịch sử địa phương Hưng Yên đã học ở lớp 6?

- Tổ chức hoạt động khởi động: Gv: đưa tranh ảnh về di tích lịch sử ở Hưng Yên + Kể những di tích lịch sử ở địa phương Hưng Yên trong thời kì kháng chiến?

+ Trình bày những hiểu biết của em về những di tích đó?

+ Hs kể, trình bày

+ Giờ học này, em muốn biết thêm điều gì về lịch sử của nhân dân Hưng Yên trong kháng chiến chống Pháp?

+ Gv khái quát, nêu vấn đề, dẫn vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động của thầy - trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1:

- PP: Trực quan, gợi mở vấn đáp, thảo luận, kể chuyện ….

- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi. … - Năng lực: tự học, năng lực ngôn ngữ, nl so sánh, …

GV: giới thiệu vị trí của Hưng Yên trên bản đồ.

- Yêu cầu hs đọc từ đầu … ngày càng xơ xác tiêu điều.

? Nét nổi bật của tình hình nước ta cuối thế kỉ XIX là gì?

- HS TL(Nhà Nguyễn suy yếu, kinh tế trì trệ..Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858….)

- Gv chia lớp thành 6 nhóm, cho học sinh thảo luận

- Thời gian: 5 phút

- Nội dung: đọc thông tin sgk, trả lời câu hỏi sau bằng cách điền vào bảng:

Lĩnh vực Nét nổi bật

Nhận xét Chính trị

Kinh tế Văn hóa, xã hội

- HS thảo luận, đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV bổ sung, chốt.

- GV kể thêm những mẩu chuyện về thời kì Pháp thuộc.

I. Tình hình ở Hưng Yên cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Lĩnh

vực Nét nổi bật Nhận xét

Chính

trị - 1873, 1883: thực dân Pháp đánh chiếm Hưng Yên, thiết lập bộ máy cai trị.

- Chính quyền phong kiến cấu kết với thực dân vơ vét bóc lột nhân dân.

- Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân và thực dân, phong kiến

=> Rối loạn, chia rẽ làng xã

Kinh tế - Thực dân Pháp chiếm đất, lập đồn điền, định

-> Kinh tế trì trệ,

Hoạt động 2:

- PP: Trực quan, gợi mở vấn đáp….

- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi. … - Năng lực: tự học, năng lực ngôn ngữ, nl so sánh …

Gv dẫn dắt, dùng bản đồ Hưng Yên, lược đồ “ Khởi nghĩa Bãi Sậy” giới thiệu về cuộc khởi nghĩa.

- Các chú thích và kí hiệu

- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, mục1

? Xác định vị trí của Bãi Sậy?

- HS xác định Gv: chỉ lược đồ

? Thời gian diễn ra cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy? Chia làm mấy giai đoạn?

? Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa là ai?

GV: giới thiệu tranh

? Nghĩa quân đã sử dụng chiến thuật gì?

GV: phân tích

? Bước đầu cuộc khởi nghĩa đã thu được kết quả gì?

? Phản ứng của thực dân Pháp như thế nào?

? Mặc dù bị thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy có ý nghĩa gì?

- HS thảo luận theo bàn - Gv : nhận xét, chốt

nhiều loại thuế. lạc hậu.

Văn hóa, xã hội

- Y tế, trường học không được mở mang, xây dựng - Khuyến khích mê tín dị đoan, rượu chè -> Chính sách “ngu dân’’

-> Trì trệ, kém phát triển

II. Những phong trào đấu tranh của nhân dân trước khi có Đảng ra đời:

1. Khởi nghĩa Bãi Sậy:

- Địa bàn: vùng lau sậy um tùm, đầm lầy ở Khoái Châu, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mĩ.

- Thời gian: 1883 -1892 + 2 giai đoạn: 1883 – 1885 1885 – 1892 - Lãnh đạo: + Đinh Gia Quế

+ Nguyễn Thiện Thuật

- Chiến thuật: đánh du kích, đánh úp đồn trại.

- Kết quả: đánh bại và đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của thực dân Pháp.

- Thực dân Pháp đàn áp – phong trào tan rã.

=> Ý nghĩa: Thể hiện ý chí kiên cường, bất khuất chống xâm lược của nhân dân Hưng Yên, để lại nhiều bài học quý giá.

3. Hoạt động luyện tập.

- Nêu những thuận lợi của cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy?

- Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy trên lược đồ?

4. Hoạt động vận dụng.

- Viết đoạn văn giới thiệu những điều em biết về Đinh Gia Quế hoặc Nguyễn Thiện Thuật?

5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng.

- Học bài cũ. Làm bài tập sbt

- Tìm đọc tư liệu: Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Gia Quế.

- Hiện nay có tên đường, trường, ở đâu mang tên các ông?

- Học bài. Giờ sau ôn tập chương II và chương III.

****************************************************************

Một phần của tài liệu Giáo án sử 7 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(269 trang)
w