PHẦN TỰ LUẬN(5,0điểm)

Một phần của tài liệu Giáo án sử 7 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 140 - 146)

CHƯƠNG IV ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV ĐẦU THẾ KỈ XVI)

B. PHẦN TỰ LUẬN(5,0điểm)

Câu 1(2,0 điểm):HS cần nêu được những ý sau:

Thời Lý - Trần nhân dân ta đã kháng chiến chống quân xâm lược : - Kháng chiến chống quân xâm lược Tống - Thời Lý (0,5 điểm)

- Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần 1 - Thời Trần(0,5 điểm)

- Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần 2 - Thời Trần(0,5 điểm) - Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần 3 - Thời Trần (0,5 điểm) Câu 2(2điểm):

HS cần nêu được một số nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống xâm lược Mông - Nguyên thời Trần như sau:

+ Cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên thắng lợi là nhờ tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc Đại Việt. Tinh thần đoàn kết chiến đấu của toàn thể quân và dân ta.... (0,5 điểm)

+ Có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo về mọi mặt.

+ Có người lãnh đạo tài ba, sáng suốt, dũng cảm gan dạ.... (0,5 điểm)

+ Có chủ trương, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo : khi giặc mạnh ta vừa đánh vừa lui, chủ trương “ vườn không nhà trống” đẩy giặc vào thế bị động, khi giặc yếu ta mở cuộc phản công tiêu diệt kẻ thù... (0,5 điểm)

Câu 3:(2,0 điểm):

a. Những bài học kinh nghiệm trong việc giữ gìn và bảo vệ đất nước trong thời đại ngày nay (1,0 điểm):

+ Có sự đoàn kết, quyết tâm của toàn thể dân tộc.

+ Có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo về mọi mặt: tình thần, vật chất.

+ Có chiến lược, sách lược đúng đắn, lâu dài

+ Bầu ra được những người có tài, có đức để lãnh đạo đất nước..

+ Nêu cao tinh thần cảnh giác...

b. Trách nhiệm của chúng ta đối với những thành quả mà cha ông ta đã làm là(1,0 điểm):

- Bảo vệ, giữ gìn và phát triển những thành quả đó. Làm cho những thành quả đó ngày càng tốt đẹp hơn.

- Thi đua lao động, học tập xây dựng quê hương đất nước ngày càng giàu đẹp...

- Kiên quyết chống lại mọi sự xâm lấn của kẻ thù...

VI. Củng cố, hướng dẫn về nhà:

- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra - Ôn lại những nội dung đã học

- Đọc trước bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858……

+ Đọc sgk và trả lời các câu hỏi

+ Sưu tầm tài liệu có liên quan.

---

Ngày soạn: 14 12 Ngày dạy: 12 Tuần 18 (Tiết 36)

KIỂM TRA HỌC KÌ I I.Mục tiêu

-Đánh giá đúng việc học bài và tiếp thu kiến thức của học sinh qua kiểm tra.

-Rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng viết bài của học sinh.

-Giáo dục ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong khi làm bài.

II.Chuẩn bị.

1. Thầy: Soạn đề kiểm tra 2. Trò: Giấy, bút

III. Hình thức kiểm tra:

- Kiểm tra tự luận

IV. Ma trận đề kiểm tra

Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng

Cấp độ thấp

Cấp độ cao Chủ đề 1

Nhà Lý đẩy mạnh công cuộc xây dựng đất nước

Trình bày được sự ra đời của nhà Lý

Lí giải được sự dời đô của nhà Lý

Số câu Số điểm Tỉ lệ

0,5 1,5 15%

0,5 2 20%

1 3,5 35%

Chủ đề 2:

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống

Lí giải được việc Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống giặc Số câu

Số điểm Tỉ lệ

1 2 20%

1 2 20%

Chủ đề 3 Đời sống kinh tế văn hóa thời Lý

Trình bày được sự phát triển thủ công và thương nghiệp thời Lý Số câu

Số điểm Tỉ lệ

0,5 1,5 15%

0,5 1,5 15%

Chủ đề 4 Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên

Phân tích được nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến

Rút ra được bài học kinh nghiệm

Số câu Số điểm Tỉ lệ

0,5 2 20%

0,5 1

1 0%

1 3 3%

Tổng số câu Tổng số điểm Tổng tỉ lệ

1 3 30%

1 4 40%

1,5 2 20%

0,5 1 10%

4 10 100%

V. ĐỀ BÀI : Câu 1: (3,5 điểm)

Nhà Lý được thành lập như thế nào? Tại sao Nhà Lý lại dời đô về Thăng Long?

Câu 2: (2 điểm)

Trong cuộc kháng chiến chống Quân xâm lược Tống, tại sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống giặc?

Câu 3: (1,5 điểm)

Trình bày những nét chính về sự phát triển thủ công và thương nghiệp thời Lý ?

Câu 4: (3,0 điểm)

Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỉ XIII? Bài học kinh nghiệm qua cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên?

VI.: ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Câu 1: (3,5 điểm)

HS cần trả lời được các ý sau:

* Quá trình thành lập nhà Lý (1,5 điểm):

+ 1009 vua Lê Long Đĩnh mất.

+ Triều thần chán ghét nhà Tiền lê, tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.

+ 1010 Lý Công Uẩn lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Thuận Thiên( theo ý trời), dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La ( nay là Hà Nội), đổi tên là Thăng Long ( rồng bay lên)

* Nguyên nhân nhà Lý dời đô về thăng Long (2điểm):

- Việc dời đô mang ý nghĩa to lớn về nhiều mặt:

+ Về chính trị - văn hóa: một vùng đất với nhiều lợi thế: là đầu mối giao thông, buôn bán quan trọng, là nơi hội tụ giao lưu văn hóa, có đầy đủ cơ sở kinh tế - xã hội, cư dân no ấm, văn hóa phát triển(0,5 điểm) :

+ Về hành chính: do địa hình thuận lợi, lại nằm giữa trung tâm của đất nước lúc bấy giờ, nên việc thiết lập một mạng lưới hành chính một cách chặt chẽ từ trung ương địa phương dễ dàng hơn. (0,5 điểm) :

+ Về quân sự: ở Hoa Lư (Ninh Bình) là một địa bàn chật hẹp chỉ mang ý nghĩa phòng thủ là chính con tấn công và phát triển kinh tế, quân sự thì rất khó khăn. còn ở Đại La địa hình bằng phẳng, có nhiều nhánh sông chằng chịt, ngược lên mạng bắc, xuôi về hướng Nam ....-> phù hợp với cách của cả hai bộ phận quân thủy - bộ (0,5 điểm) :.

+ Về kinh tế: đây là một nơi đồng bằng trù phú mật ngọt, có khả năng cung cấp đầy đủ, thậm chí là dồi dào nguồn nhân lực, vật lực trong thời bình cũng như thời chiến. (0,5 điểm) :

-> Từ những ý nghĩa trên, đã tạo nên sự phát triển cho Thăng Long – Hà Nội đến ngày hôm nay. Thăng Long mãi là hình ảnh con rồng bay thẳng lên bầu trời xanh tượng trưng cho sự phát triển của con dân đất Việt này.

Câu 2: (2 điểm)

* Yêu cầu về nội dung, cần nêu được các ý sau:

Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống vì:

- Sông Như Nguyệt như một chiến tuyến tự nhiên rất khó có thể vượt qua: đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây(Trung Quốc) và Thăng

Long. (1 điểm)

- Việc chọn phòng tuyến Như Nguyệt sẽ thuận lợi cho ta phòng thủ và khó cho địch khi tiến công. (1 điểm)

Câu 3: (1,5 điểm)

Trình bày những nét chính của sự phát triển thủ công nghiệp và thương nghiệp nước ta thời Lý :

a) Thủ công nghiệp (0,5 điểm) :

- Trong dân gian các nghề thủ công truyền thống: Chăn tằm, ươm tơ, dệt, gốm xây dựng cung điện, nhà cửa ....

- Làm đồ trang sức bằng vàng, bạc.

- Làm giấy, in....

- Đúc đồng, rèn sắt,...

- Xây dựng công trình kiến trúc.

->Nhiều nghề, nhiều sản phẩm, chất lượng cao.

b) Thương nghiệp(0,5 điểm).

- Việc buôn bán trong và ngoài nước được mở mang: Lập nhiều chợ, Vân Đồn – tấp nập, sầm uất…

-> Thương nghiệp phát triển.

=> Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của hai ngành này (đất nước độc lập, thống nhất, chính quyền vững mạnh, nhà nước thực hiện nhiều chính sách tích cực, đặc biệt là chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp) (0,5 điểm)

Câu 4: (3,0 điểm)

* Phân tích được nguyên nhân thắng lợi( 2 điểm):

- Sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân và tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc đã tạo thành sức mạnh to lớn ...

- Tinh thần chiến đấu kiên cường, không ngại hy sinh của quân dân ta.

- Sự chuẩn bị chu đáo của nhà Trần.... (dẫn chứng)

- Sử dụng cách đánh giặc thông minh, sáng tạo, phù hợp với từng giai đoạn của cuộc kháng chiến... (dẫn chứng)

- Sự chỉ huy tài giỏi, quả cảm của Trần Quốc Tuấn (dẫn chứng).

* Bài học kinh nghiệm(1 điểm) : :

- Dùng mưu trí mà đánh giặc : khi thế giặc mạnh ta chủ trương không dốc ngay lực lượng để đối phó mà khôn khéo giữ lực lượng, nhử chúng vào sâu trận địa, đánh lâu dài, khi giặc gặp khó khăn ta mới phản công lại. Đó là kế “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều”.

- Lấy sự đoàn kết toàn dân làm sức mạnh .

Chú ý : yêu cầu về hình thức, học sinh trình bày các nội dung trên theo những đoạn văn ngắn, diễn đạt rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp, trình bày sạch đẹp

VII. CỦNG CỐ:

- Giáo viên thu bài, nhận xét giờ làm bài VIII. DẶN DÒ:

- Về ôn lại toàn bộ kiến thức kì I - Chuẩn bị bài kì II

*****************************************************

LỊCH SỬ 7- HỌC KÌ II TUẦN 20 + 21(Tiết 37, 38, 39)

Ngày soạn: 1 1 Ngày dạy: 1

Một phần của tài liệu Giáo án sử 7 phát triển năng lực 5 hoạt động (Trang 140 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(269 trang)
w