CHƯƠNG IV ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ (THẾ KỈ XV ĐẦU THẾ KỈ XVI)
Bài 18 CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÀ HỒ VÀ PHONG TRÀO
I. Mục tiêu : 1. Kiến thức:
- HS hiểu được những nét chính về cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại nhanh chóng của nhà Hồ mà nguyên nhân thất bại là do đường lối sai lầm, không dựa vào nhân dân.
- Thấy được chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Minh và các cuộc kn chống quân Minh đầu TK XV.
2.Kĩ năng:
- HS biết sử dụng bản đồ khi học bài, trình bày bài học. Biết phân tích, so sánh liên hệ.
3.Tư tưởng:
- Nâng cao cho HS lòng căm thù quân xâm lược tàn bạo, niềm tự hào về truyền thống yêu nước, đấu tranh bất khuất của dân tộc.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, nl giải quyết vấn đề, năng lực ngôn ngữ, nl so sánh, liên hệ, rút ra bài học …
- Phẩm chất: tình yêu quê hương đất nước, tính tự lập, tự tin.
II. Chuẩn bị.
1.Thầy:
- Phương tiện: Tham khảo tài liệu, lược đồ nước Đại Việt thời Hồ.
2. Trò: Ôn lại bài đã học, chuẩn bị bài mới.
III.Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận, kể chuyện…
- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật thuyết trình hiệu quả, kĩ thuật trả lời một phút…
IV. Tổ chức các hoạt động học tập:
1. Hoạt động khởi động:
- Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số.
- Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ.
- Tổ chức hoạt động khởi động:
+ Trình bày sự hiểu biết của em về tình hình nước ta đầu thế kỉ XV?
+ Gọi một số HS trả lời
+ Gv khái quát, nêu vấn đề, dẫn vào bài học 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của thầy- trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1:
- PP: thảo luận cặp đôi
- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi. …
- Năng lực: tự học, năng lực ngôn ngữ, nl so sánh, phân tích...
? Nhắc lại quá trình thành lập nhà Hồ ở tiết 29?
- HS nhắc lại
- Gv: dùng lược đồ nước Đại Việt thời Hồ giới thiệu lại những nét chính về sự thành lập nhà Hồ ở tiết trước, dẫn dắt sang bài mới.
- HS thảo luận theo cặp( thời gian: 7 phút)
? Đọc thông tin sgk, cho biết nguyên và diễn biến quá trình xâm lược nước ta của nhà Minh ? Kết quả?
? Vì sao cuộc kháng chiến nhà Hồ bị thất bại nhanh chóng?
- HS thảo luận theo cặp - Gọi đại diện trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv: nhận xét, bổ sung, chốt
? So sánh với các cuộc kháng chiến trước của nhà Trần, em rút ra kinh nghiệm lịch sử gì trong việc đấu tranh chống quân xâm lược?
- HS thảo luận cặp đôi trả lời Gv nhấn mạnh:
“Tôi không sợ đánh, mà chỉ sợ lòng dân không theo” Hồ Nguyên Trừng.
“Lật thuyền mới biết sức dân mạnh như nước”.
“Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ, bền gốc”.
1.Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ.
* Nguyên nhân: Quân minh mượn cớ nhà Hồ cướp ngôi vua Trần -> xâm lược ta.
* Diễn biến: sgk 82
* Kết quả: 61407 Cha con Hồ Quý Ly bị bắt.
* Nguyên nhân thất bại:
- Không được nhân dân ủng hộ, không phát huy được sức mạnh dân tộc
Hoạt động 2: Chính sách cai trị của nhà Minh.
- PP: thảo luận nhóm ….
- Kĩ thuật hợp tác, thuyết trình, kĩ thuật đặt câu hỏi. …
- Năng lực: tự học, năng lực ngôn ngữ, nl so sánh, phân tích...
Gv chia lớp thành 6 nhóm Thời gian: 7 phút
Nội dung thảo luận
? Em hãy nêu các chính sách cai trị của nhà Minh ? (chính trị, kinh tế, văn hoá)
? Em có những nhận xét gì về các chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta?
? Những chính sách của nhà Minh nhằm mục đích gì?
? Cảm nhận của em về quân Minh?
- HS thảo luận theo nhóm - Gọi đại diện trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv: nhận xét, bổ sung, chốt
Hoạt động 3:Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần.
- PP: gợi mở vấn đáp, phân tích, thảo luận, ….
- Kĩ thuật lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi. …
? Nêu nguyên nhân khởi nghĩa?
- Tìm hiểu các cuộc khởi nghĩa, gv chia lớp thành 6 nhóm
Thời gian: 5 phút
Nội dung thảo luận: điền bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa
2. Chính sách cai trị của nhà Minh.
- Chính trị: Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, sáp nhập vào Trung Quốc.
- Kinh tế: Đặt hàng trăm thứ thuế; bắt phụ nữ, trẻ em đưa về TQ bán làm nô tì.
- Văn hoá: Thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân, bắt nhân dân ta theo phong tục tập quán người Hán.
-> Thâm độc, tàn bạo…
=> Chúng muốn nhân dân ta phải lệ thuộc vào chúng (đồng hoá, nô dịch) 3.Cuộc đấu tranh của quý tộc Trần.
* Nguyên nhân bùng nổ:
- Do sự thống trị và bóc lột tàn bạo của quân Minh.
* Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
Tên các cuộc khởi nghĩa
Thời gian- Địa điểm
Người lãnh đạo
Kết quả
Nguyên nhân thất bại
- HS thảo luận theo nhóm, điền bảng thống kê
- Gọi đại diện trình bày
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Gv: nhận xét, bổ sung, chốt
? Nêu diễn biến cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi và cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng trên lược đồ?
- HS trình bày
- GV nhận xét, bổ sung
? Cuộc khởi nghĩa của các quý tộc Trần tuy thất bại nhưng có ý nghĩa gì?
- HS trả lời - Gv nhấn mạnh
Tên các cuộc khởi nghĩa
Thời gian- Địa điểm
Người lãnh đạo
Kết quả
Nguyên nhân thất bại
+ Khởi nghĩa Trần Ngỗi
(1407 – 1409)- Ninh Bình
Trần
Ngỗi Thấ
t bại Nội bộ mâu thuẫn
+ Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng.
(1409 – 1414)- Thanh Hóa ->
Hóa Châu
Trần Quý Khoáng;
Đặng Dung- Nguyễn Cảnh
Thấ t bại Lực
lượng yếu, thiếu sự liên kết
* Ý nghĩa:
- Duy trì ngọn lửa kháng chiến, nuôi dưỡng tinh thần yêu nước của nhân dân ta
3. Hoạt động luyện tập.
- Nêu đặc điểm của các cuộc kn chống quân Minh đầu thế kỉ XV( trước cuộc khởi nghĩa Lam Sơn)?
- Kể những chuyện mà em biết về sự cai trị tàn ác của quân Minh thời kì này?
4. Hoạt động vận dụng.
- Qua công cuộc chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ, em rút ra được bài học gì trong việc xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước trong thời đại ngày nay?
5. Hoạt động tìm tòi và mở rộng.
- Học kĩ bài. Tìm hiểu thêm tư liệu liên quan: về Hồ Quý Ly, Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng . Chuẩn bị giờ sau làm bài tập lịch sử: cách lập niên biểu lịch sử