CHƯƠNG VI: VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Bài 29: ÔN TẬP CHƯƠNG V VÀ VI
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Từ thế kỉ XVIII- XVI tình hình chính trị có nhiều biếnđộng, nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê Sơ suy sụp, nhà Mạc thành lập các cuộc chiến tranh phong kiến Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh Nguyễn, sự chia cắt đàng Trong- đàng Ngoài.
- Phong trào nông dân Tây Sơn bùng nổ lần lượt đánh đổ các tập đoàn phong kiến mục nát Nguyễn Trịnh Lê, đánh tan quân Xiêm- Thanh.
- Mặc dù tình hình chính trị đất nước có nhiều biến động nhưng tình hình kinh tế, văn hoá vẫn có những bước phát triển mạnh.
2. Kĩ năng:
- Hệ thống các kiến thức, phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử.
3.Tư tưởng.
- Tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân trong việc phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước.
- Tự hào về truyền thống dân tộc với thắng lợi trong kháng chiến chống xâm lược.
4. Năng lực, phẩm chất:
- Năng lực: tự học, NL hợp tác, NL tái hiện, so sánh, phân tích, rút ra bài học lịch sử
- Phẩm chất: Sống có trách nhiệm, có tình yêu quê hương đất nước.
II. Chuẩn bị
1. GV: tài liệu tham khảo có liên quan.
2. HS: Ôn tập kiến thức đã học trong chương V và chương VI. Đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
III. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Phương pháp: Trực quan, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, hợp tác, thảo luận….
- Kĩ thuật: lắng nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật trả lời 1 phút...
IV. Tổ chức các hoạt động học tập 1. Hoạt động khởi động:
- GV tổ chức lớp, kiểm tra nhanh sĩ số.
- Kiểm tra: Kết hợp trong giờ - GV giới thiệu bài
2. Hoạt động ôn tập:
Hoạt động của thầy- trò Nội dung cần đạt
? Giai đoạn lịch sử từ XVI- XIX đã học em thấy nổi lên những vấn đề chính nào?
- HSTL
- Gv khái quát: Sự suy yếu nhà nước phong kiến Lê, sự mâu thuần phân chia phe phái.
Chiến tranh phong kiến...-> chia cắt đất nước.
- Quang Trung lật đổ chính quyền...
đánh tan quân Xiêm- Thanh xây dựng đất nước.
-Triều Nguyễn lập lại chế độ phong kiến...
Hoạt động 1:
- PP: gợi mở vấn đáp…
- Kĩ thuật: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
?Em hãy nêu những biểu hiện suy yếu của nhà nước phong kiến Lê ở thế kỉ XVI.
?Hãy nêu tên cuộc chiến tranh phong kiến. Thời gian nổ ra chiến tranh.
?Hậu quả của các cuộc chiến tranh phong kiến?
1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền.
-Vua quan ăn chơi sa đoạ, sự tha hoá của các tầng lớp thống trị, mâu thuẫn, chém giết lẫn nhau.
-1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi lập ra nhà Mạc.
- Chiến tranh phong kiến Nam- Bắc triều từ 1527-1572.
- Chiến tranh Trịnh- Nguyễn (1627- 1672)
- Hậu quả:
+ Chia cắt đất nước đàng Trong - Ngoài.
+ Gây tổn hại cho kinh tế sự phát triển
?Ai là người có công thống nhất đất nước?
- HSTL
- GV nhấn mạnh, chuyển ý Hoạt động 2:
- PP: gợi mở vấn đáp, thảo luận…
- Kĩ thuật: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
?Phong trào Tây Sơn có được coi là cuộc chiến tranh phong kiến không?
Vì sao?
H:thảo luận.
G: Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất của nhân dân đàng Trong thế kỉ XVIII.
?Em hãy nêu những thắng lợi cơ bản của phong trào nông dân Tây Sơn.
?Quang Trung mất trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?
- HSTL
- GV nhấn mạnh, chuyển ý
? Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp của Quang Trung?
- HSTL
- GV nhấn mạnh, chuyển ý Hoạt động 3:
- PP: gợi mở vấn đáp, thảo luận…
- Kĩ thuật: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
?Vì sao triều đại Tây Sơn bị đánh bại nhanh chóng 1802.
H:thảo luận.
G:Mâu thuẫn-> Suy yếu.
?Sau khi đánh bại Tây Sơn Nguyễn Ánh đã làm gì?
đất nước.
2. Quang Trung thống nhất đất nước.
- Lật đổ các tập đoàn mục nát Nguyễn- Trịnh- Lê.
- Thống nhất đất nước.
- Đánh tan xâm lược Xiêm- Thanh.
- Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc, củng cố quốc phòng- ngoại giao.
3.Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền 1802.
-1802 Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn.
-1806 Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long).
+Xây dựng nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
+ Xây dựng pháp luật, quân đội.
+ Tổ chức bộ máy quan lại.
+ Chia nước 30 tỉnh phủ Thừa Thiên.
+ Khước từ quan hệ với phương Tây.
?Về kinh tế triều Nguyễn đã làm gì?
GV: nhấn mạnh Hoạt động 4:
- PP: thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: nghe và phản hồi tích cực, kĩ thuật đặt câu hỏi, kt trả lời 1 phút
?Tình hình kinh tế, văn hoá nước ta thế kỉ XVI- XVIII có đặc điểm gì?
- Cho học sinh lập bảng, trình bày.
+ Thần phục nhà Thanh.
- Xây dựng, tổ chức lại sản xuất, đê điều, công, nông, thương
-> Không có kết quả cao.
- Xây dựng kinh đô, lăng tẩm.
4.Tình hình kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI- XVIII và nửa đầu XIX.
*Lập bảng thống kê về tnh hình kinh tế,văn hoá thế kỉ XVI-XIX
Thành tựu Nội dung Thế kỉ XVI- XVIII Nửa đầu thế kỉ XIX Về kinh tế Nông nghiệp
Thủ công nghiệp
Thương nghiệp
-Đàng ngòai sa sút...
-Đàng trong phát triển hơn.
-Nhiều làng thủ công, phường thủ công<dệt, gốm, rèn sắt, đúc đồng, mía đường... rất phát triển.
-Thế kỉ XVI- XVIII mở rộng
Thế kỉ XVIII- hạn chế
-Nông nghiệp được chú trọng song chưa kết quả.
Nhân dân phải nộp tô thuế nặng lụt lội, hạn hán, nhân dân khổ...
-Công thương nghiệp bị kìm hãm.
-Khai mỏ được mở rộng còn lạc hậu.
-Việc buôn bán được mở rộng.
Văn hoá Tôn giáo Văn hoá
Nghệ thuật dân gian
-Nho giáo, đạo giáo, thiên chúa giáo.
-Chữ quốc ngữ XVIII.
-Văn học chữ Hán, chữ Nôm nhiều tác giả:
Nguyễn Bỉnh Khiêm...
-Nghệ thuật: Phật bà nghìn mắt, nghìn tay.
-Văn học dân gian phát triển phong phú, đa dạng, văn học chữ Nôm <truyện Kiều...>
-Nghệ thật dân gian...
Kiến trúc lăng tẩm Nguyễn...
3. Hoạt động luyện tập :
- Lập niên biểu những sự kiện chính trong giai đoạn Lịch sử từ thế kỉ XVI->
XIX ?
4. Hoạt động vận dụng:
- Kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử giai đoạn này mà em biết?
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
- Về học và làm bài theo câu hỏi sgk - Tìm hiểu thông tin về các danh nhân - Ôn tập kĩ nội dung kiến thức.
- Chuẩn bị tiết sau: làm bài tập lịch sử - Sưu tầm tư liệu về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy
*************************************************************