Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

Một phần của tài liệu Giáo án luật thương mại quốc tế (Trang 21 - 24)

Chương 2. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA WTO

2.2. Các nguyên tắc của WTO

2.2.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)

Khái niệm: Đối xử với hàng hóa nước ngoài như đối với hàng hóa tương tự của nước mình.

Ví dụ: ở Việt Nam trước năm 1995 áp dụng chế độ 2 giá ở các điểm du lịch, đó là giá vé thăm quan cho người nước ngoài và giá vé cho người Việt Nam (thấp hơn). Sau 1995 thì đã bỏ chế độ 2 giá đó.

Nguyên tắc NT khó thực hiện hơn rất nhiều so với nguyên tắc MFN. Trong thương mại quốc tế có tự do hóa thương mại, và cũng có bảo hộ mậu dịch. Bất kỳ quốc gia nào cũng phải bảo hộ mậu dịch ở mức độ nào đó, tức là bảo hộ nền sản xuất trong nước, hay nói chính xác hơn là bảo vệ lợi ích của công dân nước mình. Thực tế các nước mặc dù cam kết thực hiện NT nhưng thường dựng lên những rào cản kỹ thuật tinh vi để bảo hộ nền sản xuất trong nước, nghĩa là tránh thực hiện NT một cách tinh vi, khó nhận biết.

Chính vì vậy, MFN luôn dễ dàng được các quốc gia thông qua, trong khi NT lại là mục tiêu của các cuộc đàm phán rất căng thẳng giữa các quốc gia. Và như vậy NT là sự thể hiện rõ nhất của tự do hóa thương mại.

2.2.2.2. Nội dung nguyên tắc NT

Nguyên tắc này dựa trên cam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình.

Bản chất của nguyên tắc hướng tới sự không phân biệt đối xử. Mục đích của nguyên tắc vẫn là mục đích chung của WTO hướng tới tự do hóa thương mại.

* Sản phẩm tương tự (Like products):

Cả MFN và NT đều hướng tới sự bình đẳng, và sự bình đẳng chỉ có ý nghĩa đối với các “sản phẩm tương tự” (nghĩa là sản phẩm thịt gà không thể “bình đẳng” với sản phẩm ô tô được). Như vậy có nghĩa là 1 sản phẩm muốn được đối xử bình đẳng thì phải chứng

minh được sản phẩm đó là tương tự với 1 sản phẩm đang dược ưu đãi. Và 1 quốc gia có thể từ chối đối xử bình đẳng (tức là áp thuế cao hơn) với 1 sản phẩm bằng cách coi đó không phải là sản phẩm tương tự. Đây chính là điểm gây tranh cãi nhiều nhất trong WTO. Rất tiếc trong WTO lại không định nghĩa thế nào là “sản phẩm tương tự” mặc dù nhắc tới khái niệm này nhiều lần.

Ví dụ: 1 vụ kiện điển hình về thịt bò giữa các nước Âu, Mỹ và Nhật Bản, theo đó Nhật Bản đã quy định thịt bò từ các nước châu Âu, Mỹ vào Nhật Bản phải qua 1 Ủy ban phân phối, còn thịt bò trong nước thì không phải qua Ủy ban phân phối này, việc qua Ủy ban phân phối làm tăng giá trị của thịt bò nhập khẩu. Các nước châu Âu, Mỹ kiện Nhật Bản không tuân thủ nguyên tắc NT, đối xử bất bình đẳng.

Lý lẽ của Nhật Bản đưa ra là thịt bò (Kobe) của Nhật khác với thịt bò nhập khẩu từ các nước Âu, Mỹ bởi vì thịt bò của Nhật trải qua quy trình chăn nuôi và giết mổ khác với ởchâu Âu, Mỹ. Đó là bò Nhật Bản được massage hàng ngày, được ăn cỏ sạch, được nghe nhạc, … và khi giết mổ thì bằng phương pháp sốc điện (gọi là phương pháp nhân đạo), khác so với phương pháp truyền thống của các nước Âu, Mỹ (dùng búa đập vào đầu). Do đó Nhật coi 2 sản phẩm thịt bò là khác nhau, và áp dụng 2 chế độ khác nhau.

Vụ việc này được đưa lên WTO, và WTO đã kết luận cho dù con bò có được nuôi dưỡng và giết mổ như thế nào thì những đặc tính cơ bản của nó vẫn giống nhau, và mục đích của thịt bò vẫn là để ăn, do đó WTO kết luận sản phẩm thịt bò của Nhật và sản phẩm thịt bò của châu Ân, Mỹ là sản phẩm tương tự. Kết quả là Nhật Bản phải rút lại biện pháp quản lý đối với sản phẩm thịt bò nhập khẩu.

Sản phẩm tương tự được quy định trong HS - (Harmony System): Công ước về hệ thống hài hòa của Liên minh hải quan quốc tế, theo đó những sản phẩm được coi là tương tự khi có cùng mã HS.

Trong điều 2.6 ADA: sản phẩm tương tự là sản phẩm giống hệt, tức là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét. Trong tường hợp không có sản phẩm giống hệt, thì có thể thay thế bằng sản phẩm gần giống, tức là sản phẩm có hầu hết các đặc tính giống với sản phẩm đang được xem xét, và có thể thay thế hoặc cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm đang được xem xét.

Như vậy, sản phẩm tương tự bao gồm:

+ sản phẩm giống hệt + sản phẩm gần giống

+ sản phẩm cạnh tranh trực tiếp hoặc có thể thay thế được

2.2.2.3. Nguyên tắc NT trong thương mại hàng hóa - Cơ sở pháp lý: Điều 3 GATT 1994

- Đối tượng áp dụng nguyên tắc NT:

+ thuế trong nước hay các khoản thu nội địa (Điều 3.2 GATT 1994)

Hàng nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào sẽ không phải chịu, dù trực tiếp hay gián tiếp, các khoản thuế hay các khoản thu nội địa thuộc bất cứ loại nào vượt quá mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp, với sản phẩm nội tương tự.

+ quy chế mua bán (Điều 3.4 GATT 1994)

Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc và các quy định tác động đến bán hàng, chào bán, mua, chuyên chở, phân phối hoặc sử dụng hàng trên thị trường nội địa.

+quy chế số lượng (Điều 3.5 GATT 1994): cấm hoàn toàn yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa Không 1 bên ký kết nào sẽ áp dụng hay duy trì 1 quy tắc định lượng nội địa nào với pha trộn, chế biến, hay sử dụng sản phẩm tính theo khối lượng cụ thể hay theo tỷ lệ, trực tiếp hay gián tiếp đòi hỏi 1 khối lượng hay tỷ lệ nhất định của bất cứ 1 sản phẩm nào chịu sự điều chỉnh của quy tắc đó phải được cung cấp từ nguồn nội địa.

VD: trước đây Việt Nam có yêu cầu các nhà sản xuất xe máy phải đáp ứng tỷ lệ nội địa hóa nhất định, sau khi gia nhập WTO thì Việt Nam đã bỏ quy định này.

2.2.2.4. Ngoại lệ không áp dụng NT

+Điều 3.8.a GATT: (Hiệp định mua sắm chính phủ) không nhằm mục đích thương mại, theo đó Chính phủ có thể ưu tiên mua hàng hóa nội địa hơn hàng hóa nhập khẩu, có thể ưu tiên cho các nhà thầu trong nước hơn so với nhà thầu nước ngoài.

+Điều 3.8.b GATT: (Hiệp định SCM) WTO cho phép các nước thành viên chi trả các khoản trợ cấp cho sản xuất nội địa mà không chi trả những khoản này cho sản xuất của nước ngoài

+Điều 4 GATT: (phân bổ thời gian trình chiếu phim về mục đích thương mại) thành viên WTO có thể đưa ra hay duy trì các quy định về số lượng phim ảnh trình chiếu, các quy tắc này sẽ có hình thức hạn ngạch về thời gian trình chiếu và đáp ứng các quy định tại

GATT 1994.

Ví dụ: rạp chiếu phim của nhà đầu tư nước ngoài phải đảm bảo thời lượng chiếu phim Việt Nam một số giờ nhất định; tương tự đối với các kênh truyền hình.

Lý do: là vì phim ảnh là sản phẩm đặc biệt, liên quan đến văn hóa xã hội. Trên thế giới hầu hết các quốc gia đều triệt để áp dụng ngoại lệ này để phát triển ngành phim ảnh quốc nội, cũng là hình thức để gìn giữ bản sắc văn hóa.

Một phần của tài liệu Giáo án luật thương mại quốc tế (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w