Chương 3. CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA WTO
3.1. Pháp luật điều chỉnh của WTO trong lĩnh vực thương mại hàng hóa
3.1.4. Chống bán phá giá, trợ cấp và tự vệ thương mại
a. Khái quát chung về Hiệp định chống bán phá giá
Hiệp định chống bán phá giá nhằm thực thi Điều VI của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 1994 (GATT 1994). Nằm trong nhóm Hiệp định điều chỉnh các biện pháp khắc phục thương mại. Hiệp định ADA bao gồm 18 điều và 2 phụ lục.
Mục đích ra đời của ADA là cho phép các nước thành viên được quy định các biện pháp, thủ tục điều tra chống lại hành vi bán phá giá nhằm ngăn cản các thành viên lạm dụng biện pháp chống bán giá để tạọ ra rào cản thương mại với các quốc gia thành viên của WTO.
Các nội dung cơ bản của ADA:
+ định nghĩa sản phẩm bán phá giá + căn cứ để xác định hành vi bán phá giá + nguyên tắc điều tra bán phá giá
+ cơ sở của việc áp thuế đối kháng đối với hàng hóa nhập khẩu bán phá giá
* Khái niệm 1 sản phẩm bị coi là bán phá giá
Theo Khoản 1 Điều 2 Hiệp định ADA: Một sản phẩm được coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu (EP) của sản phẩm được xuất khẩu từ nước này sang nước khác thấp hơn giá trị thông thường (NV) của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước đó theo những điều kiện thương mại thông thường.
X=NV–EP
Nếu X > 0 thì có hiện tượng bán phá giá + NV: giá trị thông thường
+ EP: giá xuất khẩu
+ X: biên độ bán phá giá
Ví dụ: mặt hàng tôm đông lạnh của nước A bán tại trường nước A với giá 15$/kg, khi xuất khẩu sang nước B và bán với giá 10$kg tại thị trường nước B. Trường hợp này đã xảy ra hiện tượng bán phá giá với sản phẩm tôm đông lạnh tại thị trường nước B vì giá xuất khẩu (10$) thấp hơn giá.
Giá xuất khẩu (EP): là giá bán sản phẩm từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu.
Cách tính giá xuất khẩu: 1 trong các cách (theo thứ tự ưu tiên):
+ giá trong giao dịch mua bán giữa người xuất khẩu với nhà nhập khẩu, hoặc + giá bán sản phẩm nhập khẩu đó cho người mua độc lập đầu tiên tại nước nhập khẩu, hoặc
+ giá do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu xác định
Giá trị thông thường (NV): là giá trị của 1 sản phẩm ở điều kiện thương mại thông thường.
Cách xác định giá trị thông thường: 1 trong các cách (theo thứ tự ưu tiên) + giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu
+ giá bán của sản phẩm tương tự mà nhà xuất khẩu áp dụng tại 1 nước khác
+ theo chi phí sản xuất, các chi phí khác và mức mợi nhuận thông thường của nhà xuất khẩu
Ví dụ: Việt Nam nhập khẩu xe máy Dream được sản xuất tại Nhật Bản. Nhưng vì người Nhật Bản không sử dụng xe máy Dream nên không thể lấy giá bán xe máy Dream tại Nhật, khi đó có thể so sánh với giá bán xe máy Dream tại Thái Lan, Indonexia.
Ví dụ: Iran là 1 nước theo đạo Hồi, nhập khăn choàng đầu sản xuất tại Việt Nam.
Khi điều tra xem khăn choàng đầu từ Việt Nam có bán phá giá tại Iran không, thì Iran không xác định giá trị thông thường của khăn choàng đầu tại Việt Nam, vì Việt Nam có rất ít người theo đạo Hồi. Thay vào đó Iran sẽ só sánh với giá mà Việt Nam bán khăn choàng đầu tại một số nước cũng theo đạo Hồi như Indonexia, Paskistan.
Trong vụ kiện chống bán phá giá cá tra, cá ba sa xuất xứ từ Việt Nam, vì Mỹ xem Việt Nam là nước có nền kinh tế phi thị trường (NME) nên sẽ không sử dụng chi phí sản xuất thực tế của các nhà sản xuất thủy sản Việt Nam để xác định giá trị thông thường của sản phẩm. Thay vào đó, Mỹ sẽ sử dụng các giá trị từ 1 nước thay thế để xác định giá trị của các “yếu tố sản xuất” dùng để sản xuất ra mặt hàng bị điều tra, nước được chọn là nước có điều kiện kinh tế, điều kiện tự nhiên gần với Việt Nam và đã có nền kinh tế thị trường, Mỹ đã chọn Banglades.
Ngoài ra, tính giá trị thông thường có thể dựa trên dấu hiệu của sản phẩm tương tự (like product) (Điều 2.6 ADA):
+ Sản phẩm giống hệt: là sản phẩm có tất cả các đặc tính giống với sản phẩm đang xem xét.
+Sản phẩm tương tự: Nếu không có sản phẩm nào như vậy thì là sản phẩm khác có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm được xem xét. WTO không đưa ra các tiêu chí để xác định 2 sản phẩm có là sản phẩm tương tự không, mà trong quá trình giải quyết tranh chấp, sẽ dựa vào các án lệ. Để xem xét 2 sản phẩm có phải sản phẩm tương tự, thông thường xem xét 4 yếu tố: đặc tính vật lý của sản phẩm; thị hiếu của người tiêu dùng; mục đích tiêu dùng sản phẩm; phân loại các biểu thuế quan.
Biên độ bán phá giá (Margin of dumping): là khoảng chênh lệch giữa giá xuất khẩu (EP) với giá trị thông thường (NV) của sản phẩm
Biên độ bán phá giá được tính theo tỷ lệ % giá xuất khẩu:−
Đ = 100%
Nếu BĐPG 2% thì bị coi là bán phá giá
Chú ý: 1 sản phẩm chỉ được coi là bán phá giá khi có biên độ bán phá giá lớn hơn hoặc bằng 2%. Trường hợp mới chỉ xác định giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường thì chỉ được coi là có hiện tượng bán phá giá (tức là cần điều tra thêm, chưa thể kết luận).
Nguyên nhân của hiện tượng bán phá giá: muốn chiếm thị phần tại nước xuất khẩu, chèn ép các nhà sản xuất địa phương, đẩy các nhà sản xuất địa phương đến phá sản, và khi đã không còn đối thủ cạnh tranh thì sẽ nâng giá để kiếm lợi nhuận.
Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” của các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Và các
“vụ kiện chống bán phá giá” và tiếp đó là các biện pháp chống bán phá giá (kết quả của các vụ kiện) là một hình thức để hạn chế hành vi này.
b. Quá trình 1 vụ kiện chống bán phá giá
Một vụ kiện chống bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác minh các yêu cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá bị kiện hay không. Theo quy định của ADA, các bước cơ bản của “vụ kiện chống bán phá giá” như sau:
Áp dụng biện
Kiện Điều tra Kết luận pháp chống
bán phá giá (nếu có)
Có thể tóm tắt các bước cơ bản của “vụ kiện chống bán phá giá” như sau:
Bước 1: Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện (kèm theo chứng cứ ban đầu);
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra (hoặc từ chối đơn kiện, không điều tra);
Bước 3: Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại (qua bảng câu hỏi gửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cung cấp);
Bước 4: Kết luận sơ bộ (có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạm thời như buộc đặt cọc, ký quỹ...);
Bước 5: Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại (có thể bao gồm điều tra thực địa tại nước xuất khẩu);
Bước 6: Kết luận cuối cùng;
Bước 7: Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá (nếu kết luận cuối cùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại);
Bước 8: Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá (hàng năm cơ quan điều tra có thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mức thuế).
Bước 9: Rà soát hoàng hôn (5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chống bán phá giá hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xét chấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa).
Từ bước 1 đến bước 7 của một vụ điều tra chống bán phá giá thường kéo dài khoảng 18 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên, bước 8 và 9 có thể kéo rất dài sau đó.8
Mặc dù thường được gọi là “vụ kiện”, nhưng đây không phải thủ tục tố tụng tại Toà án mà là một thủ tục hành chính và do cơ quan hành chính nước nhập khẩu thực hiện. Thủ tục này nhằm giải quyết một tranh chấp thương mại giữa một bên là ngành sản xuất nội địa
8 Ví dụ: trong vụ kiện cá tra, cá basa ở Hoa Kỳ, đơn kiện nộp ngày 28/6/2002, quyết định áp thuế ban hành ngày 07/8/2003. Sau đó 2005 và 2006 đều đã có rà soát lần 1, 2 đối với một số công ty xuất khẩu của Việt Nam.
và một bên là các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài; nó không liên quan đến quan hệ cấp chính phủ giữa hai nước xuất khẩu và nhập khẩu. Vì trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan được thực hiện gần giống như trình tự tố tụng xử lý một vụ kiện tại toà nên thủ tục này còn được xem là “thủ tục bán tư pháp”. Ngoài ra, khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng
ývới quyết định cuối cùng của cơ quan hành chính, các bên có thể kiện ra Toà án (lúc này, vụ việc xử lý tại toà án thực sự là một thủ tục tố tụng tư pháp).
c. Điều tra chống bán phá giá
Đối tượng của vụ kiện: là một loại hàng hoá nhất định nhập khẩu từ một hoặc một số nước xuất khẩu.
Tư cách nguyên đơn: Hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá trên thực tế đều được khởi xướng từ đơn kiện của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu.
Chủ thể có quyền khởi kiện:
Thứ nhất, cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu. (ở Việt Nam là Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương). Nếu chủ thể khởi kiện là cơ quan có thẩm quyền thì đơn kiện sẽ được thụ lý ngay.
Thứ hai, ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu. Nếu chủ thể là ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu thì Đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện, và
- các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước
Tình huống: Việt Nam có 3 nhà sản xuất thép, A chiếm 35%, B chiếm 20%, C chiếm 45% tổng sản lượng sản xuất thép tại VN. Thị trường thép VN có sự tham gia của thép nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
+ A cho rằng sản phẩm thép của Hoa Kỳ có hiện tượng bán phá giá và muốn khởi kiện
+ B cho rằng sản phẩm thép của Hoa Kỳ không bán phá giá và không đồng ý khởi kiện
+ C không đưa ra ý kiến
Hỏi trong trường hợp này, khi đơn khởi kiện của A gửi đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Bộ Công thương) thì có được chấp nhận không?
Trả lời: Bộ Công thương chỉ chấp nhận đơn kiện khi đáp ứng đủ 2 điều kiện:
+ các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện ==> chỉ có A và B bày tỏ ý kiến với tổng sản lượng là 35% + 20% = 55%, và A chiếm 35% lớn hơn 50% của 55% ==> đáp ứng điều kiện thứ nhất
+ các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản xuất trong nước ==>
chỉ có A ủng hộ, và A chiếm sản lượng 35% lớn hơn 25% theo yêu cầu ==> đáp ứng điều kiện thứ hai
Như vậy Bộ Công thương sẽ chấp nhận đơn khởi kiện của A.
Nếu trong trường hợp chỉ có B khởi kiện, A có ý kiến không khởi kiện, và C không đưa ra ý kiến ==> đơn khởi kiện của B sẽ không được chấp nhận vì đã không đáp ứng điều kiện đầu tiên, vì chỉ có A và B bày tỏ ý kiến với tổng sản lượng là 35% + 20% = 55%, B chiếm 20% nhỏ hơn 50% của 55%. Ngay cả với điều kiện hai thì sản lượng của A ủng hộ đơn kiện chỉ là 20% nhỏ hơn 25 % theo yêu cầu.
Nếu A yêu cầu khởi kiện, cả B và C đều không đồng ý khởi kiện, thì điều kiện thứ nhất đã không đạt, vì tổng sản lượng của tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý kiến ủng hộ hoặc phản đối là 35% + 20% + 45% = 100%, trong khi sản lượng của nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện là A chỉ có 35%, ít hơn 50% của 100% ==> đơn khởi kiện của A sẽ bị bác bỏ.
Các trường hợp chấm dứt điều tra bán phá giá
Sau khi nhận đơn kiện, trong quá trình điều tra bán phá giá, nước nhập khẩu nhận thấy 1 trong các điều kiện sau thì sẽ chấm dứt điều tra bán phá giá: (i) biên độ phá giá dưới 2%; (ii) kim ngạch nhập khẩu hàng bán phá giá dưới 3% tổng lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự (chỉ áp dụng đối với nước xuất khẩu là nước đang phát triển); (iii) biên độ bán phá giá lớn hơn 2% nhưng thiệt hại không đáng kể.
Tuy nhiên, điều tra vẫn có thể được tiến hành nếu tổng cộng hàng nhập khẩu của 1 số nước có hoàn cảnh tương tự (như cùng là nước đang phát triển) chiếm trên 7% tổng khối lượng nhập khẩu cho dù lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước chiếm dưới 3% tổng khối lượng nhập khẩu nói trên.
Ví dụ: Hoa Kỳ nhập khẩu gạo từ Việt Nam, trong Việt Nam có 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo vào Hoa Kỳ là doanh nghiệp C, D, E với sản lượng tương ứng là 0.5%, 2%, 0.4%
tổng lượng gạo nhập khẩu từ C, D, E là 0.5% + 2% + 0.4% = 2.9% (< 3%)
Hoa Kỳ chấm dứt điều tra bán phá giá đối với các doanh nghiệp của Việt Nam.
Ví dụ: cũng với ví dụ trên, thêm thông tin là Hoa Kỳ còn nhập khẩu gạo từ các quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ với lượng nhập khẩu của Trung Quốc là 1.9%, của Thái Lan là 1.8%, của Ấn Độ là 1% tổng sản lượng nhập khẩu của Việt Nam
+ Trung Quốc + Thái Lan + Ấn Độ = 2.9% + 1.9% + 1.8% + 1% = 7.6% (>7%)
Hoa Kỳ vẫn tiến hành điều tra.
Cuộc điều tra bán phá giá có thể bị chấm dứt trong trường hợp đặc biệt: Cam kết giá là hành vi tự nguyện của nhà xuất khẩu cam kết tăng giá hoặc ngừng xuất khẩu phá giá vào thị trường đang điều tra (Điều 8 ADA).
Ví dụ: đang trong quá trình điều tra sơ bộ, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nhập khẩu đưa ra kết luận sản phẩm nhập khẩu có hiện tượng bán phá giá, thì doanh nghiệp xuất khẩu cam kết tăng giá bán lên sao cho biên độ phá giá nhỏ hơn 2% chấm dứt điều tra.
Áp dụng các biện pháp tạm thời (Điều 7 ADA)
Căn cứ áp dụng: khi có kết luận sơ bộ của cơ quan điều tra về việc bán phá giá dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước, và việc áp dụng là cần thiết trong quá trình điều tra để ngăn chặn tồn tại đang xảy ra.
Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng:
+ áp thuế tạm thời: áp thuế bổ sung lên sản phẩm nhập khẩu bị coi là bán phá giá + áp dụng hình thức đảm bảo: yêu cầu doanh nghiệp bị coi là bán phá giá nộp 1 khoản tiền (để đảm bảo cho việc điều tra bán phá giá)
+ cho thông quan nhưng bảo lưu quyền đánh thuế và nêu rõ mức thuế nhập khẩu thông thường và mức thuế chống bán phá giá dự kiến áp dụng.
d. Áp thuế chống bán phá giá Thuế chống bán phá giá
Khái niệm: Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó.
Mục đích áp thuế chống bán phá giá: đẩy giá của sản phẩm đó ngang bằng “giá trị thông thường” nhằm chấm dứt sự cạnh tranh không lành mạnh và bù đắp thiệt hại cho ngành sản xuất tương tự của nước nhập khẩu.
Điều kiện để áp thuế chống phá giá (Điều 5.2 ADA) - Có hành vi bán phá giá đã xảy ra thực tế
- Gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại “đáng kể” đối với ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước nhập khẩu9
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại.
Cách xác định mức thuế áp dụng (Điều 8 ADA)
Thuế chống bán phá giá (thuế AD) do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu xác định. Thuế áp dụng được xác định cho từng nhà xuất khẩu 1 cách hợp lý (tùy theo mức độ bán phá giá). Biện pháp áp dụng thường được quy định là áp thuế nhập khẩu bổ sung.
Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá. Ví dụ như 1 sản phẩm bán phá giá 5% thì mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá 5%.
Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để tham gia cuộc điều tra thì mức thuế chống bán phá giá áp dụng cho họ không cao hơn biên phá giá trung bình của tất cả các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra
Thời hạn áp dụng và xem lại thuế áp dụng (Điều 11 ADA)
Thời hạn áp dụng thuế nhập khẩu bổ sung: việc áp thuế chống bán phá giá không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại. Có thể áp dụng tiếp tục (sau 5 năm) nếu có cơ sở pháp lý cho rằng việc bán phá giá vẫn còn sau khi tiến hành rà soát.
Thời gian tiến hành rà soát:
+ rà soát hàng năm: để tiến hành điều chỉnh mức bán phá giá cho phù hợp
+ rà soát cuối kỳ (rà soát hoàng hôn): kiểm tra xem có còn hiện tượng bán phá giá không, nếu vẫn còn sẽ tiếp tục gia hạn thêm 1 chu kỳ (tối đa 5 năm).
3.1.4.2. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng - SCM a. Khái quát về hiệp định SCM
Nằm trong nhóm Hiệp định điều chỉnh các biện pháp khắc phục thương mại
Mục đích của Hiệp định SCM: Đưa ra khuôn khổ cho việc áp dụng trợ cấp và điều chỉnh các hoạt động có thể được các nước thành viên thực hiện để đối kháng lại các tác động của trợ cấp.
9 Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra chống bán phá giá và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế, hoặc nguy cơ thiệt hại (nguy cơ rất gần); Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể; Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ tỷ lệ và mức tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản lượng, năng suất, nhân công…)