Nội dung chính của Hiệp định TRIPs

Một phần của tài liệu Giáo án luật thương mại quốc tế (Trang 75 - 85)

Chương 3. CÁC HIỆP ĐỊNH CỦA WTO

3.3. Quyền sở hữu trí tuệ và Hiệp định TRIPs

3.3.2. Nội dung chính của Hiệp định TRIPs

Bên cạnh những quy định chung và những nguyên tắc cơ bản (quy định tại Phần I Hiệp định TRIPS), Hiệp định TRIPS bao gồm những nội dung chính sau đây: (1) Các tiêu chuẩn liên quan đến khả năng đạt được, phạm vi và sử dụng IPRs đối với bảy đối tượng sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế (bao gồm giống cây trồng), thiết kế bố trí mạch tích hợp và thông tin bí mật; (2) Hiệp định TRIPS bao gồm những quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến IPRs; (3) Hiệp định TRIPS quy định chi tiết về thực thi IPRs; (4) Quy định về giải quyết tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

3.3.2.1. Các tiêu chuẩn liên quan đến khả năng đạt được, phạm vi và sử dụng IPRs

a.Quyền tác giả và quyền liên quan Quyền tác giả

18UNCTAD-ICTSD Project on IPRs and Sustainable Development, Resource Book on TRIPS and Development, Cambridge University Press, (2005), tr. 641.

19 Để có thêm chi tiết, xem: UNCTAD-ICTSD Project on IPRs and Sustainable Development, Resource Book on TRIPS and Development, Cambridge University Press, (2005), tr. 75 (nguyên tắc NT); tr. 78-82 (nguyên tắc MFN); tr. 646 (nguyên tắc minh bạch).

Hiệp định TRIPS khẳng định phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm sự thể hiện và không bao gồm các ý tưởng, trình tự, phương pháp tính toán hoặc các khái niệm toán học (khoản 2 Điều 9).

Các chương trình máy tính, dù dưới dạng mã nguồn hay mã máy, đều phải được bảo hộ quyền tác giả như những tác phẩm văn học (khoản 1 Điều 10).

Các cơ sở dữ liệu, bộ sưu tập dữ liệu hoặc tư liệu khác đều phải được bảo hộ quyền tác giả thậm chí cả cơ sở dữ liệu chứa đựng dữ liệu không được bảo hộ quyền tác giả (khoản 2 Điều 10).

Đối với chương trình máy tính và tác phẩm điện ảnh, các thành viên phải dành cho tác giả và người thừa kế hợp pháp của họ quyền cho phép hoặc cấm việc cho công chúng thuê bản gốc hoặc bản sao các tác phẩm của họ nhằm mục đích thương mại (Điều 11).

Theo quy định tại Điều 12, nếu thời hạn bảo hộ tác phẩm (trừ tác phẩm nhiếp ảnh và tác phẩm nghệ thuật ứng dụng) không được tính theo đời người, thì thời hạn đó không được dưới 50 năm kể từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được công bố một cách hợp pháp, hoặc 50 năm tính từ khi kết thúc năm dương lịch mà tác phẩm được tạo ra nếu tác phẩm không được công bố một cách hợp pháp trong vòng 50 năm từ ngày tạo ra tác phẩm.

Quyền liên quan đến quyền tác giả

Hiệp định TRIPS bao gồm những quy định về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh, truyền hình. Theo Hiệp định, người biểu diễn có quyền ngăn cấm ghi thu, lưu định cuộc biểu diễn bằng phương tiện ghi âm. Quyền ghi thu, lưu định của người biểu diễn chỉ liên quan đến âm thanh chứ không liên quan đến cả âm thanh và hình ảnh. Người biểu diễn còn có quyền ngăn cấm tái tạo, nhân bản bản ghi âm. Người biểu diễn cũng có quyền ngăn cấm phát qua phương tiện vô tuyến và truyền cho công chúng buổi biểu diễn trực tiếp của họ (khoản 1 Điều 14). Hiệp định TRIPS yêu cầu các thành viên WTO cho phép nhà sản xuất bản ghi âm độc quyền sao chép các bản ghi âm của họ (khoản 2 Điều 14). Thêm vào đó, theo khoản 4 Điều 14, nhà sản xuất bản ghi âm còn có độc quyền cho thuê bản ghi âm. Các tổ chức phát thanh, truyền hình phải có quyền ngăn cấm các hành vi sau đây nếu thực hiện mà không được họ cho phép: ghi, sao chép bản ghi, phát lại qua phương tiện vô tuyến chương trình, cũng như truyền hình cho công chúng các chương trình (khoản 2 Điều 14).

Thời hạn bảo hộ người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm ít nhất là 50 năm tính từ khi kết thúc năm dương lịch mà việc ghi âm hoặc buổi biểu diễn được tiến hành, và thời

hạn bảo hộ tổ chức phát sóng ít nhất là 20 năm tính khi kết thúc năm dương lịch mà chương trình phát thanh, truyền hình được thực hiện (khoản 5 Điều 14). Hiệp định TRIPS cho phép các thành viên WTO quy định về các điều kiện, hạn chế, ngoại lệ và bảo lưu đối với những quyền được quy định cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát thanh, truyền hình trong phạm vi quy định của Công ước Rô-ma (khoản 6 Điều 14).

b. Nhãn hiệu

Hiệp định TRIPS quy định rất rộng về phạm vi các dấu hiệu có khả năng được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu, đó là bất kì một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu, bao gồm dấu hiệu nhìn thấy được (như các chữ cái, các chữ số, các yếu tố hình họa) và dấu hiệu không nhìn thấy được (như âm thanh, mùi, vị) có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể được đăng kí làm nhãn hiệu (khoản 1 Điều 15). Các thành viên WTO có thể quy định khả năng được đăng kí phụ thuộc vào ‘tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng’ khi bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ tương ứng.

Chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng kí có độc quyền ngăn cấm những người khác, nếu không có sự đồng ý của mình, sử dụng trong hoạt động kinh doanh các dấu hiệu trùng hoặc tương tự cho hàng hoá hoặc dịch vụ trùng hoặc tương tự với những hàng hoá hoặc dịch vụ được đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng như vậy có nguy cơ gây nhầm lẫn. Khoản 1 Điều 16 Hiệp định TRIPS quy định: “Việc sử dụng cùng một dấu hiệu cho cùng một loại hàng hoá hoặc dịch vụ phải bị coi là có nguy cơ gây nhầm lẫn”.

Theo quy định tại Điều 17, các thành viên WTO có thể quy định một số ngoại lệ đối với các quyền đã quy định cho chủ sở hữu nhãn hiệu, ví dụ, sử dụng lành mạnh các thuật ngữ mang tính chất mô tả, với điều kiện những ngoại lệ đó không ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu nhãn hiệu và của bên thứ ba. Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu cho lần đầu đăng kí và mỗi lần gia hạn ít nhất là 7 năm. Số lần gia hạn hiệu lực đăng kí nhãn hiệu không bị giới hạn (Điều 18).

Về yêu cầu sử dụng nhãn hiệu, Hiệp định TRIPS quy định như sau: chỉ được hủy bỏ một nhãn hiệu trên cơ sở không sử dụng, nếu việc không sử dụng diễn ra ít nhất ba năm liên tục, trừ trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu đưa ra những lí do chính đáng cản trở việc sử dụng nhãn hiệu. Các trường hợp không sử dụng nhãn hiệu không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu nhãn hiệu, ví dụ, việc hạn chế nhập khẩu hoặc những hạn chế khác của chính phủ, được coi là lí do chính đáng cho việc không sử dụng nhãn hiệu. Việc người khác

sử dụng nhãn hiệu dưới sự kiểm soát của chủ sở hữu nhãn hiệu phải được công nhận là sử dụng nhãn hiệu nhằm duy trì hiệu lực đăng kí nhãn hiệu (Điều 19).

c. Chỉ dẫn địa lí

Định nghĩa chỉ dẫn địa lí được đưa ra tại khoản 1 Điều 22 Hiệp định TRIPS. Theo đó, “chỉ dẫn địa lí là những chỉ dẫn về hàng hoá bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lí quyết định”.

Hiệp định yêu cầu các thành viên WTO cung cấp các phương tiện pháp lí để ngăn chặn việc sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn cho công chúng về nguồn gốc địa lí của hàng hoá và việc sử dụng đó cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo nghĩa của Điều 10bis Công ước Pa-ri (khoản 2 Điều 22).

Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lí được đề cập tại khoản 3 Điều 22. Cụ thể, phải từ chối đăng kí nhãn hiệu hoặc hủy bỏ hiệu lực của nhãn hiệu đã đăng kí theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của các bên liên quan, nếu nhãn hiệu sử dụng chỉ dẫn địa lí gây nhầm lẫn cho công chúng về xuất xứ thực của hàng hoá.

d. Kiểu dáng công nghiệp

Hiệp định TRIPS yêu cầu các thành viên WTO bảo hộ các kiểu dáng công nghiệp mới hoặc nguyên gốc được tạo ra một cách độc lập và sự bảo hộ đó không áp dụng cho những kiểu dáng công nghiệp chủ yếu do đặc tính kĩ thuật và chức năng quyết định (khoản 1 Điều 25).

Khoản 1 Điều 26 yêu cầu các thành viên WTO trao cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp quyền ngăn cấm những người không được sự đồng ý của mình sản xuất, bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm mang hoặc thể hiện một kiểu dáng là bản sao, hoặc về cơ bản là bản sao, của kiểu dáng đã được bảo hộ, nếu các hành vi này nhằm mục đích thương mại. Các thành viên được phép quy định các ngoại lệ đối với việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, với điều kiện các ngoại lệ đó không mâu thuẫn bất hợp lí với việc khai thác bình thường kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ, và không làm tổn hại một cách bất hợp lí lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ, và trong trường hợp này cần xem xét cả lợi ích của các bên thứ ba (khoản 2 Điều 26). Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối thiểu là 10 năm (khoản 3 Điều 26).

e. Sáng chế

Hiệp định TRIPS đòi hỏi các thành viên bảo hộ sáng chế cho sản phẩm hoặc quy trình thuộc mọi lĩnh vực công nghệ với điều kiện sản phẩm hoặc quy trình có tính mới, có trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp (khoản 1 Điều 27).

Có thể loại trừ không cấp bằng độc quyền sáng chế trong ba trường hợp:

Thứ nhất, đối với những sáng chế trái ngược với trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội; bao gồm những sáng chế gây nguy hiểm cho sức khoẻ của con người và động vật hoặc thực vật hoặc để tránh gây nguy hại nghiêm trọng cho môi trường (khoản 2 Điều 27).

Thứ hai, các thành viên có thể không cấp bằng độc quyền sáng chế cho các phương pháp chẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và ngoại khoa để chữa bệnh cho người và động vật (khoản 3(a) Điều 27).

Thứ ba, các thành viên có thể không cấp bằng độc quyền sáng chế cho thực vật và động vật, chủ yếu mang tính chất sinh học và không phải là các quy trình phi sinh học hoặc vi sinh.

Tuy nhiên, bất kì thành viên nào không bảo hộ giống cây trồng theo hệ thống sáng chế đều phải quy định hệ thống bảo hộ riêng hữu hiệu đối với giống cây trồng (khoản 3(b) Điều 27).

Chủ sở hữu sáng chế có quyền sản xuất, sử dụng, chào hàng, bán sản phẩm và nhập khẩu sản phẩm để thực hiện những mục đích nêu trên. Nếu sáng chế là một quy trình, chủ sở hữu sáng chế không chỉ có quyền đối với quy trình mà còn có quyền đối với sản phẩm tạo ra trực tiếp bằng quy trình đó. Chủ sở hữu sáng chế cũng có quyền chuyển nhượng, để lại thừa kế quyền đối với sáng chế và giao kết các hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (Điều 28). Các thành viên WTO có thể quy định những ngoại lệ đối với các quyền nêu trên, với điều kiện những ngoại lệ đó không mâu thuẫn bất hợp lí với việc khai thác bình thường sáng chế và không gây tổn hại bất hợp lí đến lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu sáng chế và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba (Điều 30).

Thời hạn bảo hộ sáng chế không được ngắn hơn 20 năm tính từ ngày nộp đơn (Điều 33).

Pháp luật quốc gia được phép quy định về việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế (li-xăng bắt buộc), hoặc sử dụng sáng chế do chính phủ thực hiện mà không được phép của chủ thể nắm giữ quyền được thừa nhận, nhưng với những điều kiện nhất định nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của chủ thể nắm giữ quyền (Điều 31). Điều kiện áp dụng bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được giảm nhẹ nhằm xử lí các hành vi hạn chế

cạnh tranh. Các điều kiện áp dụng này phải được xem xét trong mối quan hệ với các quy định liên quan tại khoản 1 Điều 27 Hiệp định TRIPS.

g. Thiết kế bố trí mạch tích hợp

Theo Hiệp định TRIPS, việc bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp dựa trên các quy định của Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp (Điều 35) và một số quy định bổ sung của Hiệp định TRIPS (từ Điều 36 đến Điều 38). Trong đó, Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp bao gồm định nghĩa ‘mạch tích hợp’ và ‘thiết kế bố trí’, các điều kiện bảo hộ, các độc quyền, những giới hạn và khai thác, đăng kí, mở thiết kế bố trí mạch tích hợp.20

Các quy định về thiết kế bố trí mạch tích hợp trong Hiệp định TRIPS bổ sung ba vấn đề quan trọng đáng kể cho Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp. Đó là:

(i) Khả năng bảo hộ sản phẩm chứa thiết kế bố trí bất hợp pháp (Điều 36); (ii) Xử lí người vi phạm không có lỗi - đó là việc người thực hiện hành vi nhập khẩu, bán hoặc phân phối mạch tích hợp chứa thiết kế bố trí bị sao chép bất hợp pháp, hoặc bất kì sản phẩm nào chứa mạch hợp như vậy, dưới hình thức khác, nhằm mục đích thương mại, nếu tại thời điểm tiếp nhận mạch tích hợp hoặc sản phẩm chứa mạch tích hợp đó mà không biết, hoặc không có căn cứ hợp lí để biết rằng trong đó chứa thiết kế bố trí bị sao chép bất hợp pháp (khoản 1 Điều 37); và (iii) Áp dụng các quy định tại Điều 31 Hiệp định TRIPS đối với chuyển giao không tự nguyện quyền sử dụng thiết kế bố trí, hoặc sử dụng thiết kế bố trí do chính phủ thực hiện mà không được phép của chủ thể nắm giữ quyền, thay cho các quy định về bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng thiết kế bố trí (li-xăng bắt buộc) trong Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp (khoản 2 Điều 37).

h. Thông tin bí mật

Khác với 6 đối tượng sở hữu trí tuệ đã đề cập ở trên, Hiệp định TRIPS chỉ rõ rằng việc bảo hộ thông tin bí mật nhằm bảo đảm ‘chống cạnh tranh không lành mạnh một cách hiệu quả’ (khoản 1 Điều 39). Bên cạnh đó, Hiệp định bao gồm định nghĩa ‘thông tin bí mật’

tại khoản 2 Điều 39. Theo quy định này, thông tin này phải có tính chất bí mật, có giá trị thương mại vì có tính chất bí mật, được giữ bí mật bằng các biện pháp hợp lí. Hiệp định TRIPS cũng quy định về dữ liệu thử nghiệm và các dữ liệu bí mật khác trong trường hợp phải nộp dữ liệu theo yêu cầu của chính phủ để được phép tiếp thị dược phẩm hoặc các sản phẩm hoá nông có chứa những thành phần hoá học mới (khoản 3 Điều 39). Trong trường

20 Xem các điều 2, 3, 6, và 7 Hiệp ước về sở hữu trí tuệ đối với mạch tích hợp.

hợp như vậy, các thành viên WTO phải bảo hộ để các dữ liệu đó không bị sử dụng trong thương mại một cách không lành mạnh và không bị tiết lộ, trừ trường hợp cần bảo vệ công chúng hoặc trừ khi áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm các dữ liệu đó không bị sử dụng trong thương mại một cách không lành mạnh.

3.3.2.2. Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến IPRs

Hiệp định TRIPS bao gồm một số quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến IPRs, cụ thể là khoản 2 Điều 8, Điều 31(k) và Điều 40.21 Vấn đề thoả thuận giới hạn trong hợp đồng liên quan đến IPRs chỉ được hiểu thông qua quy định tại khoản 2 Điều 8 và Điều 40.22 Theo những quy định này, sự lạm dụng IPRs và những hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến IPRs có thể hạn chế cạnh tranh, do đó một mặt Hiệp định TRIPS dành quyền cho các thành viên WTO điều chỉnh các hành vi này, mặt khác yêu cầu các thành viên WTO tuân thủ những nghĩa vụ nhất định.

a. Những quy định linh hoạt

Các quy định linh hoạt, được quy định tại khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 40 Hiệp định TRIPS, cho phép các thành viên áp dụng “các biện pháp thích hợp” để ngăn chặn, xử lí những hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến IPRs. Với quy định tại khoản 2 Điều 8, các thành viên thừa nhận rằng: những hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến IPRs ‘có thể cần… phải được ngăn ngừa’, và các thành viên được trao quyền xử lí những hành vi này. Cụm từ “có thể cần” thừa nhận thẩm quyền của các thành viên đối với những hành vi hạn chế cạnh tranh liên quan đến IPRs. Những hành vi này bao gồm lạm dụng IPRs bởi những người nắm giữ quyền, cản trở hoạt động thương mại một cách bất hợp pháp, gây ảnh hưởng xấu đến chuyển giao công nghệ quốc tế.

Quyền kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh phát sinh từ hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ được quy định tại Điều 40. Điều 40 bao gồm bốn khoản, trong đó các khoản 1 và 2 quy định về nội dung, còn các khoản 3 và 4 quy định về các vấn đề thực thi. Điều 40 là quy định ‘đặc biệt’ trong mối quan hệ với khoản 2 Điều 8, theo đó Điều 40 nêu giới hạn phạm vi của khoản 2 Điều 8 và chỉ liên quan đến một số hành vicủa chủ thể nắm giữ IPRs được liệt kê tại khoản 2 Điều

8. b. Những tiêu chuẩn tối thiểu

21 Trong một chừng mực nhất định, các Điều 6, Điều 31(c), khoản 2 Điều 37 Hiệp định TRIPS cũng có thể được coi là những quy định về cạnh tranh.

22 Điều 31(k) chỉ liên quan tới hành vi lạm dụng IPRs đơn phương chứ không phải hợp đồng.

Một phần của tài liệu Giáo án luật thương mại quốc tế (Trang 75 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w