Chương 6. THANH TOÁN QUỐC TẾ
6.3. Phương thức thanh toán
6.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)
Đây là phương thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, mặc dù khá phức tạp nhưng nó đảm bảo sự an toàn cho cả bên bán và bên mua. Phương thức này ra đời vào năm 1993.
6.2.3.1. Khái niệm
Thư tín dụng (Letter Credits - L/C) là một văn bản do ngân hàng mở L/C lập ra theo yêu cầu của nhà nhập khẩu (Người yêu cầu mở L/C) nhằm cam kết trả cho đơn vị xuất khẩu (Người thụ hưởng) một số tiền nhất định, trong một thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiện đúng và đầy đủ những điều khoản quy định trong văn bản đó.
Điều 2 UCP quy định: “Thư tín dụng là bất cứ thoả thuận có tên gọi hoặc mô tả như thế nào, có giá trị không thể bị huỷ, từ đó xác định rõ nghĩa vụ của ngân hàng phát hành nhằm bảo đảm thanh toán khi có sự xuất trình hồ sơ phù hợp.”
Để hiểu rõ hơn khái niệm của thư tín dụng theo quy định tại Điều 2 UCP, cần làm rõ các thuật ngữ liên quan tại Điều này theo quy định của UCP như sau:
“Ngân hàng phát hành” (Issuing bank): là ngân hàng cung cấp thư tín dụng theo đề nghị của người yêu cầu (người mở thư tín dụng), hoặc với danh nghĩa của chính ngân hàng.
“Thanh toán” (Honour) nghĩa là:
+ Việc trả tiền ngay, nếu thư tín dụng có giá trị trả ngay.
+ Cam kết trả chậm và trả khi đáo hạn, nếu thư tín dụng có giá trị trả chậm.
+ Sự chấp nhận hối phiếu [‘draft’] do người thụ hưởng kí phát và trả khi đáo hạn, nếu thư tín dụng có giá trị chấp nhận.
“Xuất trình hợp lệ” (Complying presentation): là sự xuất trình [chứng từ] phù hợp với các điều kiện và điều khoản nêu tại thư tín dụng, với các điều khoản có thể áp dụng của Quy tắc này [UCP] và với thực tiễn hoạt động ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế.
Tóm lại, thư tín dụng là thoả thuận không thể bị huỷ, và xác định rõ nghĩa vụ của
“ngân hàng phát hành” phải “thanh toán”, thực chất là việc trả tiền cho giá trị hàng hoá, khi bộ chứng từ xuất trình tại ngân hàng được coi là “xuất trình hợp lệ”.
6.2.3.2. Các chủ thể tham gia vào phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Người xin mở thư tín dụng (Applicant)
- Người hưởng lợi (Beneficiary) - Ngân hàng phát hành (Issuing bank)
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (Advising bank) - Ngân hàng xác nhận (Confirming bank)
- Ngân hàng được chỉ định (Nominated bank)
Quy trình nghiệp vụ thanh toán bằng L/
C 6.2.3.3. Đặc điểm của phương thức thanh toán
-Ngân hàng phát hành - nơi mở L/C theo yêu cầu của 01 khách hàng sẽ trả tiền cho người thứ 3 hoặc theo lệnh của người thứ 3 (người hưởng lợi); hoặc trả, chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người hưởng lợi phát hành; hoặc ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán; chấp nhận, thanh toán hoặc cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ.
- Trong các hợp đồng xuất, nhập khẩu, thì việc mở Thư tín dụng thường là 1 trong các điều khoản bảo lưu của hợp đồng, tức là kiều kiện đó được thực hiện thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý.
Thông thường bên nhập khẩu phải mở L/C thì hợp đồng mới có giá trị pháp lý và khi đó bên xuất khẩu mới phát sinh nghĩa vụ gửi hàng. Sau khi gửi hàng, bên xuất khẩu sẽ mang bộ chứng từ tới ngân hàng tại nước xuất khẩu (thường là đại lý hoặc chi nhánh của ngân hàng đã mở L/C) để được nhận thanh toán. Chú ý: để được thanh toán thì bộ chứng từ phải là bộ chứng từ “sạch”, tức là bộ chứng từ mà nhà vận chuyển xác nhận rằng:
+ hàng hóa đủ số lượng, đúng chủng loại hợp đồng + phải đóng gói đúng theo quy chuẩn.
6.2.3.4. Phân loại thư tín dụng
* Căn cứ vào loại hình L/C
-L/C có thể hủy ngang (Revocable L/C): Là loại L/C mà người mở L/C có quyền đề nghị NHPH sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà ko cần có sự chấp nhận và thông báo trước cho người thụ hưởng, trừ khi hàng hóa đã được giao.
- L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): Là loại L/C sau khi đã được mở ra và thông báo cho người hưởng lợi thì không được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong thời hạn hiệu lực của nó nên không có sự đồng ý của các bên liên quan
Lưu ý: Tất cả các L/C đều là L/C không thể hủy ngang, dù có ghi “Irrevocable”
hay không (UCP600).
* Căn cứ vào thời điểm thanh toán
- L/C trả ngay (At sight L/C): người hưởng lợi sẽ nhận được tiền thanh toán ngay khi xuất trình chứng từ phù hợp
- L/C trả chậm (Usance L/C): gồm có
+ L/C chấp nhận (Acceptance L/C): Là loại L/C mà việc thanh toán được thực hiện vào 1 ngày trong tương lai bằng việc ngân hàng chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn do người hưởng lợi ký phát, người hưởng lợi phải gửi hối phiếu kèm theo chứng từ.
+ L/C thanh toán dần (Deferred L/C): Là loại LC mà việc thanh toán được thực hiện vào một ngày trong tương lai được quy định trong L/C bằng cam kết của ngân hàng đối với người hưởng lợi, trường hợp này người hưởng lợi không cần gửi hối phiếu kèm theo.
* Căn cứ vào phương thức sử dụng:
- L/C có xác nhận (Confirmed L/C): là thư tín dụng trong giao dịch quốc tế được bảo đảm bởi một ngân hàng thứ hai, ngoài ngân hàng gốc phát hành tín dụng. Ngân hàng xác nhận đồng ý thanh toán hay chấp nhận hối phiếu đối với tín dụng ngay cả khi bên phát hành từ chối
- L/C miễn truy đòi (Without Recourse L/C): Là loại thư tín dụng không thể hủy ngang, trong đó quy định Ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho người bán thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất cứ lý do nào. Khi sử dụng loại L/C này, người bán khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “không được truy đòi lại tiền người ký phát” (Without recourse to drawers).
-L/C tuần hoàn (Revolving L/C): là loại L/C không thể hủy ngang, sau khi sử dụng xong hoặc đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy nó tuần hoàn cho đến khi nào tổng giá trị hợp đồng được thực hiện hết. Loại L/C này được sử dụng trong trường hợp mua bán thường xuyên với giá trị ít thay đổi, 2 bên sử dụng hình thức này nhằm giảm chi phí mở L/C và chủ động tái tục L/C tới thời hạn thanh toán.
- L/C có điều khoản đỏ (Red Clause L/C): là L/C mà Ngân hàng phát hành cho phép Ngân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở.
- L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): là thư tín dụng không thể hủy bỏ trong đó quy định người hưởng lợi thứ nhất có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một hay nhiều người khác. L/C chuyển nhượng chỉ được chuyển nhượng một lần. Chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi đầu tiên (người chuyển nhượng L/C) chịu.
- L/C giáp lưng (Back to back L/C): là loại LC được phát hành trên cơ sở một LC khác, hai LC này độc lập với nhau. LC ban đầu là LC gốc (Master LC), LC giáp lưng là LC thứ 2 (Baby LC/ Secondary LC). Người thụ hưởng LC gốc là người yêu cầu mở LC thứ 2.
Thường sử dụng trong mua bán qua trung gian. Hai LC này có các điều khoản và điều kiện giống nhau, ngoại trừ số tiền, đơn giá, thời gian hiệu lực, thời hạn xuất trình chứng từ, số lượng chứng từ, tỷ lệ bảo hiểm.
- L/C đối ứng (Reciprocal L/C): là loại thư tín dụng chỉ bắt đầu có hiệu lực khi có một thư tín dụng khác đối ứng với nó được mở ra. Thư tín dụng đối ứng thường được áp dụng trong mua bán thông qua hình thức hàng đổi hàng (Barter), trong đó các bên cùng trao đổi trực tiếp hàng hóa, dịch vụ này lấy hàng hóa, dịch vụ khác.
- L/C dự phòng (Standby L/C): là một loại thư tín dụng được thực hiện bởi một ngân hàng thay mặt cho khách hàng, đảm bảo sẽ thanh toán và được thực hiện ngay cả khi khách hàng của họ không thể thực hiện thanh toán.
Bản chất của L/C dự phòng là: cam kết dự phòng; độc lập; không thể hủy ngang;
kèm chứng từ; ràng buộc trách nhiệm các bên.