Khát quát về thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo án luật thương mại quốc tế (Trang 129 - 132)

Chương 6. THANH TOÁN QUỐC TẾ

6.1. Khát quát về thanh toán quốc tế

Thanh toán quốc tế là nghĩa vụ chỉ trả về tiền tệ phát sinh từ các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân của các quốc gia khác nhau thông qua hệ thống ngân hàng.

Thanh toán quốc tế gồm có: Thanh toán mậu dịch và Thanh toán phi mậu dịch.

Do người mua và người bán ở những nước khác nhau, nên vấn đề quan trọng đặt ra là làm thế nào để thực hiện hoạt động thanh toán. Người bán sau khi giao hàng, nhận vận đơn vận tải luôn muốn được thanh toán ngay lập tức, tuy nhiên, người mua khi chưa nhận được hàng sẽ chưa muốn thanh toán. Người mua có thể chỉ muốn thanh toán sau khi nhận hàng và chắc chắn là hàng đã đủ số lượng cũng như đạt yêu cầu về chất lượng. Cơ chế thanh toán trong trường hợp này cần sự tham gia của bên thứ ba, thường là ngân hàng - giữ vai trò như bên trung gian, để đảm bảo rằng người bán sẽ được thanh toán đúng thời hạn.

6.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế:

*Đối với nền kinh tế:

Thanh toán quốc tế là mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. Thanh toán quốc tế là khâu quan trọng của giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. Thanh toán quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hoá trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động thanh toán quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến cho quan hệ lưu thông hàng hoá tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trôi chảy, hiệu quả hơn.

Thanh toán quốc tế làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Các ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo vệ

quyền lợi cho khách hàng, đồng thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán trong giao dịch nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán và tạo sự an toàn tin tưởng cho khách hàng.

Như vậy, thanh toán quốc tế là hoạt động tất yếu của một nền kinh tế phát triển.

* Đối với ngân hàng thương mại:

Thanh toán quốc tế là một loại hình dịch vụ liên quan đến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới thanh toán quốc tế. Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng qui mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh cho ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà còn là một hoạt động nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ mở rộng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác…

Hoạt động thanh toán quốc tế làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ thanh toán quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán.

Thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng qui mô và mạng lưới ngân hàng.

Hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hàng mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác được nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng.

Như vậy, thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng 6.1.3. Các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế - Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các đại lý

- Các ngân hàng thương mại - Các công ty chuyên chở

- Các công ty bảo hiểm

6.1.4. Pháp luật điều chỉnh thanh toán quốc tế

*Công ước quốc tế:

-Công ước Geneve 1930 về Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange - ULB 1930)

- Công ước Geneve 1931 về Séc quốc tế (Geneve convention for Check 1931) - Công ước quốc tế về vận tải và bảo hiểm.

* Tập quán quốc tế

- Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, ấn bản số 600 (Uniform Custom and Practice for Documentary Credit - UCP600) hiệu lực từ 01/7/2007.

- ISBP 681(International Standard Banking Practice - ISBP for the Examination of Documents under Letter of Credit - 2007) gồm 185 quy tắc kiểm chứng từ …

- Quy tắc thống nhất hoàn trả liên ngân hàng theo tín dụng chứng từ, ấn bản số 525/725 (Uniform Rules for Bank to Bạnk Reimbursement under Documentary Credit - URR 525/725)

- Quy tắc thống nhất về nghiệp vụ nhờ thu, ấn bản số 522 (Uniform Rules for Collection - URC522), hiệu lực từ 01/01/1996.

- Tín dụng dự phòng quốc tế, ấn bản số 590 (International Standy Practices - ISP 98, hiệu lực 01/01/1999.

* Pháp luật quốc gia - Bộ luật dân sự 2015 - Luật thương mại 2005

- Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 - Các văn bản hướng dẫn

Lưu ý: Thông lệ và tập quán quốc tế chỉ là văn bản quy phạm pháp luật tùy nghi. Do người mua và người bán ở những nước khác nhau, và “luật pháp” các nước cấm thanh toán trực tiếp cho nhau nên vấn đề quan trọng đặt ra là làm thế nào để thực hiện hoạt động thanh toán. Người bán sau khi giao hàng, nhận vận đơn vận tải luôn muốn được thanh toán ngay lập tức, tuy nhiên, người mua khi chưa nhận được hàng sẽ chưa muốn thanh toán. Người mua có thể chỉ muốn thanh toán sau khi nhận hàng và chắc chắn là hàng đã đủ số lượng cũng như đạt yêu cầu về chất lượng. Phương án người xuất khẩu và người nhập khẩu có thể kiểm soát hoạt động mua bán hàng hóa hiệu quả:

Các phương án Các phương án

nhà xuất khẩu kiểm soát hàng hóa nhà nhập khẩu kiểm soát tiền 1. Tự mình tham gia kiểm soát hàng hóa 1. Tự mình kiểm soát thanh toán (không khả (không khả thi trong ngoại thương) thi trong ngoại thương)

2. Yêu cầu ứng trước tiền hàng 2. Chuyển tiền sau khi nhận hàng 3. Sử dụng chứng từ sở hữu hàng hóa 3. Sử dụng chứng từ sở hữu hàng hóa

4. Sử dụng chứng từ không sở hữu hàng hóa 4. Sử dụng chứng từ không sở hữu hàng hóa Như vậy, Nhà xuất khẩu sẽ kiểm soát hàng hóa thông qua kiểm soát chứng từ vận tải bằng dịch vụ của Ngân hàng. Nhà nhập khẩu kiểm soát Tiền thông qua việc định đoạt chứng từ vận tải bằng dịch vụ thanh toán của Ngân hàng

Điểm chung của nhà xuất khẩu và nhập khẩu kiểm soát hàng hóa và tiền của mình thông qua chứng từ vận tải bằng dịch vụ thanh toán của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giáo án luật thương mại quốc tế (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w