Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng tòa án

Một phần của tài liệu Giáo án luật thương mại quốc tế (Trang 156 - 160)

Chương 7. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA CÁC THƯƠNG NHÂN

7.4. Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế bằng tòa án

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng tại tòa án, gắn liền với quyền lực nhà nước.

Nếu so sánh với thương lượng, hoà giải và thậm chí với trọng tài, thì tranh tụng trước toà án là quy trình giải quyết tranh chấp có tính thể thức và tính tổ chức cao. Với các quy định và thủ tục đã được thiết lập rất chặt chẽ, toà án giải quyết hầu hết mọi chi tiết nhỏ của quá trình tranh tụng, từ thời điểm bắt đầu vụ kiện cho đến khi có bản án cuối cùng và thi hành án.

Hiện nay, chưa có Tòa án quốc tế được thành lập để chuyên xét xử các tranh chấp phát sinh trong thương mại quốc tế. Vì vậy, khi tranh chấp phát sinh mà các bên lựa chọn giải quyết bằng tòa án thì nguyên đơn phải gửi đơn kiện đến tòa án có thẩm quyền tại nước bị đơn, nước nguyên đơn hoặc nước thứ 3, tùy trường hợp.

7.4.2. Ưu điểm và nhược điểm của phương thức xét xử tại Tòa án 7.4.2.1. Ưu điểm giải quyết bằng Tòa án

+Tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ; và đảm bảo hiệu lực thi hành của phán quyết tại Tòa. Nếu các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế bởi cơ quan thi hành án. Các bên được bảo toàn quyền lợi và nghĩa vụ của mình bắt buộc phải thực hiện theo phán quyết của Tòa.

+Nguyên tắc xét xử công khai có tính răn đe đối với những thương nhân kinh doanh vi phạm pháp luật. Đây cũng là một lợi thế; vì khi có những vụ xét xử công khai sẽ nhận ra những doanh nghiệp mang tính lừa lọc; hay vi phạm để tránh những trường hợp khác xảy ra.

+Các tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia; có điều kiện tốt hơn trong việc tiến hành điều tra; có quyền cưỡng chế, triệu tập bên thứ ba đến tòa.

+Các bên không phải trả thù lao cho thẩm phán, ngoài ra chi phí hành chính rất hợp lý.

7.4.2.2. Nhược điểm giải quyết bằng Tòa án

+ Thủ tục tố tụng tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó;

+Phán quyết của tòa án thường bị kháng cáo. Quá trình tố tụng có thể bị trì hoãn và kéo dài; có thể phải qua nhiều cấp xét xử; ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh.

+ Nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ;

mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ; và uy tín trên thương trường bị giảm sút.

+Phán quyết của tòa án thường khó đạt được sự công nhận quốc tế. Phán quyết của tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua hiệp định song phương hoặc theo nguyên tắc rất nghiêm ngặt.

+ Mặc dù thẩm phán quốc gia có thể khách quan; họ vẫn phải buộc sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quy tắc tố tụng của quốc gia họ và thường cùng quốc tịch với một bên.

7.4.3. Thẩm quyền của tòa án để giải quyết tranh chấp

Thẩm quyền giái quyết tranh chấp thương mại quốc tế là quyền hạn và nghĩa vụ của tòa án thương mại trong lĩnh vực giải quyết các vụ án thương mại. Thẩm quyền của toà án có thể được xem xét theo những cách khác nhau. Về nguyên tắc tòa án thương mại chỉ có quyền xét xử các tranh chấp thương mại quốc tế khi nào các bên có liên quan thỏa thuận trong hợp đồng hoặc bằng thỏa thuận riêng sau khi tranh chấp phát sinh.

Nếu hợp đồng không có thỏa thuận tòa án nào có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh thì quyền lựa chọn toà án có quyền tài phán thuộc về nguyên đơn. Nguyên đơn sẽ bắt đầu vụ kiện tại toà án của nước mà nguyên đơn tin rằng có thẩm quyền xét xử

vụ kiện. Tuy nhiên, cũng có công ty, khi được thông báo là sẽ phải đối mặt với vụ kiện quan trọng, đã quyết định khởi xướng trước vụ kiện. Công ty sẽ cố gắng bảo đảm sao cho các bước tố tụng tại toà án (có quyền tài phán) mang lại lợi ích tốt nhất cho mình.

Cũng có thể xác định thẩm quyền giải quyết bằng tố tụng trước tòa án trên cơ sở tập quán là giải quyết ở tòa án nước bị đơn hoặc noi bị đơn có tài sản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án sau này. Thẩm quyền xét xử của toán án cũng được quy định trong các điều ước quốc tế có liên quan, hoặc quy tắc tư pháp quốc tế của nước đó (tức là theo quy phạm xung đột).

7.4.4. Thủ tục tố tụng

Việc xét xử tại tòa án nước nào thì tuân theo quy trình tố tụng dân sự của quốc gia đó. Việc xét xử tại tòa án tuân theo những nguyên tắc chung như: nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật; nguyên tắc xét xử theo hai cấp (sơ thẩm và phúc thẩm); khi tranh chấp trước tòa các bên có quyền mời luật sư để bảo vệ quyền lợi cho mình và nguyên tắc khi xét xử thẩm phán và hội thẩm độc lập, chỉ tuân theo pháp luật …

Quy trình xét xử tại tòa án bắt đầu từ lúc nguyên đơn đưa đơn kiện tới tòa án.

Theo nguyên tắc chung việc xét xử và ra quyết định của tòa án đều được công khai, trừ những trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật có thể xét xử kín.

7.4.5. Vấn đề chọn luật áp dụng để giải quyết tranh chấp

Vấn đề toà án sẽ áp dụng luật nào để giải quyết tranh chấp phát sinh từ một hợp đồng quốc tế được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế có liên quan (ví dụ: các quy định và chỉ thị của EU), và/hoặc các quy định pháp luật quốc gia có liên quan (ví dụ như các quy định tư pháp quốc tế của các nước có liên quan).

7.4.5.1. Chọn luật theo CISG

Không có công ước toàn cầu nào đề cập đến vấn đề chọn luật áp dụng cho các hợp đồng thương mại quốc tế. Công ước quan trọng nhất ngoài khuôn khổ EU và đề cập thực chất đến vấn đề chọn luật trong các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là CISG

7.4.5.2. Chọn luật theo Quy định Rô-ma I

Khoản 1 Điều 3 Quy định Rô-ma I quy định rằng hợp đồng được điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn và việc lựa chọn này có thể được thể hiện rõ ràng trong các điều khoản của hợp đồng.

Khoản 2 Điều 3 của bản Quy định này cho phép thỏa thuận một sự lựa chọn rõ ràng giữa các bên sau khi đã kí kết hợp đồng. Có thể một sự lựa chọn sau khi đã kí kết hợp đồng, thông thường, sẽ có hiệu lực hồi tố, trừ khi các bên thể hiện ý định khác.

Trong trường hợp các bên không có sự lựa chọn rõ ràng, Điều 3 Quy định Rô-ma I quy định theo đó toà án sẽ xem xét khả năng có thể chấp nhận một sự lựa chọn ngầm giữa các bên hay không? Theo Điều 3, sự lựa chọn ngầm của các bên chỉ cần ‘được thể hiện rõ ràng trong các điều khoản của hợp đồng hoặc bối cảnh đi đến kí kết hợp đồng’ là đủ.

Trong trường hợp không có sự lựa chọn rõ ràng hay lựa chọn ngầm có hiệu lực giữa các bên, ‘luật thích hợp’ để điều chỉnh hợp đồng sẽ được xác định phù hợp với các quy định dự kiến tại Điều 4 và Điều 5 Quy định Rô-ma I. Những quy định này ưu tiên áp dụng luật của ‘nước có mối liên hệ chặt chẽ nhất’ với việc thực hiện hợp đồng.

Ví dụ: Hợp đồng liên quan đến các quyền về bất động sản. Khoản 3 Điều 4 quy định: Trong phạm vi theo đó đối tượng điều chỉnh của hợp đồng là quyền về bất động sản hoặc quyền sử dụng bất động sản, thì ‘nước có mối liên hệ chặt chẽ nhất’ được suy đoán là nước nơi có bất động sản.

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá: được suy đoán là có mối liên hệ chặt chẽ nhất với nước mà bên vận chuyển có trụ sở kinh doanh chính vào thời điểm kí kết hợp đồng, nếu nước đó cũng là nơi có địa điểm bốc hàng hoặc dỡ hàng, hoặc nơi có trụ sở kinh doanh chính của bên thuê vận chuyển. Nếu nước mà bên vận chuyển có trụ sở kinh doanh chính không phải là một trong những nước có một trong ba yếu tố này, thì suy đoán theo khoản 4 sẽ không được áp dụng.

7.4.6. Thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài

Khái niệm: Thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài là việc quốc gia này thi hành bản án, quyết định của tòa án quốc gia khác trên lãnh thổ quốc gia mình.

Ýnghĩa: Bảo vệ quyền lợi của thương nhân trong và ngoài nước và góp phần hoàn thiện quá trình tố tụng dân sự quốc tế.

Điều kiện: về nguyên tắc thì bản án, quyết định của tòa án nước ngoài không có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia nước khác. Do đó nếu muốn được thi hành tại nước ngoài thì phải tuân theo 1 thủ tục pháp lý chính thức tại tòa án nước sở tại để bản án, quyết định của tòa án nước ngoài được công nhận là có hiệu lực trên lãnh thổ nước sở tại.

Theo quy định của Công ước La Haye về công nhận và cho thi hành quyết định của tòa án nước ngoài, người ta chỉ quy định bên đương sự tìm kiếm sự công nhận hoặc yêu cầu sự thi hành sẽ cung cấp một số tài liệu cho cơ quan có thẩm quyền, hoàn toàn không quy định chi tiết hay chỉ định rằng chỉ có người được thi hành mới có quyền nộp đơn yêu cầu.

Ngoài Công ước Lahay, Công ước Brussels về thẩm quyền và sự thi hành phán quyết

dân sự và thương mại cũng quy định chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là bất kỳ bên nào có liên quan.

Một phần của tài liệu Giáo án luật thương mại quốc tế (Trang 156 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w