Pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo án luật thương mại quốc tế (Trang 148 - 151)

Chương 6. THANH TOÁN QUỐC TẾ

6.4. Pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế

(1) Công ước Giơnevo 1930 - Luật thống nhất về Hối phiếu và Kỳ phiếu (Uniform Law for Bills of exchange) (ULB). ULB mang tính chất khu vực thuộc Châu Âu;

(2) Công ước Giơnevo về séc năm 1931 (Geneve Convention for Check 1931).

(3) Công ước 1995 của Liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và thư tín dụng dự phòng (the United Nations Convention on Independent Guarantees and Standby Letters of Credit 1995).

(4) Công ước Liên hợp quốc về hối phiếu và trái phiếu quốc tế đã được thông qua vào năm 1988.

6.4.2. Tập quán quốc tế

(1) The Uniform Custom and Practice for Documentary Credit - UCP 600 (Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ);

(2) Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursement – URR 725 (Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng);

(3) International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits – ISBP 745 (Ngân hàng Tiêu chuẩn Quốc tế về Kiểm tra Chứng từ theo Thư tín dụng).

(4) Uniform Rules for Collection - URC 522 (Bộ quy tắc thống nhất về nhờ thu).

(5) Incoterms 2020.

6.4.3. Pháp luật quốc gia

- Luật hối phiếu của Anh 1882: “Bill of Exchange Act of 1882” (BEA),

- Luật thương mại thống nhất của Mỹ năm 1962 “Uniform Commercial Codes of 1962” (UCC).

- Hệ thống pháp luật Việt Nam:

+ Bộ luật dân sự năm 2015

+ Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi bổ sung năm 2017 + Luật các công cụ chuyển nhượng 2005

+ Văn bản hợp nhất số: 07/VBHN-VPQH ngày 11/7/2013 về Pháp lệnh ngoại hối năm 2005

+ Các văn bản hướng dẫn.

Câu hỏi:

1. Nêu những khác biệt giữa hối phiếu kèm chứng từ (documentary bill) và tín dụng chứng từ (thư tín dụng). Nêu những lợi thế và bất lợi của từng loại?

2. Nguyên tắc tính độc lập của tín dụng chứng từ (thư tín dụng) là gì? Lí do của nguyên tắc này là gì?

3. Sự khác biệt giữa tín dụng chứng từ (thư tín dụng) và thư tín dụng dự phòng là gì?

4. Có bao nhiêu loại tín dụng chứng từ (thư tín dụng)? Loại nào là tốt nhất cho bên bán?

5. Trình bày về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ (thư tín dụng).

Bài tập

Bài 1. Một thương nhân Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu với 1 thương nhân nước ngoài, trong đó có quy định điều kiện bảo lưu là mở L/C, tuy nhiên khi bên nhập khẩu chưa mở L/C thì bên xuất khẩu đã gửi hàng. Khi bên xuất khẩu mang bộ chứng từ tới ngân hàng để thanh toán thì bên nhập khẩu cho rằng hợp đồng vô hiệu vì điều khoản bảo lưu đã không được thực hiện. Hỏi khi đó thì ngân hàng có thanh toán cho bên xuất khẩu không? Các mốc thời gian: ngày 20/3 ký hợp đồng, ngày 24/3 bên xuất khẩu gửi hàng, ngày 26/3 bên nhập khẩu mở L/C, ngày 27/3 bên xuất khẩu mang chứng từ ra ngân hàng yêu cầu thanh toán.

Bài 2. Nhà xuất khẩu ở thành phố Hồ Chí Minh, người mua hàng ở Ấn Độ, nơi đưa hàng đến là thành phố Osaka, Nhật Bản. Hãy lựa chọn điều kiện thương mại Incoterms 2020 thích hợp cho các trường hợp sau:

(1) Hàng hóa là gạo 8000 tấn, người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu thuê phương tiện vận tải, trả cước phí vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa. Địa điểm chuyển rủi ro về hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua sau khi hàng giao lên phương tiện vận tải ở nước xuất khẩu.

(2) Hai bên mua bán hoàn toàn chấp thuận các điều kiện đã nêu ở mục (a), nhưng thay đổi địa điểm chuyển rủi ro: sau khi người bán giao hàng an toàn trên phương tiện vận tải ở nước nhập khẩu.

(3) Nếu người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu sẽ giúp người mua thuê phương tiện vận tải để chuyên chở gạo đến thành phố Osaka, Nhật Bản nhưng cước phí vận tải người mua sẽ trả ở cảng tới. Bảo hiểm vận chuyển hàng hóa người mua tự thực hiện.

(4) Hàng hóa là gốm sứ mỹ nghệ 10 tấn. Người bán sau khi làm thủ tục xuất khẩu giao hàng cho người vận tải là hết nghĩa vụ. Người mua thực hiện các công việc khác để đưa hàng đến nơi nhập khẩu tại Osaka, Nhật Bản.

(5) Hai bên mua bán chấp nhận hoàn toàn các điều kiện nêu ở mục (d) nhưng đề nghị người bán thực hiện các công việc có liên quan đến vận tải và mua bảo hiểm cho hàng hóa, rủi ro về hàng hóa được chuyển từ người bán sáng người mua sau khi người bán giao hàng cho người vận tải tại nước xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Giáo án luật thương mại quốc tế (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w