Chứng từ tài chính

Một phần của tài liệu Giáo án luật thương mại quốc tế (Trang 132 - 141)

Chương 6. THANH TOÁN QUỐC TẾ

6.2. Chứng từ trong thanh toán quốc tế

6.2.2. Chứng từ tài chính

Chứng từ tài chính là các chứng từ có chức năng làm phương tiện thanh toán, được quy định rõ ràng và tương đối thống nhất với nhau.

Chứng từ tài chính bao gồm: Hối phiếu, lệnh phiếu, Séc và thẻ thanh toán.

6.2.2.1. Séc (Check)

Séc là phương tiện thanh toán truyền thống, ra đời gần như sớm nhất trong các phương tiện thanh toán, đồng thời séc cũng là cơ sở để phát triển các phương tiện thanh toán khác như hối phiếu.

a. Cơ sở pháp lý:

– Công ước Geneva 1931 về séc

– Luật mẫu về séc quốc tế của UNCITRAL 1982

– Quy định của mỗi quốc gia về séc (trong đó Luật về séc của Anh rất phát triển, đã được nhiều nước tham khảo)

b. Khái niệm

Theo luật thống nhất về séc - Công ước Geneva 1931: Séc là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do 1 khách hàng của ngân hàng ký phát cho ngân hàng đó, yêu cầu ngân hàng đó phải trả 1 khoản tiền từ tài khoản của mình cho người mang séc hoặc người được chỉ định trên séc.

Theo luật hối phiếu của Anh 1982: Séc là hối phiếu được lập ra đối với ngân hàng để thanh toán khi có yêu cầu.

Séc là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện của người chủ tài khoản ký phát ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được chỉ thị có tên ghi trên séc hoặc trả theo lệnh của người ấy, hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay chuyển khoản.

Các bên liên quan đến phát hành Séc:

+ người phát hành séc - người ký phát: chủ tài khoản, người mua, người trả tiền + người bị ký phát: người bị yêu cầu phải chi trả khoản tiền (thường là ngân hàng) + người hưởng lợi: là người được ngân hàng trả tiền

+ người chuyển nhượng séc: là người chuyển quyền thụ hưởng séc cho người khác c. Các đặc điểm của séc

- Séc có giá trị như tiền mặt:

+ séc ra đời từ chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ

+ có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền mặt: khi người được hưởng lợi nhận séc có thể coi như việc thanh toán đã xong (có thể mang ra ngân hàng đổi lấy tiền mặt)

- Séc là 1 loại hối phiếu trả ngay: khi trình séc với ngân hàng thì sẽ được nhận tiền ngay lập tức.

d. Điều kiện ký phát séc

-Có tiền trong tài khoản của người ký phát: tại thời điểm ký phát hoặc tại thời điểm séc được xuất trình nhận thanh toán.

- Số tiền ghi trên séc phải nhỏ hơn số tiền có trong tài khoản. Nếu không có đủ tiền trong tài khoản thì người ký phát séc phải có tài khoản thấu chi tại ngân hàng.

- Người phát hành séc phải có đủ năng lực pháp lý - Séc phát hành phải trên mẫu in sẵn của ngân hàng e. Sử dụng séc

- Tại Việt Nam, Séc thông dụng trong thanh toán nội địa, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hầu như không dùng séc (lý do là vì các bên thường không gặp nhau trực tiếp để trao séc, thời điểm phân chia rủi ro và thời điểm thanh toán không trùng nhau nên sẽ bất lợi cho 1 bên)

- Trên phạm vi quốc tế: được dùng trong thanh toán các khoản tiền nhỏ.

Quy trình thanh toán bằng séc g. Thời hạn hiệu lực của Séc

Luật Công ước Genever năm 1931, thời hạn hiệu lực của séc được xác định:

- 8 ngày làm việc kể từ ngày phát hành nếu séc lưu thông trên cùng một nước;

- 20 ngày làm việc nếu séc lưu thông ra nước ngoài nhưng trên cùng châu lục;

- 70 ngày làm việc nếu séc lưu thông không cùng châu lục.

Theo Luật về Séc quốc tế do Ủy ban luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc ban hành thì sec phải xuất trình để thanh toán trong vòng 120 ngày kể từ ngày ghi trên séc.

Khoản 4 Điều 71 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005 của Việt Nam quy định thời hạn hiệu lực của séc là 30 ngày kể từ ngày ký phát. Séc được xuất trình sau thời hạn xuất trình để thanh toán nhưng chưa quá sáu tháng kể từ ngày ký phát thì người bị ký phát vẫn có thể thanh toán nếu người bị ký phát không nhận được thông báo đình chỉ thanh toán đối với séc đó và người ký phát có đủ tiền trên tài khoản để thanh toán.

Luật Anh-Mỹ không quy định thời hạn hiệu lực cụ thể của Séc mà Séc phải xuất trình để lãnh tiền trong “thời hạn hợp lý” do ngân hàng xác định.

h. Phân loại séc

Căn cứ vào tính lưu chuyển của séc: người ta chia ra làm 3 loại

Séc đích danh: là loại séc ghi rõ tên người hưởng lợi, kèm theo cụm từ “not to order” hoặc tương tự.  không thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu

Séc theo lệnh (Séc ký danh): là loại séc ghi trả theo lệnh của người thụ hưởng.

Loại này có thể được chuyển nhượng bằng cách ký hậu.

Séc vô danh: là loại séc không ghi tên người thụ hưởng, hoặc chỉ ghi “pay to bearner”  có thể chuyển nhượng bằng cách trao tay.

Căn cứ theo cách thanh toán: Séc tiền mặt và séc chuyển khoản.

Căn cứ vào đặc điểm sử dụng séc: Người ta chia làm nhiều loại séc khác nhau:

Séc gạch chéo, Séc xác nhận, Séc du lịch.

Căn cứ theo tính chất bảo đảm: Séc không có bảo đảm và séc có bảo đảm.

6.2.2.2. Hối phiếu (Bill of Exchange) a.Khái niệm:

Hối phiếu là một văn bản yêu cầu vô điều kiện do một người kí phát cho một người khác, đòi hỏi người này, theo yêu cầu, tại một thời điểm ấn định hay có thể ấn định trong tương lai, phải thanh toán một khoản tiền nhất định cho người cầm hối phiếu hay một người cụ thể hoặc theo yêu cầu của người này45.

Hối phiếu là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng46.

b. Đặc điểm của Hối phiếu

Tính trừu tượng: Hối phiếu không cần phải ghi rõ nội dung QH kinh tế phát sinh ra hối phiếu. Tính pháp lý của tờ hối phiếu không gắn với nguyên nhân phát sinh ra nó. Tuy

45 Mục 3 (1) đọa luật hối phiếu của Anh năm 1882

46 Khoản 2 Điều 4 Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005

nhiên, các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực thanh toán thì cần ghi rõ như sau: số tiền phải trả là bao nhiêu và trả cho ai, người nào sẽ thanh toán, thanh toán khi nào.

Tính bắt buộc trả tiền: Chỉ trừ trường hợp hối phiếu không phù hợp với đạo luật, còn tất cả các trường hợp còn lại, người trả tiền bắt buộc phải trả tiền đầy đủ theo yêu cầu của hối phiếu. Và, người ký phát hối phiếu phải chịu trách nhiệm thanh toán cho người thụ hưởng nếu hối phiếu đã được chuyển nhượng mà không được thanh toán.

Tính lưu thông: Thể hiện ở điểm hối phiếu có thể được dùng một hay nhiều lần hoặc được chuyển nhượng từ người này sang người khác hoặc có thể dùng để cầm, thế chấp vay vốn ngân hàng trong thời hạn quy định của nó, người trả tiền sẽ thanh toán cho người đang sở hữu hối phiếu.

c. Hình thức của hối phiếu

Hối phiếu phải được lập thành văn bản. Hình mẫu hối phiếu dài hay ngắn không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của hối phiếu. Hối phiếu có thể viết tay, đánh máy, in sẵn

… đều có giá trị. Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu phải đồng nhất. Hiện nay, ngôn ngữ thông dụng được sử dụng để tạo lập hối phiếu là Tiếng Anh. Không được viết hối phiếu bằng bút chì, mực dễ phai, mực đỏ. Đồng thời không được tẩy xóa và sửa chữa hối phiếu. Hối phiếu có thể lập một hay nhiều bản. Thông thường là 02 bản, mỗi bản đều có đánh số thứ tự và có giá trị ngang nhau. Hối phiếu không có bản chính, bản phụ.

d. Nội dung của Hối phiếu

Tiêu đề của hối phiếu: Được ghi trên mặt trước của hối phiếu (VD: Bill of Exchange/ Draft/ Hối phiếu/ Hối phiếu đòi nợ). Theo luật BEA 1882 và UCC 1972:

không bắt buộc phải có tiêu đề.

Mệnh lệnh vô điều kiện để đòi thanh toán một số tiền nhất định: Mệnh lệnh đòi tiền không kèm theo điều kiện; Khi số tiền bằng số và bằng chữ có sự khác nhau thì số tiền bằng chữ được thanh toán; Khi số tiền của hối phiếu được diễn đạt hoàn toàn bằng số hoặc bằng chữ, mà có số lớn hơn thì số tiền nhỏ hơn là số tiền được thanh toán.

Người trả tiền hối phiếu: phải được thể hiện cụ thể, chi tiết bao gồm tên và địa chỉ và được ghi vào góc bên trái của hối phiếu. Ghi vào chỗ “To...”

Thời hạn trả tiền: Thời hạn trả tiền của hối phiếu phải được xác định cụ thể, không mờ hồ, tối nghĩa. Một hối phiếu có thể được ký phát để thanh toán (Điều 33, ULB1930):

+ Ngay khi xuất trình (At sight….)

+ Vào một thời gian cố định sau khi xuất trình (X days after sight …)

+ Vào một thời gian cố định sau ngày ký phát hối phiếu (X days after signed…)

+ Vào một ngày cố định (On DD/MM/YY)

Một hối phiếu trong đó không nêu rõ thời gian thanh toán thì được xem như là được thanh toán ngay sau khi xuất trình (Điều 2, ULB1930)

Địa điểm trả tiền: Khi không nêu rõ địa điểm trả tiền, thì địa điểm được ghi bên cạnh tên của người trả tiền được xem là nơi trả tiền (Đ2, ULB1930). Nếu hối phiếu không ghi địa chỉ của người trả tiền thì hối phiếu sẽ bị vô hiệu.

Người hưởng lợi (Điều 3, ULB 1930): (Pay to/ Pay to the order of …) - Hối phiếu có thể được ký phát để thanh toán theo lệnh của người ký phát.

- Hối phiếu có thể được ký phát cho chính người ký phát.

- Hối phiếu có thể được ký phát để thanh toán cho 1 bên thứ ba

Địa điểm và ngày ký phát hối phiếu: Một hối phiếu không nêu địa điểm ký phát thì được xem như đã được ký phát tại nơi được nêu bên cạnh tên của người ký phát (Điều 2, ULB1930). Nếu hối phiếu không ghi địa chỉ của người ký phát thì hối phiếu sẽ bị vô hiệu.

Người ký phát hối phiếu: được ghi ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu và người kí phát hối phiếu phải ký tên bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch.

e. Lưu thông hối phiếu

Thủ tục chấp nhận hối phiếu (Acceptance)

Ký phát xuất trình ký xác nhận xuất trình (12 tháng hoặc hiệu lực L/C) Thanh

toán

Cách ghi: ghi Accepted & ký bên cạnh - mặt trước, mặt sau/điện thông báo riêng (ghi ngày đối với hối phiếu trả sau)

Ký hậu hối phiếu (Endorsement) chuyển nhượng hối phiếu Ký mặt sau & trao hối phiếu cho người được chuyển nhượng - Ký hậu để trống: chỉ ký tên

- Ký hậu theo lệnh: ký tên + pay to the order of Mr. A - Ký hậu hạn chế: ký tên + pay to Mr. A only

- Ký hậu miễn truy đòi: ký tên + …+ “without recourse”

Quy trình lưu thông hối phiếu

g. Phân loại hối phiếu

* Dựa vào thời hạn thanh toán:

Hối phiếu trả tiền ngay: Là loại hối phiếu mà người bị ký phát phải thanh toán cho người cầm hối phiếu ngay khi nhìn thấy tờ hối phiếu. Đối với những hối phiếu không quy định thời hạn thanh toán sẽ được xem là hối phiếu trả ngay.

Hối phiếu có kỳ hạn: Người ký phát hối phiếu có quyền quy định thời hạn thanh toán hối phiếu bằng các hình thức sau: Trả sau 1 thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát hối phiếu, trả sau 1 thời hạn nhất định kể từ ngày giao hàng, trả tại một thời điểm cụ thể quy định trong hối phiếu… Các hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để ký chấp nhận nếu cần.

* Dựa vào các chứng từ kèm theo:

Hối phiếu trơn: Là loại hối phiếu mà việc trả tiền không kèm theo chứng từ thương mại (chứng từ về hàng hóa).

Hối phiếu kèm chứng từ: Là loại hối Người trả tiền phải trả tiền hối phiếu hoặc ký được nhận các chứng từ về hàng hóa.

phiếu có kèm theo các chứng về hàng hóa.

chấp nhận việc trả tiền vào hối phiếu thì mới

* Dựa vào tính chất chuyển nhượng

Hối phiếu đích danh: Là loại hối phiếu ghi cụ thể tên người hưởng lợi.

Hối phiếu vô danh: Là loại hối phiếu không ghi cụ thể tên người hưởng lợi mà chỉ ghi trả cho người giữ hối phiếu. Loại này được phép chuyển nhượng tự do.

Hối phiếu theo lệnh: là loại hối phiếu có ghi “pay to the order of…”, loại hối phiếu này được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế vì được chuyển nhượng dưới hình thức ký hậu.

* Dựa vào người ký phát hối phiếu

Hối phiếu thương mại: do đơn vị xuất khẩu ký phát để đòi tiền đơn vị nhập khẩu hoặc ngân hàng phát hành L/C.

Hối phiếu ngân hàng: Là loại hối phiếu do ngân hàng phát lệnh cho ngân hàng đại lý thanh toán một khoản tiền nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên hối phiếu.

Loại hối phiếu này không chuyển nhượng.

6.2.2.3. Lệnh phiếu/Kỳ phiếu/Hối phiếu nhận nợ (Promissory note) a. Khái niệm:

Lệnh phiếu/Kỳ phiếu là giấy nhận nợ hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập phiếu phát ra trả số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác theo quy định trong lệnh phiếu/Kỳ phiếu đó.

Hối phiếu nhận nợ là giấy tờ có giá do người phát hành lập, cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng. (Luật các công cụ chuyển nhượng 2005)

b. Đặc điểm:

+Là một công cụ hứa trả tiền: chú ý: lệnh phiếu/kỳ phiếu không phải là công cụ để buộc bên có nghĩa vụ thanh toán phải chi trả tiền ngay lập tức.

+ Thường kèm theo yêu cầu bảo lãnh cho kỳ phiếu: đây là giấy nhận nợ, VD bên mua ký hợp đồng nhập khẩu và có nghĩa vụ phải thanh toán nhưng họ lại chưa có khả năng chi trả vào lúc đó, nên họ sẽ ký 1 kỳ phiếu để hứa sẽ trả vào 1 ngày nhất định, và để có giá trị thì kỳ phiếu phải được bên thứ 3 bảo lãnh, thường là Ngân hàng hay Công ty tài chính.

+ Không yêu cầu chấp nhận kỳ phiếu trong quá trình lưu thông: kỳ phiếu thường chỉ được sử dụng ở những bước đầu tiên trong quá trình xuất nhập khẩu khi các bên chưa có khả năng chi trả, và khi đến thời hạn chi trả thì bên bán hàng sẽ mang kỳ phiếu đến để yêu cầu lập hối phiếu.

+Kỳ phiếu được ký phát trước cho người thụ hưởng trước khi người này thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

+Kỳ hạn của kỳ phiếu được qui định rõ trên nó. Nếu không nêu rõ thời gian thanh toán thì được xem như là thanh toán ngay khi xuất trình.

+Một kỳ phiếu có thể do một hoặc nhiều người ký phát để cam kết thanh toán cho một hay nhiều người hưởng lợi.

+Kỳ phiếu chỉ có một bản chính duy nhất do con nợ/người mua phát ra để chuyển cho người hưởng lợi kỳ phiếu đó.

c. Nội dung của Kỳ phiếu

Các quy định cho Kỳ phiếu cũng giống như của Hối phiếu.

d. Phân loại kỳ phiếu

- Kỳ phiếu có kỳ hạn: Người ký phát kỳ phiếu có thể cam kết thời hạn thanh toán kỳ phiếu sau 1 thời hạn nhất định kể từ ngày ký phát kỳ phiếu.

- Kỳ phiếu trả ngay: Là loại kỳ phiếu mà người bị ký phát phải thanh toán cho người cầm kỳ phiếu ngay khi nhìn thấy tờ kỳ phiếu. Đối với những kỳ phiếu không quy định thời hạn thanh toán sẽ được xem là kỳ phiếu trả ngay.

So với hối phiếu thì kỳ phiếu ít được sử dụng hơn trong thanh toán quốc tế.

6.2.2.4. Thẻ thanh toán a. Khái niệm

Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán do các ngân hàng, định chế tài chính phát hành và người sở hữu thẻ có thể sử dụng thẻ để nạp, rút tiền mặt tại các máy, các quầy tự động của ngân hàng, có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc có thể sử dụng để chuyển khoản.

b. Phân loại thẻ thanh toán

Hiện có 3 loại thẻ thanh toán được dùng phổ biến nhất hiện nay là thẻ ghi nợ, thẻ trả trước và thẻ tín dụng. Mỗi thẻ có đặc điểm riêng, tuy nhiên tất cả đều có thể thanh toán hoặc rút tiền tại máy ATM, nên được gọi chung là thẻ ATM.

Debit Card (thẻ ghi nợ): có chức năng cho phép tiêu dùng với số tiền trong tài khoản đi kèm với thẻ đó. Có nghĩa là nếu muốn sử dụng Debit Card thì phải tạo tài khoản Ngân hàng và nạp vào trong tài khoản 1 số tiền nhất định rồi tiêu dùng trong phạm vi lượng tiền có trong tài khoản ngân hàng đó.

Thẻ thường được dùng khi bạn đi mua sắm tại các Trung tâm thương mại hay các quán ăn có máy cà thẻ. Có 2 loại thẻ ghi nợ là thẻ ghi nợ nội địa (thẻ ATM) mà mọi người thường dùng để rút tiền ở cây ATM gần nhất, chỉ có tác dụng tiêu dùng trong nước và thẻ ghi nợ quốc tế (Visa Debit và Master Debit) có thể tiêu dùng ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giáo án luật thương mại quốc tế (Trang 132 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(168 trang)
w