CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS Ở CHA MẸ CỦA TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.4. Những nghiên cứu về các biện pháp can thiệp tâm lý nhằm giảm stress ở
Hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của các hướng tiếp cận trong hỗ trợ tâm lý giảm stress, như tiếp cận phân tâm học, tiếp cận nhân văn, tiếp cận nhận thức hành vi... Nghiên cứu ứng dụng tiếp cận nhận thức giúp giảm thiểu stress ở cha mẹ trẻ RLPTK đóng một vai trò quan trọng trong các phản ứng stress (Grinker và Spiegel, 1945; Janis, 1954; Lazarus, 1993a, 1993b) và việc đánh giá thay đổi nhận thức có thể làm giảm stress (Lazarus và Alfret, 1964). Cơ chế hỗ trợ xã hội là một trong những hệ thống giúp giảm thiểu stress (Bailey và cộng sự, 1994;
Gesten, 1986; Bristol và Schopler, 1983; Chay, 1993). Hỗ trợ xã hội cũng là yếu tố
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
khiến các bà mẹ có con RLPTK bị stress mức độ cao hay thấp (Bristol và Schopler, 1983), các bà mẹ nhận thấy sự hỗ trợ xã hội giúp làm giảm stress hoặc các triệu chứng chứng trầm cảm liên quan stress (Gill và Harris, 1991). Grey và Holden (1992) nhận thấy sự hỗ trợ xã hội có liên quan nghịch đảo đến trầm cảm và lo âu.
Sự hỗ trợ trong mối quan hệ hôn nhân đã cho thấy có liên quan đến sự thích nghi cá nhân và hôn nhân tốt hơn trong các gia đình có trẻ trai bị khuyết tật phát triển (Bristol và cộng sự, 1988) và sự hài lòng của phụ huynh có con RLPTK (Milgram và Atzil, 1988). Sự hỗ trợ xã hội thường liên quan đến kết quả tích cực, có một số phát hiện ngược lại (Hynes và cộng sự, 1992). Những nỗ lực để giải quyết sự khác biệt đã phát hiện ra rằng sự hỗ trợ có thể được kiểm duyệt bởi các yếu tố tính cách.
Ví dụ, kiểu tính cách giúp kiểm soát mối quan hệ giữa bệnh động mạch vành và hỗ trợ xã hội, và sự khó khăn đã được tìm thấy để kiểm soát mối quan hệ giữa hỗ trợ xã hội, stress và bệnh tật (Blumenthal và cộng sự, 1987; Kobasa và Puccetti, 1983).
Chiến lược kiểm soát trọng tâm có thể giúp giải thích các tác động phức tạp của hỗ trợ xã hội (Friedrich và cộng sự, 1985). Tương tự, các gia đình sử dụng cách hỗ trợ nội bộ giúp giảm stress hơn khi nuôi dạy một đứa trẻ khuyết tật (Bristol và Schopler, 1983).
Ngược lại, tâm điểm kiểm soát bên ngoài tương quan với stress công việc (Cooper và cộng sự, 1994), và có liên quan đến trầm cảm và vô cảm khi đối phó với những thay đổi tiêu cực trong cuộc sống (Johnson và Sarason, 1978). Sự bất lực được đề cập đến, những người trải qua stress và xem bản thân họ không kiểm soát được các sự kiện có thể dễ bị ảnh hưởng nhất bởi sự ảnh hưởng của cuộc sống.
Bằng chứng cho thấy liệu pháp gia đình có thể giúp cải thiện giao tiếp, tăng cường mối quan hệ và tăng cường đối phó, sức khỏe tâm thần và sức khỏe cho những người bị RLPTK hoặc thành viên gia đình của họ. Một số nghiên cứu đã điều tra những lợi ích của liệu pháp nói chuyện đối với những người mắc RLPTK hoặc cho các thành viên gia đình. Trong khi các kết quả nghiên cứu cho thấy những liệu pháp này có thể cải thiện khả năng giao tiếp và đối phó, sức khỏe tinh thần và sức khỏe nói chung. Trị liệu gia đình được thiết kế để giúp mọi người trong gia đình hiểu được các tình huống khó khăn và giúp họ cùng nhau phát triển những cách suy
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
nghĩ mới và quản lý những khó khăn này. Điều quan trọng là tìm hiểu xem liệu pháp gia đình có thể hữu ích cho những người mắc RLPTK và người thân của họ hay không vì các triệu chứng cốt lõi của RLPTK và những khó khăn khác mà mọi người có thể gặp phải, thường ảnh hưởng đến gia đình.
Cũng theo Nguyễn Thị Kim Quý (2019), từ những suy nghĩ và thái độ không đúng đắn đó đã gây không ít khó khăn trong việc trị liệu cho con họ như: can thiệp muộn, can thiệp không đúng cách nên không mang lại hiệu quả như mong muốn, dễ làm họ buông xuôi, bỏ mặc không chăm sóc, không giáo dục, tuyệt vọng và đầu hàng trước chứng tự kỷ của con cha mẹ trẻ RLPTK phải đối phó với các khủng hoảng tâm lý của chính bản thân mình bao gồm các giai đoạn sau: sốc, buồn bã hoặc trầm cảm, tức giận, phủ nhận, cô đơn, chấp nhận.
Tại Việt Nam hiện nay cũng có một số nhà nghiên cứu và thực hành có những hỗ trợ tâm lý nhất định cho cha mẹ của trẻ có RLPTK. Theo Nguyễn Thị Kim Quý (2019), để hỗ trợ cha mẹ rút ngắn thời gian vượt qua đau khổ, cần giúp cha mẹ thực hiện các chiến thuật như: Thư giãn và cố gắng làm chủ cảm xúc của mình. Chấp nhận, yêu thương và đối đầu thử thách cùng con. Không cố gắng đi tìm nguyên nhân. Tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ của người khác (bạn bè, các tổ chức...). Tham gia các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm về cách nhận biết, chăm sóc, can thiệp, giáo dục cho trẻ tự kỷ nói riêng và các rối loạn phát triển khác nói chung.
Trở thành chuyên gia của con. Phân chia công việc gia đình cũng như việc can thiệp hỗ trợ trẻ một cách phù hợp với tất cả các thành viên trong gia đình nhằm tránh trút gánh nặng lên một cá nhân nào đó. Cố hướng sự tức giận của bạn về phía RKPTK chứ không phải về phía những người bạn yêu thương. Tiến hành ngay: cha mẹ nên đưa con đi điều trị ngay khi cảm nhận được con có dấu hiệu không bình thường như các trẻ khác. Tìm các thông tin về hội chứng tự kỷ. Viết nhật ký.
Các nghiên cứu hiện tại đã cố gắng đánh giá mối quan hệ giữa các vấn đề stress, hỗ trợ xã hội, kiểm soát, phong cách đối phó và hệ quả tiêu cực.
Sau khi tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước về stress ở cha mẹ trẻ RLPTK, chúng tôi nhận thấy: Những biểu hiện stress mà cha mẹ trẻ RLPTK thường
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
gặp phải là: cú sốc khủng khiếp, cảm giác bất công, tức giận, bất lực và tuyệt vọng;
mất tự tin, lo sợ, rối bời, hoang mang, bi quan, bế tắc; bất mãn trong hôn nhân, năng lực làm cha mẹ thấp hơn các cha mẹ có con khuyết tật khác, chất lượng cuộc sống thấp, đau đớn vì trải nghiệm sự mất mát, tình trạng hỗn loạn, không lối thoát,...
Những tác nhân dẫn đến stress ở cha mẹ của trẻ tự kỷ: bao gồm những tác nhân liên quan đến đặc điểm RLPTK của trẻ; các tác nhân liên quan đến can thiệp, chăm sóc trẻ RLPTK; các đặc điểm nhân cách của cha mẹ trẻ RLPTK; các tác nhân liên quan đến hỗ trợ xã hội; Những cách ứng phó của cha mẹ trẻ RLPTK với stress tập trung vào ứng phó tích cực và ứng phó tiêu cực.
Những nghiên cứu về các phương pháp hỗ trợ giảm thiểu stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK như thay đổi nhận thức có thể làm giảm stress; chiến lược kiểm soát trọng tâm có thể giúp giải thích các tác động phức tạp của hỗ trợ xã hội, v.v
Tổng quan nghiên cứu cũng cho thấy các nghiên cứu stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK tại Việt Nam chưa thực sự được quan tâm. Đây có thể được xem như khoảng trống cả về lý luận và thực tiễn. Nghiên cứu này thực hiện nhằm góp phần bổ sung thêm kết quả thực chứng về stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK ở Việt Nam.
Cũng từ kết quả nghiên cứu tổng quan tác giả đã lựa chọn thực hiện nghiên cứu này theo cả 4 xu hướng tiếp cận nghiên cứu về stress ở cha mẹ có con RLPTK.