Biện pháp can thiệp tâm lý nhằm giảm stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 67 - 74)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ STRESS Ở CHA MẸ CỦA TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

1.2. Một số vấn đề lý luận về stress ở cha mẹ của trẻ rối loạn phổ tự kỷ

1.2.5. Biện pháp can thiệp tâm lý nhằm giảm stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK

Đối với cha mẹ của trẻ có RLPTK còn phù hợp với từng trường hợp, vấn đề của con… Có giá trị trong số các liệu pháp này phải kể tới các nhóm liệu pháp: liệu pháp nhân văn, Gestalt, hành vi, nhận thức, hành vi cảm xúc hợp lý (REBT), tâm lý học cộng đồng, thư giãn, thở bụng, giải mẫn cảm có hệ thống, điều chỉnh nhận thức, thưởng củng cố, thưởng quy đổi, tr chơi phân vai, tâm kịch, ứng phó giải quyết vấn đề, liệu nhóm - gia đình,…Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi phân tích một số liệu pháp có thể sử dụng trong can thiệp giảm thiểu stress có hại; đặc biệt tập trung phân tích tham vấn dựa vào liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (REBT)- đây là liệu pháp dành cho tham vấn stress đã được áp dụng và có bằng chứng hiệu quả (Ellisvà cộng sự, 1997).

1.2.5.1. Liệu pháp phân tâm

Hướng tiếp cận phân tâm bắt nguồn từ lý thuyết phân tâm do nhà tâm thần học người Áo Sigmund Freud đề xuất cuối thế kỷ XIX. Là phương pháp đàm thoại - trò chuyện, đi sâu vào các mối quan hệ nhằm khám phá động cơ và những xung đột vô thức trong các chủ thể bị nhiễu tâm, lo âu dồn nén. Mô hình phân tâm xem những vấn đề của người bệnh phát sinh do những căng thẳng tâm lý giữa những ham muốn vô thức hướng tới những hành động nào đó và những điều ép buộc của hoàn cảnh sống của cá nhân trong quá khứ dồn nén lại. Nhiệm vụ của nhà phân tâm học là giúp bệnh nhân chuyển những ý nghĩa bị dồn nén từ bình diện vô thức vào ý thức để đạt được sự thấu hiểu bên trong mối liên quan giữa triệu chứng hiện tại và những xung đột bị dồn nén trước đó. Với liệu pháp phân tâm học, stress ở các cha mẹ của trẻ RLPTK là do những ham muốn vô thức như mong con được

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

như trẻ bình thường, xấu hổ với họ hàng, làng xóm, không có được sự hài lòng về đời sống thường ngày, chịu nhiều áp lực... Mục tiêu của phân tâm học không chỉ nhằm loại trừ tức thời các triệu chứng tâm bệnh mà còn nhằm xây dựng lại toàn bộ nhân cách cho các cha mẹ của trẻ có RLPTK.

1.2.5.2. Liệu pháp nhân văn - hiện sinh

Hướng tiếp cận này tập trung vào quá trình trở nên thực hiện đầy đủ hơn những tiềm năng của mình. Trị liệu nhắm vào thân chủ, do Carl Rogers đề xướng, nhấn mạnh cái nhìn tích cực vô điều kiện của các nhà trị liệu đối với thân chủ. Nhà trị liệu cố gắng tỏ ra chân thành và không áp đặt trong việc giúp thân chủ kiến tạo ra sự thích hợp giữa hình ảnh tích cực một cách tự nhiên của bản thân với những lời phê phán từ bên ngoài (Đặng Phương Kiệt, 2001). Cha mẹ của trẻ có RLPTK có cảm giác bất an, không hài lòng về những thay đổi của cuộc sống khi có con có RLPTK. Liệu pháp này giúp cha mẹ của trẻ có RLPTK xác định tính tự do của riêng họ, giúp họ đánh giá lại những kinh nghiệm và nhận ra sự phong phú về khả năng của bản thân, nuôi dưỡng tính độc lập, lòng tự tin và phát hiện những cách thức để thực hiện đầy đủ nhất những tiềm năng của chính mình.

1.2.5.3. Liệu pháp hành vi

Liệu pháp hành vi chú trọng vào những nguyên nhân, điều kiện hiện tại đang duy trì hành vi không thích nghi hơn là những nguyên nhân, điều kiện hiện của quá khứ.Nó tập trung đánh giá những hành vi hiện tại, các yếu tố tâm lý, các tác nhân của môi trường để xác định nhân tố nào đang duy trì trạng thái rối nhiễu. Trong trị liệu hành vi, thân chủ được lôi kéo vào những hành động cụ thể để làm giảm những vấn đề của họ. Tức là bệnh nhân được hướng dẫn làm một số những hành động nào đó để kiểm soát những khó khăn của họ hơn là bằng lời nói.

Liệu pháp hành vi thực chất là quá trình giáo dục, trong đó thân chủ học các kỹ năng tự điều chỉnh, phát triển các cách thức ứng xử mới.

1.2.5.4. Liệu pháp thư giãn

Thư giãn được xem là một trong những phương pháp thường dùng và rất có hiệu quả trong việc điều trị các chứng bệnh tâm trí. Đó là quá trình làm giãn mềm

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

cơ bắp, giúp cho thần kinh, tâm trí được thư thái, qua đó làm giảm những cảm xúc tiêu cực hoặc chứng bệnh tâm thần (căng thẳng thần kinh, lo âu, ám sợ, trầm nhược…) do các nhân tố stress gây ra. Các nhà trị liệu tâm lý đều cho rằng thư giãn làm giảm chuyển hóa cơ bản, tiết kiệm năng lượng, khiến máu về tim dễ hơn, nhiều hơn. Thư giãn giúp tập trung tư tưởng, ức chế vỏ não, ngắt bỏ những kích thích bên ngoài giúp tinh thần hết căng thẳng, làm chủ được giác giác quan và cảm giác. Thư giãn giúp dập tắt dần những phản xạ được điều kiện hóa có hại cho cơ thể.

Liệu pháp thư giãn với yoga và thiền là hai liệu pháp mà lứa tuổi những người trưởng thành trên thế giới dùng nhiều. Hiện nay, ở Việt Nam, cũng có nhiều cha mẹ của trẻ có RLPTK được ứng dụng liệu pháp này khá hiệu quả, v.v.

1.2.5.5. Liệu pháp hành vi xúc cảm hợp lý (REBT)

Đây là mô hình hướng dẫn, giáo dục và giáo dục lại. Alfred Adler là người đầu tiên đề cập đến tiếp cận nhận thức. Cách tiếp cận này dựa trên giả thuyết cho rằng việc thay đổi về nhận thức của cá nhân sẽ dẫn đến thay đổi về hành vi. Phương pháp hành vi xúc cảm hợp lý (Rational Emotive Behaviour Therapy: REBT) do Albert Ellis (1902-1994) xây dựng năm 1962. Lí luận của ông xuất phát từ quan điểm cho rằng: vấn đề của thân chủ (những rối nhiễu xúc cảm) là do những niềm tin sai lệch hoặc những mong muốn thái quá, không phù hợp gây ra. Phương pháp REBT yêu cầu thân chủ đối mặt và thách thức với điều mà Ellis gọi là niềm tin phi lý, thuyết phục thân chủ thay thế những niềm tin khiến thân chủ nghĩ không tốt về bản thân hoặc khiến người ấy mang đầy những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu.

Cách tiếp cận này được dựa trên lý thuyết nhân cách. Trong đó A (Acutual): Sự kiện thực tế; B (Belief System): Hệ thống niềm tin; C (Consequence): Hệ quả. Đây là mô hình ABC: A: Sự kiện - B: Niềm tin - C: Hệ quả.

Theo mô hình ABC này, sự kiện của thân chủ là vấn đề con mắc RLPTK.

Thân chủ có niềm tin con mình không có tương lai như người bình thường, gặp phải rất nhiều những thách thức, khó khăn trong cuộc sống cũng như quá trình chăm sóc, nuôi dạy con có RLPTK như hành vi khác biệt của con, sự kỳ thị của những người xung quanh…Niềm tin này khiến thân chủ gặp stress và không có hành động tích cực, thân chủ mệt mỏi và làm việc không hiệu quả (vì nghĩ rằng

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

không cải thiện được tình trạng của con). Kết quả là thân chủ rơi vào tình trạng chán nản hoặc có những hành vi tiêu cực. Ellis cho rằng, rất ít khi do bản thân sự kiện hay tình huống (A) gây ra hậu quả stress (C) - thất bại hoặc bị rối loạn ứng xử, mà chủ yếu là do niềm tin (B) về sự kiện đó gây ra.

Trong phạm vi của quá trình trị liệu, Ellis khuyến khích các cá nhân xem xét những lời nhận định về bản thân mà họ đã nói và cân nhắc xem liệu chúng là hợp lý hay phi lí, qua đó đưa ra những bài tập nhằm thay đổi những suy nghĩ lệch lạc. Theo Ellis (1973), những ý nghĩa và niềm tin lệch lạc, phi lí ở cha mẹ của trẻ có RLPTK có thể là: Quan niệm sự bất hạnh của con người có nguyên nhân bên ngoài và con người có ít hoặc không có khả năng kiểm soát sự đau buồn và sự lo âu của mình (ví dụ nhìn nhận việc có con RLPTK là bất hạnh); giải pháp hoàn hảo lúc nào cũng cần có để chống lại những điều tồi tệ của cuộc sống; quan niệm cho rằng cuộc sống sẽ là tai họa khi sự việc không đi đúng hướng mà ta mong muốn…

Những niềm tin phi lí trên đã gây nên những ứng xử không thích hợp như: suy nghĩ tuyệt đối hóa theo kiểu hoặc tất cả, hoặc là không có gì; trầm trọng hóa, quan trọng vấn đề trước một thất bại không đáng kể, dẫn đến mất niềm tin vào bản thân, người khác và xã hội; tự ám thị là mình không có khả năng chịu đựng thất bại; khái quát hóa một cách vội vã, thái quá do chỉ dựa vào một, hai biểu hiện của sự kiện, hoàn cảnh xảy ra với mình.

Mục đích của trị liệu là giúp các cha mẹ loại bỏ cách nhìn tiêu cực về cuộc sống và xây dựng một triết lý sống tích cực và có lí trí hơn. Để đạt mục đích này, nhà tham vấn khuyến khích sự tham gia và cộng tác tích cực của thân chủ trong suốt quá trình tham vấn. Khi thân chủ bắt đầu hiểu được vì sao họ luôn gặp phải những khó khăn trong cuộc sống, khi đó sẽ hướng họ thay đổi hành vi.

Ưu điểm của tiếp cận REBT trong tham vấn là ở chỗ dễ áp dụng trong thực tiễn và dễ giải tỏa được những cảm xúc tức thời cho thân chủ, giúp họ ứng phó tốt hơn với vấn đề hiện tại của bản thân. REBT thích hợp với những thân chủ có mối lo âu vừa phải, có khả năng suy luận tốt và ứng dụng tốt trong trị liệu gia đình. Tuy nhiên, điểm hạn chế của REBT là chưa coi trọng hiệu quả

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

của mối quan hệ giữa nhà tham vấn và thân chủ. Cách thức trợ giúp thân chủ của REBT là thuyết phục họ thay đổi suy nghĩ và niềm tin phí lí trên cơ sở đưa ra những bằng chứng về sự phi lí nên có thể không đạt được hiệu quả bởi trên thực tế niềm tin của con người nói chung rất khó thay đổi và không phải lúc nào mọi suy nghĩ và niềm tin phi lí của con người cũng là nguyên nhân của những cảm xúc âu lo, hành vi không mong muốn ở họ.

1.2.5.6. Những yếu tố ảnh hưởng tới tham vấn bằng liệu pháp tâm lý nhằm giảm thiểu stress ở cha mẹ trẻ rối loạn phổ tự kỷ

Các yếu tố liên quan tới thân chủ, con và gia đình của họ: tình trạng stress, tình trạng RLPTK của con, đặc điểm tâm lý cá nhân, tâm lý và văn hoá gia đình, mối quan hệ hôn nhân,…

Các yếu tố từ nhà tham vấn và môi trường xung quanh/môi trường sống:

phong cách nhà tham vấn, trình độ nhà tham vấn, tính phù hợp của nhà tham vấn với thân chủ, quy trình và bản chất liệu pháp sử dụng, văn hoá và môi trường sống của nàh tham vấn và thân chủ.

Để phụ huynh và các thành viên trong gia đình của trẻ sẵn sàng nhận trợ giúp và cộng tác tích cực với các nhà chuyên môn thì phải tạo được lòng tin cho họ;

chính vì vậy trong mối quan hệ với cha mẹ trẻ chúng ta cần tôn trọng tính cá nhân, bảo mật thông tin và làm việc với thái độ chuyên môn đúng mực.

Tính cá nhân: Quan hệ cộng tác hiệu quả với cha mẹ trẻ rối loạn phổ tự kỷ chỉ có thể xây dựng dựa trên cơ sở lòng tin và sự tôn trọng; chính vì vậy chúng ta luôn phải trả lời các câu hỏi như chúng ta phải cẩn thận như thế nào khi làm việc với cha mẹ trẻ và gia đình họ, chúng ta phải cẩn thận như thế nào với các thông tin cá nhân., chúng ta phải cẩn thận ra sao trong việc chia sẻ thông tin với người khác, chúng ta có phải tôn trọng yêu cầu của cha mẹ khi họ đề nghị chúng ta giữ kín thông tin của họ không,… Để quán triệt những vấn đề này chúng ta cần thuân theo một số nguyên tắc về tôn trọng và bảo vệ tính cá nhân cho phụ huynh và gia đình:

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

+ Các cha mẹ trẻ có quyền được biết chúng ta ghi chép và thu thập những gì.

+ Xin phép các cha mẹ nếu chúng ta muốn có thông tin, ví dụ như thông tin từ bệnh viện hay từ giáo viên. Cho các cha mẹ biết tại sao chúng ta cần những thông tin này.

+ Luôn xin phép các cha mẹ khi muốn cung cấp thông tin hay bản sao các báo cáo cho những người khác. Nếu không được đồng ý thì không chia sẻ/cung cấp.

+ Luôn xin phép phụ huynh khi muốn sử dụng các băng video và tài liệu về trẻ vào bất cứ mục đích gì, kể cả đào tạo.

+ Báo cáo của trẻ và phụ huynh phải được lưu giữ trong hồ sơ. Hồ sơ được cất trong tủ có khóa. Nếu có người quan tâm và xin chúng ta cho đọc báo cáo hay chụp lại, chúng ta nên từ chối.

Thái độ chuyên môn:

+ Không nên đưa ra lời khuyên/ nhận xét về trẻ khi chưa biết chính xác đánh giá/nghiên cứu cẩn thận.

+ Chỉ chia sẻ những thông tin mà mình đã chắc chắn

+ Thận trọng với kiến thức và kinh nghiệm mà mình có, vì cũng có khi mình chưa biết hết hoặc có chỗ mình biết chưa thật chính xác.

Để trở thành một cán bộ chuyên nghiệp, chân chính, đồng thời tạo được uy tín, lòng tin với cha mẹ trẻ có rối loạn phổ tự kỷ đ i hỏi mỗi nhà chuyên môn chúng ta làm việc với thái độ nghiêm túc, khoa học, thực tế và thận trọng.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tổng quan các nghiên cứu về stress cho thấy có nhiều cách tiếp cận về vấn đề này như sinh học, môi trường và tâm lý học. Tiếp cận tâm lý học cũng bao gồm trong đó nhiều luận điểm lý thuyết khác nhau (phản ứng bên trong, ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và tương tác). Trên cơ sở phân tích cách luận điểm lý thuyết khác nhau, luận điểm tương tác được chọn làm quan điểm tiếp cận cho luận án này.

Cách tiếp cận này nghiên cứu stress của cha mẹ trẻ RLPTK như một sự tương tác giữa cá nhân và sự kiện bên ngoài thông qua đánh giá chủ quan của mỗi người.

Khái niệm cơ sở Stress của cha mẹ trẻ RLPTK đã được đưa ra dựa trên tổng hợp nhiều quan niệm khác nhau về stress và đặc điểm tâm lý của lứa tuổi người trưởng thành của các học giả trong nước và nước ngoài. Những chiều cạnh khác nhau của stress (các tác nhân gây stress, các biểu hiện của stress, mức độ stress, đánh giá cá nhân, ứng phó với stress,...) cũng được phân tích, tổng hợp để hình thành cơ sở lý luận cho nghiên cứu thực tiễn, phù hợp với mục tiêu và giả thuyết nghiên nghiên cứu đã đề ra.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)