CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Mối quan hệ của stress với các yếu tố cha mẹ và đặc điểm trẻ RLPTK
3.4.1. Các yếu tố nhân khẩu xã hội của cha mẹ và stress
Nghiên cứu này chỉ ra trên toàn bộ mẫu nghiên cứu với 209 khách thể, tỉ lệ cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ bị stress “khá thường xuyên” là 40.2%. Liệu trong số 40.2% cha mẹ này có sự khác biệt gì giữa các nhóm cha mẹ có giới tính khác nhau, độ tuổi khác nhau và trình độ học vấn khác nhau. Những nội dung trong câu hỏi này sẽ lần lượt được trả lời sau đây.
3.4.1.1. Stress và giới tính
Trong khi một số nghiên cứu đã cho thấy mức độ stress gia tăng ở cả các cặp cha mẹ trẻ RLPTK (ví dụ, Dabrowska và Pisula, 2010; Ingersoll và Hambrick, 2011;
Harper và cộng sự, 2013), những nghiên cứu khác đã xác định mức độ stress giữa các bà mẹ và các ông bố như những cá thể riêng biệt và đã tìm thấy sự khác biệt của cha và mẹ về mức độ stress đã trải qua. Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy mức độ stress của các bà mẹ bị ảnh hưởng nhiều hơn (Herring và cộng sự, 2006), trong khi những phát hiện từ một nghiên cứu khác cho thấy các ông bố báo cáo mức độ stress nhiều hơn (Rivard và cộng sự, 2014). Ở nghiên cứu này, trên toàn bộ mẫu nghiên cứu với 209 khách thể, câu trả lời cho sự khác biệt về mức độ stress ở mặt giới tính được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3.18. So sánh stress từ góc độ giới tính (N = 209)
Nhóm dấu hiệu stress Nam Nữ
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC p
Thực thể 2,33 0,64 2,69 0,66 0,001
Cảm xúc 2,14 0,64 2,62 0,77 <0,001
Nhận thức 2,45 0,65 2,75 0,69 0,007
Hành vi 2,24 0,59 2,51 0,68 0,015
Stress tổng hợp 2,29 0,57 2,64 0,65 0,001 Chú thích: Min = 1 (Không bao giờ), Max = 4 (Thường xuyên)
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Nhìn chung, trên toàn bộ mẫu nghiên cứu, kết quả chỉ ra người mẹ trẻ RLPTK có ĐTB stress tổng hợp, cũng như stress trên cả 4 mặt biểu hiện cao hơn người cha (p< 0,01). Có thể thấy, khi con bị mắc bệnh, người mẹ bị stress ở mức độ cao hơn hẳn người bố trên mọi mặt.
Người mẹ trẻ RLPTK có stress tổng hợp cao hơn hẳn so với người cha trẻ RLPTK p = < 0,001. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra trên đây, một nghiên cứu tiết lộ rằng những bà mẹ có mức độ stress cao hơn những người cha, liên quan đặc biệt đến việc nuôi dưỡng trẻ (Mose và cộng sự, 1992).
Những nghiên cứu trên đây cho thấy sự cần thiết của những nghiên cứu so sánh về mức độ stress ở cha và mẹ của trẻ có RLPTK (Stahmer và cộng sự, 2005). Điều này có thể được giải thích bằng việc người mẹ là người chăm sóc chính của trẻ, từng ngày từng giờ cảm nhận sâu sắc sự phát triển của con mình. Hầu hết những bất thường ở trẻ đều chủ yếu do người mẹ phát hiện ra, lý thuyết gắn bó cũng lý giải phần nào sự gắn kết của người mẹ và trẻ. Khi con có những dấu hiệu bất thường thì người mẹ vẫn thường là người đầu tiên tìm cách để khám và tìm cơ sở can thiệp cho con.
3.4.1.2. Stress và độ tuổi
Kết quả thực trạng stress theo độ tuổi được tổng hợp trong bảng 3.19 Bảng 3.19. Thực trạng so sánh stress từ góc độ tuổi Nhóm dấu hiệu
stress
Từ 30 trở xuống (N=50)
Từ 31 - 40 tuổi (N=81)
Trên 40 tuổi
(N=30) p
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Stress thực thể 2,76 0,64 2,60 0,71 2,43 0,57 0,105
Cảm xúc 2,66 0,76 2,51 0,81 2,23 0,58 0,056
Nhận thức 2,85 0,68 2,65 0,71 2,52 0,54 0,086
Hành vi 2,57 0,59 2,44 0,72 2,28 0,53 0,160
Stress tổng hợp 2,71 0,60 2,55 0,69 2,36 0,49 0,066 Xem xét dữ liệu của stress tổng hợp cho thấy, nhóm tuổi càng trẻ thì stress càng thường xuyên hơn. Nếu lấy sai số là 7% thì khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê (F= 2,76, p = 0,066). Kết quả nghiên cứu cho thấy cha mẹ có độ tuổi từ 30 trở xuống có ĐTB stress tổng hợp, cũng như stress trên cả 4 mặt biểu hiện cao hơn hai nhóm cha mẹ độ tuổi từ 31 - 40 và nhóm trên 40 tuổi. Điều này có thể được giải thích bằng việc những người dưới 30 tuổi có kinh nghiệm làm cha mẹ ít hơn so với kinh nghiệm làm cha mẹ của những người lớn tuổi hơn. Tuy vậy, nhìn chung, sự khác biệt này là
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
không đáng kể về mặt thống kê dù rằng có xu hướng cha mẹ càng trẻ thì stress càng thường xuyên hơn.
3.4.1.3. Stress với trình độ học vấn
Kết quả nghiên cứu xem xét biểu hiện stress theo trình độ học vấn được tổng hợp trong bảng 3.20.
Bảng 3.20: So sánh stress từ góc độ trình độ học vấn Biểu hiện stress Từ trung cấp trở xuống Từ cao đẳng trở lên
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC p
Thực thể 2,72 0,63 2,52 0,68 0,050
Cảm xúc 2,71 0,76 2,38 0,74 0,003
Nhận thức 2,87 0,59 2,56 0,72 0,002
Hành vi 2,57 0,66 2,36 0,66 0,035
Stress tổng hợp 2,72 0,61 2,46 0,65 0,006
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trình độ học vấn thấp hơn thì stress cao hơn (p<0.05). Cụ thể là những cha mẹ của trẻ RLPTK có trình độ từ trung cấp trở xuống có ĐTB là M=2,72, SD = 0,61, các cha mẹ trẻ tự kỷ có trình độ từ cao đẳng trở lên có ĐTB là M = 2,46, SD = 0,65. Điều này có thể giải thích bởi người có học vấn càng cao thì càng có nhiều cơ hội tìm hiểu các thông tin chính thống và có ý nghĩa đối với việc hỗ trợ con mình, ví dụ như vấn đề tìm dịch vụ chẩn đoán hay can thiệp cho trẻ tự kỷ. Trình độ học vấn cao hơn cũng có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ cha mẹ tốt hơn, do vậy mức độ stress thấp hơn.
3.4.1.4. Stress và thu nhập
Kết quả phân tích số liệu cho thấy cha mẹ trẻ RLPTK có thu nhập càng thấp thì stress càng thường xuyên hơn (p < 0,05). (bảng 3 trong phụ lục). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các nhóm cha mẹ có con RLPTK với bất lợi kinh tế xã hội lớn hơn cho thấy mức độ stress và trầm cảm cao hơn (Stanojević và cộng sự, 2017;
Zaidman-Zait và cộng sự, 2018). Các nghiên cứu cũng cho thấy lo lắng về tài chính cho nhu cầu chi tiêu can thiệp điều trị và giáo dục (ví dụ, Sharpe và Baker, 2011;
Vohra và cộng sự, 2014; Zablotsky và cộng sự, 2014; Thomas và cộng sự, 2016).
Bảng 3.21. Tương quan giữa stress và thu nhập
Stress tổng hợp THU NHẬP
Pearson Correlation -0,166*
Sig. (2-tailed) 0,038
N 157
Ghi chú: Một số cha mẹ bỏ trống thông tin về thu nhập gia đình
Luận án tiến sĩ Tâm lý học
Anh T.V.K chia sẻ: “Mình làm nhân viên của một công ty nhỏ, thu nhập rất hạn chế, nhưng từ khi phat hiện con bị tự kỷ, không biết đổ bao nhiêu tiền của. Mỗi tháng chi trả tiền học phí ở trung tâm can thiệp và thuê giáo viên về nhà hỗ trợ thêm cho con coi như hết lương, vợ mình cũng phải nỗ lực rất nhiều, hai vợ chồng cũng chăng thẳng nhiều về vấn đề tài chính”.
Hay như chị N.T.V.K từ Quảng Bình ở Hà Nội nhiều tháng trời để can thiệp cho con có chia sẻ: “em phải xin nghỉ phép để đưa con đi can thiệp ở đây, tiền thuê nhà, tiền chi trả ở bệnh viện, chưa kể thuốc men, tham gia các khóa học tập huấn cho cha mẹ phải đóng phí…nhà em phải bán đất, vay mượn họ hàng cũng khá nhiều rồi, thật sự là rất mệt mỏi chị à”.