Một số kết luận khác rút ra từ ca tham vấn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 145 - 215)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.5. Một số kết luận khác rút ra từ ca tham vấn

- Những bằng chứng ủng hộ kết quả nghiên cứu định lượng: thang đo biểu hiện stress do NCS tự xây dựng, thang đánh giá biểu hiện stress DASS

- Những phát hiện mới từ tham vấn ca: tham vấn cho thấy chị S có tư duy nhanh, phù hợp với quy trình 06 bước của liệu pháp. Chị S đã tự hiểu và xác định nhanh niềm tin, cảm xúc và hành vi của bản thân, chủ động thay thế, điều chỉnh niền tin, cảm xúc và suy nghĩ của mình trong từng tình huống cụ thể theo mô thức A-B-C-D-E-F của liệu pháp REBT trong suốt 2 tháng tham vấn cá nhân (tuần 1 buổi).

- Nghiên cứu cho thấy rằng niền tin, suy nghĩ, cảm xúc, hành vi hợp lý, lạc quan của cha mẹ có mối tương quan thuận với kết quả tích cực của trẻ RLPTK (Bailey, 2008;

Durand, 2014). Khi chị S biết cách giải tỏa stress theo hướng tích cực tạo ra không khí h a thuận, vui vẻ và kéo theo sự tham gia của chồng chị và các thành viên khác trong gia đình trong việc hỗ trợ con thì con có biểu hiện tiến bộ r rệt. Gia đình chị S là gia đình công nhân viên chức, các thành viên trong gia đình đều có trình độ đại học trở lên, có quan hệ xã hội lành mạnh, sống ở khu tập thể dân trí cao. Bối cảnh sống này cũng phần nào giúp nâng đỡ tinh thần chị S mặc dù trước đây các thành viên khác trong gia đình có những e ngại với xung quanh.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm của stress ở cha mẹ có con tự kỷ như sau:

Stress ở cha mẹ có đủ 4 loại dấu hiệu: thực thể, nhận thức, cảm xúc và hành vi Từ đó giúp ứng dụng trong xây dựng công cụ đánh giá, đo lường stress của đối tượng này. Bốn loại dấu hiệu của stress là thống nhất, xuất hiện đồng thời với tần suất tương đương nhau.

Các stressors là các vấn đề tự kỷ của trẻ có vai tr vô cùng quan trọng dẫn đến stress ở cha mẹ. Cha mẹ hoàn toàn bị động trước các tác nhân của stress bởi những tác động này đến từ bên ngoài. Mức độ thường xuyên của stress dễ dẫn đến những cách ứng phó tiêu cực. Bên cạnh các vấn đề của trẻ tự kỷ, các yếu tố khác có thể làm stress của cha mẹ diễn ra thường xuyên hơn như giới tính (nữ), trình độ học vấn (thấp hơn), thu nhập (thấp hơn), hiểu biết về tự kỷ (chưa đầy đủ), kỹ năng giáo dục con (kỹ năng dạy giao tiếp), sự ủng hộ của người thân với cách chăm sóc, giáo dục con tự kỷ của cha mẹ (không hoặc hiếm khi ủng hộ).

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Về lý luận

1.1. Rối loạn phổ tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển được đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác xã hội và có hành vi, sở thích, họat động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại. RLPTK được chẩn đoán theo các tiêu chí: (1) Khiếm khuyết trầm trọng về giao tiếp xã hội và tương tác xã hội trong nhiều hoàn cảnh, biểu hiện ở hiện tại hay đã có tiền sử. (2) Sự giới hạn, rập khuôn về hành vi, sở thích và hoạt động, thể hiện tối thiểu ở hai biểu hiện, biểu hiện ở hiện tại hay đã có tiền sử. (3) Những dấu hiệu trên phải được biểu hiện từ khi c n nhỏ. (4) Những dấu hiệu trên phải làm suy giảm chức năng xã hội, nghề nghiệp hoặc các lĩnh vực chức năng quan trọng khác. (5) Những rối loạn trên không được giải thích bởi khuyết tật trí tuệ hoặc trì hoãn phát triển thông thường.

1.2. Stress có hại ở cha mẹ trẻ RLPTK là những phản ứng của cha mẹ trước các vấn đề nảy sinh từ RLPTK của con, những phản ứng này có tính chất đe dọa về thể chất hoặc/và tinh thần vượt quá khả năng ứng phó của họ, được biểu hiện ở các mặt thực thể, nhận thức, cảm xúc và hành vi.

1.3. Stress của cha mẹ trẻ RLPTK được biểu hiện ở thực thể, nhận thức, cảm xúc, hành vi và có liên quan tới các yếu tố chủ quan (niềm tin, ý chí, kiến thức, kỹ năng nuôi dạy trẻ tự kỷ), khách quan (truyền thông đại chúng, định kiến của cộng đồng, sự hỗ trợ của gia đình) của cha mẹ trẻ RLPTK.

Kết luận về thực tiễn

1.4. Về stress của cha mẹ có con mắc RLPTK

- Về tổng thể, hầu hết cha mẹ trong nhóm mẫu nghiên cứu khi phát hiện con có RLPTK đều rơi vào trạng thái stress có hại; trong đó tỷ lệ cha mẹ có Stress ở mức khá thường xuyên trở lên chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ không có stress hoặc stress ở mức thấp là rất nhỏ.

- Stress biểu hiện trên tất cả các mặt thực thể, cảm xúc, nhận thức, hành vi, và các mặt này có tương quan chặt chẽ với nhau. Các biểu hiện stress có tính hội tụ cao. Vì thế dùng chỉ số stress tổng hợp là đủ để hiển thị mức độ stress của cha mẹ có con mắc RLPTK.

- Những biểu hiệu stress phổ biến gồm (1) về thực thể thường là: hay quên, mệt mỏi, đau đầu, đau nửa đầu, giảm hứng thú tình dục, ăn không ngon; (2) về nhận

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

thức thường là: suy nghĩ quẩn quanh, nhiều suy nghĩ lo âu, tự lý giải, mặc cả với chính mình, hay nghĩ về những buồn phiền, không muốn nghĩ về tình trạng của con;

(3) về cảm xúc thường là: sốc, buồn và chán nản, thấy có lỗi, cáu kỉnh và nổi nóng;

(4) về hành vi thường là: khó quyết định, không thể tập trung, không thể kiên nhẫn, làm việc kém, phản ứng thái quá. Các kết quả phỏng vấn cũng tương đồng với kết quả về mặt định lượng đối với những dấu hiệu xuất hiện phổ biến này.

1.5. Tác nhân chính gây stress cho bố mẹ là các vấn đề của trẻ tự kỷ.

- Kết quả cho thấy có mối tương quan thuận ở mức cao giữa các vấn đề của trẻ tự kỷ (giao tiếp, hành vi, tương tác xã hội) với stress ở cha mẹ.

- Mức độ thường xuyên diễn ra các vấn đề của trẻ, đặc biệt là vấn đề tương tác xã hội có khả năng dự báo mức độ stress của cha mẹ.

1.6. Stress có tính thích nghi

- Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian trải nghiệm RLPTK của con càng lâu thì stress của cha mẹ càng giảm. Stress ở thời gian đầu khi con được phát hiện mắc RLPTK là cao hơn.

1.7. Stress của cha mẹ có liên quan đến các yếu tố thuộc về cha mẹ

- Cha mẹ càng thường xuyên bị stress thì càng hay sử dụng các cách ứng phó tiêu cực; tương quan giữa stress với ứng phó tích cực là yếu.

- Mẹ của trẻ tự kỷ có mức độ stress cao hơn cha ở tất cả các mặt; Trình độ học vấn của cha mẹ thấp hơn thì stress cao hơn; Có mối quan hệ giữa tuổi của cha mẹ với stress nhưng không r rệt; thu nhập càng thấp thì stress càng thường xuyên hơn.

- Cha mẹ có hiểu biết chưa đầy đủ về phương pháp điều trị bệnh cho con thì có mức stress cao hơn những người không biết hoặc biết nhiều kiến thức về vấn đề này.

Không có mối quan hệ giữa stress của cha mẹ với hiểu biết về khái niệm hay nguyên nhân của tự kỷ.

- Cha mẹ càng thành thạo về kỹ năng luyện hành vi cho con của thì càng thường xuyên bị stress và ngược lại.

1.8. Mối liên quan stress của cha mẹ với các đặc điểm nhân khẩu của con Kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan giữa stress của cha mẹ và đặc điểm của con về giới tính, về thứ tự sinh.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

1.9. Có mối liên quan giữa stress của cha mẹ và sự ủng hộ của người thân Người thân càng ủng hộ những cách thức chăm sóc và giáo dục con RLPTK của cha mẹ thì stress của cha mẹ càng giảm và ngược lại.

1.10. Stress của cha mẹ có thể được cải thiện nhờ liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý REBT

Kết quả thực nghiệm tham vấn dựa trên liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (REBT) trong 2 tháng (8 buổi/480 phút) cho thấy có hiệu quả đối với trường hợp mẹ có biểu hiện stress khá thường xuyên. Mức độ stress của người mẹ đã thuyên giảm r rệt nhờ thực hành các bài trải nghiệm REBT nhằm thay đổi, điều chỉnh những cảm xúc và hành vi không có lợi (gây stress có hại) trên cơ sở thay đổi những niềm tin/suy nghĩ không hợp lý ở người mẹ. Thực nghiệm cũng gợi mở giả thuyết cho nghiên cứu tương lai khi ứng dụng liệu pháp này ở khía cạnh văn hóa và tính cá nhân.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với cha mẹ trẻ tự kỷ: chủ động nhận diện dấu hiệu stress, luyện tập để giảm các cách ứng phó tiêu cực trước các tình huống stress từ tác nhân là vấn đề của con và khi cần thì nên tìm đến các địa chỉ tin cậy để được tư vấn, tham vấn phù hợp.

2.2. Đối với người thân và gia đình trẻ tự kỷ: Các cơ sở can thiệp và các chuyên gia tham vấn/tư vấn cho cha mẹ trẻ RLPTK cần kết nối các thành viên trong gia đình trẻ với cha mẹ của trẻ; đồng thời các thành viên gia đình nếu có điều kiện cũng nên chủ động tham gia tích cực vào việc hỗ trợ cha mẹ trẻ RLPTK chăm sóc và can thiệp con. Cần tự chủ động tăng cường việc tìm hiểu các thông tin về nhu cầu của trẻ tự kỷ cùng các kiến thức - kỹ năng hỗ trợ trẻ trong gia đình; chia sẻ tài chính và thời gian cùng cha mẹ trẻ tự kỷ.

2.3. Công tác tham vấn cá nhân, tư vấn hỗ trợ cha mẹ trẻ tự kỷ cần tập trung đặc biệt hỗ trợ cha mẹ trẻ RLPTK ở cả ph ng ngừa và ứng phó với stress có hại. Hỗ trợ cả cha mẹ có hiểu biết hạn chế và cha mẹ có nhiều hiểu biết về RLPTK cũng như các kỹ năng can thiệp, giáo dục trẻ RLPTK.

2.4. Các nhà chuyên môn khi áp dụng liệu pháp REBT trong tham vấn cá nhân cho cha mẹ trẻ RLPTK có biểu hiện stress cần lưu ý đặc điểm tâm lý cá nhân, văn hoá gia đình, trình độ của thân chủ; đồng thời kết hợp linh hoạt với các liệu pháp khác.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Mai Hương (2018), “Các khuynh hướng nghiên cứu stress ở cha mẹ trẻ rối loạn phổ tự kỷ”, Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 63, Issue 9AB.

2. Đỗ Thị H a, Trần Tuyết Anh, Nguyễn Thị Mai Hương (2018), “Vai tr của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp phụ huynh trẻ tự kỷ nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc tại trung tâm tư vấn và giáo dục h a nhập Gia An”. Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Volume 63, Issue 9AB.

3. Nguyễn Thị Mai Hương (2019), “Stress và các chiến lược ứng phó với stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ”, Tạp chí Thiết bị giáo dục, Số kỳ 1 tháng 10/2019.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Tài liệu tiếng Việt

[1] Từ điển Anh - Việt, NXB Bách khoa, 2007

[2] Trần Văn Công, Ngô Xuân Điệp (2017), Hiệu quả của chương trình can thiệp trẻ tự kỷ dựa trên sự kết hợp giữa gia đình và cơ sở can thiệp, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tập 17. Số 6. Trang 48 – 54.

[3] Merle J.Crawford – Barbara Weber (2019), Can thiệp phổ tự kỷ hằng ngày, Nhà xuất bản Phụ nữ.

[4] Đặng Bá Lãm và Weiss Bair (2007), Giáo dục, tâm lý và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[5] Phạm Thị Hồng Định (2007), Nghiên cứu stress ở trẻ em vị thành niên qua đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội.

[6] Ferreri M. (1997), Stress từ bệnh học tâm thần đến cách tiếp cận điều trị, NXB Y học.

[7] Nguyễn Thu Hà và cộng sự (2005), Điều tra stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế. Kỷ yếu “Hội thảo quốc tế Y học lao động và vệ sinh môi trường lần thứ II”, Hà Nội.

[8] Phạm Mạnh Hà và cộng sự (2011), Đánh giá mức độ stress tâm lý stress) của giảng viên đại học quốc gia, nguyên nhân và những biện pháp phòng ngừa, Đề tài mã số QX 09.10, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[9] Nguyễn Xuân Hải, Nguyễn Nữ Tâm An, Hoàng Văn Tiến (Chủ biên) (2019), Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ tự kỉ tại Việt Nam (Tài liệu dành cho cán bộ và kỹ thuật viên can thiệp), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

[10] Đỗ Thị Lệ Hằng (2013), Stress của học sinh phổ thông, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

[11] Phan Thị Mai Hương (2007), Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn, NXB Khoa học Xã hội, Việt Nam.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

[12] Phan Thị Mai Hương (2013), Phương pháp nghiên cứu tâm lý học, NXB Khoa học xã hội.

[13] Simone Griffin – Dianne Sandler (2019), Thúc đẩy giao tiếp, Nhà xuất bản Phụ nữ.

[14] Phạm Thành Khải (2001), Nghiên cứu stress ở cán bộ quản lý, Luận án Tiến sĩ, Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

[15] Lê Khanh, Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy (1998), Tâm lý học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[16] Cara Koscinski (2019), Hướng dẫn cha mẹ thực hành trị liệu hoạt động cho trẻ tự kỷ, Nhà xuất bản Phụ nữ.

[17] Judith Lazaraus (2001), Cách giảm stress tốt nhất, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

[18] Nguyễn Thanh Liêm, Hồ Thị Huyền Thương, Nguyễn Thị Thanh Mai, Quách Thúy Minh (2019), Nuôi dạy trẻ có rối loạn phổ tự kỷ trong môi trường gia đình, Nhà xuất bản Phụ nữ.

[19] Phạm Ngọc Rao, Nguyễn Hữu Nghiêm (1986), Stress trong đời sống văn minh, NXB Đà Nẵng.

[20] Nguyễn Thị Sự (2011), Đánh giá mức độ stress tâm lý (stress) của giảng viên Đại học quốc gia, nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[21] Phạm Toàn (2014), Thấu hiểu và hỗ trợ trẻ tự kỷ - Cẩm nang đồng hành với trẻ tự kỷ, NXB Trẻ.

[22] Đinh Thị Hồng Vân (2014), Cách ứng phó với những cảm xúc âm tính trong quan hệ xã hội của trẻ vị thành niên thành phố Huế, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

[23] Nguyễn Thị Hoàng Yến, Nguyễn Nữ Tâm An, Đinh Nguyễn Trang Thu, Đào Thị Thu Thủy, Đào Thị Bích Thủy, Nguyễn Ngọc Toản, Trần Thị Thu Hà, Trần Thị Minh Thành, Đỗ Thị Thảo, Nguyễn Thị Hồng Thúy (2015), Báo cáo tổng hợp kết quả khoa học công nghệ Nghiên cứu biện pháp can thiệp sớm và giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ ở nước ta hiện nay và trong giai đoạn 2011 – 2020 (Mã số: ĐTĐL.2011-T/11), Đề tài độc lập cấp Nhà nước, Bộ Khoa học Công nghệ - Bộ Giáo dục và đào tạo.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

2/ Tài liệu tiếng Anh

[24] Abbeduto, L., Seltzer, M. M., Shattuck, P., Krauss, M. W., Orsmond, G., &

Murphy, M. M. (2004). Psychological well-being and coping in mothers of youths with autism, down syndrome, or fragile X syndrome. American Journal on Mental Retardation, 109 (3), 237-254.

[25] Abidin, R. R. (1995). Manual for the parenting stress index. Odessa, FL:

Psychological Assessment Resources.

[26] Anagnostou, E., Jones, N., Huerta, M., Halladay, A. K., Wang, P., Scahill, L., … Dawson, G. (2015). Measuring social communication behaviors as a treatment endpoint in individuals with autism spectrum disorder. Autism, 19(5), 622–636. https://doi.org/10.1177/1362361314542955

[27] Attfield, E., & Morgan, H. (2006). Living with Autistic Spectrum Disorders:

Guidance for parents, carers and siblings. SAGE.

[28] Baker-Ericzén, M. J., Brookman-Frazee, L., & Stahmer, A. (2005). Stress levels and adaptability in parents of toddlers with and without autism spectrum disorders. Research and Practice for Persons with Severe Disabilities, 30 (4), 194-204. https://doi.org/10.2511/rpsd.30.4.194

[29] Baker, B. L., McIntyre, L. L., Blacher, J., Crnic, K., Edelbrock, C., & Low, C. (2003). Pre-school children with and without developmental delay:

Behaviour problems and parenting stress over time. Journal of Intellectual Disability Research, 47(4-5), 217-230. https://doi.org/10.1046/j.1365- 2788.2003.00484.x

[30] Bebko, J. M., Konstantareas, M. M., & Springer, J. (1987). Parent and professional evaluations of family stress associated with characteristics of autism. Journal of Autism and Developmental Disorders, 17(4), 565-576.

https://doi.org/10.1007/BF01486971

[31] Benson, P. R. (2006). The impact of child symptom severity on depressed mood among parents of children with ASD: The mediating role of stress proliferation. Journal of Autism and Developmental Disorders, 36(5), 685–

695. https://doi.org/10.1007/s10803-006-0112-3

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

[32] Blumenthal, J. A., Burg, M. M., Barefoot, J., Williams, R. B., Haney, T., &

Zimet, G. (1987). Social support , type a behavior , and coronary artery disease. Psychosomatic Medicine, 49, 331-340.

https://doi.org/10.1097/00006842-198707000-00002

[33] Bouma, R., & Schweitzer, R. (1990). The impact of chronic childhood illness on family stress: A comparison between autism and cystic fibrosis.

Journal of Clinical Psychology, 46(6), 722–730.

https://doi.org/10.1002/1097-4679(199011)46:6<722::AID- JCLP2270460605>3.0.CO;2-6

[34] Catalano, D., Holloway, L., & Mpofu, E. (2018). Mental health interventions for parent carers of children with autistic spectrum disorder:

Practice guidelines from a critical interpretive synthesis (CIS) systematic review. International Journal of Environmental Research and Public Health, 15(2), 1-23. https://doi.org/10.3390/ijerph15020341

[35] Cameron, S. J., Dobson, L. A., & Day, D. M. (1991). Stress in parents of developmentally delayed and non-delayed preschool children. Canada’s Mental Health, 39(1), 13–17.

[36] Chang, Y., & Fine, M. A. (2007). Modeling Parenting Stress Trajectories Among Low-Income Young Mothers Across the Child’s Second and Third Years: Factors Accounting for Stability and Change. Journal of Family Psychology, 21(4), 584-594. https://doi.org/10.1037/0893-3200.21.4.584 [37] Clark, A. N., Sander, A. M., Pappadis, M. R., L.evans, G., Truchen, M. A.

S., & Chiou-Tan, F. Y. (2010). Caregiver characteristics and their relationship to health service utilization in minority patients with first episode stroke. NeuroRehabilitation, 27(1), 95-104.

https://doi.org/10.3233/NRE-2010-0584

[38] Cooper, C. L., Kirkcaldy, B. D., & Brown, J. (1994). A model of job stress and physical health: the role of individual differences. Personality and Individual Differences, 16(4), 653-655. https://doi.org/10.1016/0191- 8869(94)90194-5

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 145 - 215)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)