Kết quả tham vấn tổng thể sau 8 buổi (2 tháng)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 142 - 145)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.4. Kết quả tham vấn tổng thể sau 8 buổi (2 tháng)

Trong 8 buổi tham vấn cá nhân theo liệu pháp REBT, biểu hiện stress ở chị S đã được cải thiện: điểm stress trên thang DASS giảm từ 27 xuống c n 18/34- thuộc mức stress nhẹ; chị tự đánh giá tâm trạng xuống mức trung bình (5/9). Kết quả đánh giá phiếu khảo sát biểu hiện stress cho thấy:

Về nhận thức: Chị S đã khá thành thạo trong việc xã định các suy nghĩ, niềm tin, cảm xúc, hành vi có hại cho sức khoẻ, ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc và can thiệp cho con. Chị đã tự tranh luận/chấp vấn với bản thân để thay thế niềm tin có hại cho sức khoẻ thành niềm tin, cảm xúc và hành vi hợp lý hơn & có lợi cho sức khoẻ. Cụ thể như chị S đã giảm việc suy nghĩ quá nhiều, dễ chấp nhận hơn việc đang làm bị gián đoạn. Về thể chất: tăng cân và ít bị viêm họng hơn. Về hành vi:

giảm xu hướng phản ứng thái quá với mọi tình huống, kiên nhẫn hơn khi chờ đợi.

Về cảm xúc: giảm bớt sự bối rối trước những việc chẳng đâu vào đâu; dễ thư giãn hơn; không dễ phật ý, tự ái; bớt cáu kỉnh, bực bội; dễ trấn tĩnh lại sau khi bối rối.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Gia đình chị hiện nay an h a và vui vẻ hơn, vợ chồng chị đồng hành cùng nhau trong quá trình hỗ trợ con tiến bộ, các hành vi bất thường của cháu bé cũng giảm dần, thay vào đó cháu đã có thể tự thực hiện được một số kỹ năng sinh hoạt hàng ngày như đánh răng rửa mặt, đi vệ sinh, tự xúc cơm ăn, v.v.

Bảng 3.30. Tóm tắt kết quả 8 buổi tham vấn

Số buổi Mục tiêu Kết quả

Buổi 1 - Tạo mối quan hệ với chị S - Hướng dẫn chị S biết cách đánh giá cảm xúc bản thân - Giúp chị S hiểu cơ bản về liệu pháp REBT với tư cách là thân chủ

- Chị S thể hiện sự tin tưởng, cởi mở chia sẻ thông tin về bản thân và gia đình

- Chị tiếp cận thông tin và nội dung về buổi tham vấn một cách tích cực, có hỏi lại từng nội dung chưa r .

Buổi 2 - Đánh giá các thay đổi và việc thực hành của chị S - Hướng dẫn chị S biết cách xác định các yếu tố khởi đầu và niềm tin

- Chị S biết cách đánh giá cảm xúc bản thân, chị S đã biết cách về

- Hướng dẫn chị S biết cách xác định các yếu tố khởi đầu và niềm tin

Buổi 3 - Đánh giá các thay đổi và việc thực hành của chị S - Hướng dẫn chị S biết cách xác định các yếu tố khởi đầu và niềm tin

Chị S dùng thang tự đánh giá cảm xúc cho thấy mình ở mức trung bình (điểm ở mức 5 trên thang 9). Chị cũng tự đánh giá biểu hiện stress của bản thân, kết quả là thang DASS, biểu hiện mức stress vừa (22/34), biểu hiện stress với tần xuất thường xuyên và cả về thực thể, cảm xúc, nhận thức và hành vi.

Buổi 4 - Đánh giá các thay đổi và việc thực hành của chị S - Hướng dẫn chị S biết cách xác định các yếu tố khởi đầu và niềm tin

Chị S dùng thang tự đánh giá cảm xúc để đánh giá biểu hiện stress của bản thân, kết quả là thang DASS, biểu hiện mức stress vừa (22/34), biểu hiện stress với tần xuất thường xuyên và cả về thực thể, cảm xúc, nhận thức và hành vi.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Buổi 5 - Đánh giá các thay đổi và thực hành của chị S

- Hướng dẫn chị S cách tranh luận với niềm tin không hợp lý để thay thế.

Chị S dùng thang tự đánh giá cảm xúc và đã tự đánh giá mình ở mức trung bình (điểm ở mức 5 trên thang 9). Chị cũng tự đánh giá biểu hiện stress của bản thân, kết quả là thang DASS, biểu hiện mức stress vừa (20/34), biểu hiện stress với tần xuất thường xuyên và cả về thực thể, cảm xúc, nhận thức và hành vi.

Buổi 6 - Đánh giá các thay đổi và thực hành của chị S

- Hướng dẫn chị S cách tranh luận với niềm tin không hợp lý để thay thế.

Chị S dùng thang tự đánh giá cảm xúc và tự đánh giá biểu hiện stress của bản thân, kết quả là thang DASS, biểu hiện mức stress vừa (20/34), biểu hiện stress với tần xuất thường xuyên và cả về thực thể, cảm xúc, nhận thức và hành vi.

Buổi 7 - Đánh giá các thay đổi và thực hành của chị S

- Hướng dẫn chị S cách tranh luận với niềm tin không hợp lý để thay thế.

- Chị S dùng thang tự đánh giá cảm xúc và cũng tự đánh giá biểu hiện stress của bản thân, kết quả là thang DASS, biểu hiện mức stress vừa (20/34), biểu hiện stress với tần xuất thường xuyên và cả về thực thể, cảm xúc, nhận thức và hành vi.

Buổi 8 - Đánh giá các thay đổi và thực hành của chị S

- Tạo l ng tự tin cho thân chủ - Xác định các tình huống ngu cơ cao và hướng dẫn chị S biết cách vượt qua

- Định hướng tương lai

Chị S dùng thang tự đánh giá cảm xúc và đã tự đánh giá mình ở mức trung bình (điểm ở mức 5 trên thang 9). Chị cũng tự đánh giá biểu hiện stress của bản thân, kết quả là thang DASS, biểu hiện mức stress nhẹ (18/34), biểu hiện stress với tần xuất thường xuyên và cả về thực thể, cảm xúc, nhận thức và hành vi.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 142 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)