Mối liên hệ giữa các nhóm biểu hiện stress

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 97 - 100)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng stress ở cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

3.1.3. Mối liên hệ giữa các nhóm biểu hiện stress

3.1.3.1. Tương quan giữa các nhóm biểu hiện stress ở cha mẹ trẻ RLPTK Xem xét mối quan hệ giữa các nhóm dấu hiệu stress, chúng tôi nhận thấy có mối tương quan thuận và rất chặt chẽ giữa chúng. Kết quả về tương quan Pearson của các mặt stress với nhau và với stress tổng hợp được hiển thị ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Tương quan giữa các nhóm biểu hiện stress ở cha mẹ Biểu hiện stress Tổng hợp Thực thể Cảm xúc Nhận thức

1. Thực thể 0,897**

2. Cảm xúc 0,917** 0,735**

3. Nhận thức 0,949** 0,793** 0,847**

4. Hành vi 0,936** 0,804** 0,809** 0,858**

Chú thích: ** p < ,01

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Cụ thể: stress tổng hợp tương quan thuận với stress thực thể (hệ số tương quan r = 0,897, p < 0,01); với stress nhận thức (r = 0,949, p < 0,01); với stress cảm xúc (r

= 0,917, p < 0,01), với stress hành vi (r = 0,936, p < 0,01). Trong đó, stress tổng hợp tương quan chặt chẽ nhất với các biểu hiện về mặt cảm xúc, r = 0,917**, tiếp đó là các biểu hiện về mặt hành vi, r = 0,936**. Hệ số tương quan rất cao gần đến 1 cho thấy chúng gần tương đương nhau, thống nhất với nhau một cách có hệ thống trong toàn bộ các dấu hiệu của stress được nghiên cứu ở đây.

Như vậy, cha mẹ có stress ở mức độ “khá thường xuyên” thì sẽ xuất hiện các biểu hiện trên tất cả các mặt: thực thể, nhận thức, cảm xúc, hành vi và các biểu hiện khác, trong đó biểu hiện r rệt nhất ở các yếu tố về cảm xúc và hành vi. Tương tự như vậy, các dấu hiệu thực thể, nhận thức, hành vi cũng có tương quan chặt chẽ với nhau với hệ số tương quan r dao động từ 0,78 đến 0,91; p <0,01.

3.1.3.2. Đặc trưng của các biểu hiện stress ở cha mẹ của trẻ rối loạn phổ tự kỷ Ở trên đã cho thấy biểu hiện tổng hợp của stress bao gồm trong đó các dấu hiệu có mối liên quan khá thống nhất với nhau. Câu hỏi đặt ra, vậy các mặt biểu hiện có tồn tại tương đối độc lập như một mặt, 1 thành phần của stress tổng thể hay không? Câu trả lời có ý nghĩa đối với việc xây dựng công cụ đo lường stress với những dấu hiệu đặc trưng và định hướng cho các nghiên cứu về stress của cha mẹ có con tự kỷ tiếp theo, chính vì vậy nên phân tích biểu hiện stress trong nghiên cứu thực trạng này như một thang đo duy nhất, hay cần phân tích từng mặt của chúng 1 cách riêng biệt?

Bảng 3.7. Hệ số tải nhân tố của các item thang stress

STT Nội dung

Các thành phần Độ chiết xuất vào nhân tố

1 2 3 4

1 Tôi dễ bị rơi vào trạng thái tiêu cực 0,688 -0,114 0,334 0,005 0,598 2 Tôi cảm thấy bức bối, không dịu được

stress 0,726 -0,078 0,235 -0,134 0,607

3 Tôi thường bồn chồn, lo lắng và sợ hãi 0,771 -0,291 0,073 -0,105 0,696 4 Tôi cảm thấy cô độc, bị cô lập 0,687 -0,197 -0,245 0,065 0,575 5 Tôi không năng động, linh hoạt như

bình thường 0,734 0,198 0,024 -0,026 0,579

6 Tôi thường cảm thấy vô vọng 0,717 0,143 0,117 -0,018 0,549 7 Tôi nhìn thấy mặt tiêu cực của mọi vấn

đề, đánh giá cao khó khăn, đánh giá thấp bản thân

0,623 -0,079 0,324 0,037 0,501 8 Tôi có nhiều suy nghĩ lo âu 0,661 0,063 0,174 -0,168 0,499

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

9 Tôi thường buồn và chán nản với tương

lai của con 0,671 -0,086 0,245 -0,324 0,623

10 Tôi thường thu mình, không muốn tiếp

xúc với người khác 0,669 -0,020 0,018 0,210 0,492

11 Tôi giận dữ, bực tức về việc con bị tự

kỷ 0,614 0,279 -0,021 0,010 0,455

12 Tôi thấy khả năng làm việc của mình bị

kém đi 0,756 0,403 -0,153 0,013 0,758

13 Tôi nói năng không r ràng, khó kiểm

soát 0,624 0,556 -0,223 0,048 0,750

14 Tôi hay nghĩ lại những buồn phiền gần

đây nhất 0,785 -0,149 -0,170 -0,188 0,703

15 Tôi thấy mình tư duy chậm hoặc không

muốn suy nghĩ về tình trạng của con 0,731 0,181 0,059 -0,002 0,570 16 Tôi tự lý giải, mặc cả với chính mình về

vấn đề tự kỷ của con 0,626 0,155 0,492 -0,002 0,658 17 Tôi thường có suy nghĩ quẩn quanh về

tình trạng của con 0,815 -0,114 -0,039 -0,142 0,698

18 Tôi hay quên 0,722 -0,028 -0,286 -0,169 0,633

19 Tôi không thể tập trung vào công việc 0,590 0,443 -0,138 0,104 0,575 20 Tôi bị buồn nôn và chóng mặt 0,796 -0,031 -0,231 -0,191 0,724 21 Tôi bị mất ngủ hoặc không ngủ ngon

giấc 0,819 0,071 -0,243 -0,219 0,783

22 Tôi cáu kỉnh, dễ nổi nóng 0,808 -0,115 -0,188 -0,087 0,709

23 Tôi bị đau dạ dày 0,522 0,166 0,008 0,500 0,550

24 Tôi bị tiêu chảy hay bị táo bón 0,606 0,054 0,265 0,445 0,638 25 Tôi bị đau đầu, đau nửa đầu 0,721 -0,257 0,098 0,009 0,596

26 Tôi bị vã mồ hôi 0,738 0,084 0,130 -0,043 0,571

27 Tôi ăn không ngon miệng 0,696 -0,391 -0,056 0,218 0,688 28 Tôi ăn quá nhiều hoặc quá ít 0,709 -0,384 -0,189 0,211 0,730 29 Tôi ngủ quá nhiều hoặc quá ít 0,569 -0,265 -0,243 0,357 0,580 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (tổng hợp ở bảng 1- trong phần phụ lục) đã cho thấy: Bảng ma trận các thành phần ban đầu (không sử dụng phép xoay) cho thấy, các item được tải vào 4 nhân tố, giải thích được 62,37% phương sai, với giá trị riêng >1 và các item đều có tỷ lệ chiết suất vào nhân tố > 50%. Dữ liệu cho thấy, riêng thành phần đầu tiên giải thích được hơn 49% phương sai, lớn nhất và chiếm phần lớn trong số 4 nhân tố. Bảng ma trận cũng cho thấy, tất cả các item đều được tải về yếu tố thứ nhất với hệ số tải nhân tố đều lớn hơn 0,5. Một số item được tải về cùng lúc ở vài nhân tố nhưng hầu như có hệ số tải thấp hơn.

Như vậy, có thể hiểu, các item trong thang stress được dùng ở nghiên cứu này khá thống nhất với nhau, hội tụ vào cùng một nhân tố. Và vì thế, chúng có thể tạo

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

nên 1 miền đo thống nhất (là stress chung), hơn là phân ra thành các thành phần riêng rẽ. Đây là một đặc trưng của stress ở cha mẹ có con RLPTK: các biểu hiện stress xuất hiện khá đồng thời với mức độ thường xuyên gần như nhau. Khi một nhóm biểu hiện stress xuất hiện, dù đó dấu hiệu thực thể, nhận thức, cảm xúc hay hành vi thì nó đều song hành với những biểu hiện khác. Như thế, sự quá tải về stress khi một loạt các biểu hiện xuất hiện thường xuyên ở cha mẹ là điều có thể suy luận được. Nếu bị stress thường xuyên có thể dẫn đến nhiều hậu quả không tốt trong cuộc sống, đặc biệt với cha mẹ trẻ RLPTK sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, quá trình chăm sóc và dạy con, mối quan hệ với người thân trong gia đình và bạn b . Tôi đã phỏng vấn 10 cha mẹ trẻ tự kỷ, có 7/10 cha mẹ cho rằng khi có con tự kỷ đều khiến cha mẹ gặp stress, cụ thể hậu quả của stress đến cuộc sống như chia sẻ của chị N.T.V và chị T.T.H:

Chị N.T.V: “Stress vì con không tự chủ được, nhiều cái rất stress, mệt mỏi, rồi lại trút giận đổ hết lên gia đình. Mọi người trong gia đình nhiều khi không hiểu, nhất là đổ lỗi với chồng là không chịu để ý con, không chịu nói chuyện với con này kia. Mình rất chăm con, rất để ý con nhưng nhiều khi con không làm theo điều mình mong muốn nó cũng làm mình stress, rồi lại trút giận, đổ lỗi cho người thân, nhiều lúc không biết làm thế nào, nhiều khi muốn buông xuôi mà nghĩ buông xuôi thì con mình như thế, gia đình như thế, mình buông xuôi thì khổ con mình, sau đến là mình.”, hay chị T.T.H chia sẻ: “Stress dẫn đến nhiều cái nghĩ lung tung, nghĩ không sang suốt, nếu không chia sẻ ra thì lại càng làm mình stress nhiều hơn mà ko có cách nào giúp con mình hoàn thiện hơn.”

Trong các phần phân tích dưới đây, xem xét mối liên hệ giữa stress với các yếu tố khác nhau, chúng tôi sẽ chỉ xem xét mối liên hệ với stress tổng hợp mà không đề cập đến các nhóm dấu hiệu stress khác như đã mô tả ở trên, bởi chúng đều tương tự nhau, có tương quan với nhau khá chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)