Cách thức ứng phó stress ở cha mẹ trẻ tự kỷ và mối liên quan của chúng với stress của cha mẹ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 108 - 113)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Cách thức ứng phó stress ở cha mẹ trẻ tự kỷ và mối liên quan của chúng với stress của cha mẹ

3.3.1. Các cách ứng phó

Ứng phó là những phản ứng cụ thể được cá nhân thực hiện nhằm giải quyết các yêu cầu tồn tại bên trong cá nhân và/hoặc trong môi trường mà cá nhân nhận định chúng có tính đe dọa, thách thức hoặc vượt quá nguồn lực của họ.

Có 30 cách ứng phó được đưa ra trong phiếu hỏi, với 3 nhóm ứng phó chính (ứng phó tập trung vào vấn đề, ứng phó tập trung vào cảm xúc và lảng tránh). Tuy nhiên phân tích nhân tố (kết quả tổng hợp ở bảng 2 trong phụ lục) chỉ cho thấy 2 nhân tố, giải thích được hơn 47% cho phương sai của dữ liệu, với các hệ số tải nhân tố như ở bảng 3.15. Có 7 item không tải về nhân tố nào với hệ số tải <0,3. Vì thế chúng bị loại khỏi phân tích. Dựa vào nội dung của các item trong từng nhân tố, chúng tôi đặt tên 2 nhân tố này là ứng phó tích cực và ứng phó tiêu cực.

Cách ứng phó tích cực là loại ứng phó tác động tốt đến sức khỏe tâm thần của cá nhân và những cách ứng phó này thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của cá nhân để

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

hướng đến giải quyết vấn đề, cân bằng cảm xúc để giảm thiểu cảm xúc âm tính.

Nhóm này bao gồm các cách ứng phó: “giải quyết vấn đề”, “suy nghĩ tích cực”,

“điều chỉnh cảm xúc”, “tìm kiếm chỗ dựa xã hội và “tách mình ra khỏi vấn đề”.

Cách ứng phó tiêu cực là loại ứng phó bao gồm những cách ứng phó tác động không tốt đến sức khỏe tâm thần của trẻ và những cách ứng phó này thiếu sự nỗ lực giải quyết vấn đề, cân bằng cảm xúc để giảm thiểu cảm xúc âm tính. Nhóm này bao gồm các cách ứng phó: “không hành động”, “né tránh”, “tự làm hại bản thân”, “đổ lỗi cho bản thân và cho người khác”, “cô lập bản thân” và “suy nghĩ tiêu cực”.

Bảng 3.14: Hệ số tải nhân tố của các item thang ứng phó với stress

STT Nội dung Ứng phó

tiêu cực

Ứng phó tích cực

Độ trích xuất vào nhân tố 1 Trút sự thất vọng của mình lên một người hoặc

một vật nào đó 0,800 -0,065 0,665

2 Nói những lời giận giữ, mỉa mai, châm chọc, la

mắng người khác 0,793 -0,139 0,294

3 Bi kịch hóa vấn đề của con (nghĩ những điều

xấu có thể xảy ra với con) 0,759 -0,038 0,472

4 Cô lập bản thân 0,749 -0,059 0,256

5 Suy diễn, đổ lỗi cho người khác 0,721 -0,068 0,366

6 Tự đổ lỗi cho bản thân 0,717 -0,152 0,359

7 Làm tổn thương một người nào đó mà họ

không gây nên bất cứ vấn đề nào 0,670 0,003 0,451 8 Mặc chuyện muốn xảy ra thế nào cũng được 0,640 0,043 0,424 9 Khóc, kêu la và gào thét, đập phá đồ đạc 0,523 0,397 0,228

10 Tránh gặp người khác 0,436 0,145 0,361

11 Đi chùa/đi nhà thờ, cầu trời phật phù hộ 0,121 0,806 0,645

12 Làm như chẳng có gì xảy ra -0,141 0,672 0,537

13 Chia sẻ với các thành viên khác trong gia đình

về những điều mình lo lắng -0,270 0,615 0,648

14 Tập trung vào những điểm tích cực của con 0,019 0,605 0,564 15 Tham gia các tổ chức hỗ trợ trẻ tự kỷ -0,132 0,585 0,577

16 Ngủ đủ giấc vào ban đêm 0,325 0,564 0,524

17 Chấp nhận vấn đề của con 0,240 0,551 0,449

18 Tìm kiếm chuyên gia hỗ trợ cho con 0,046 0,540 0,411 19 Tham gia một khóa học hay loại hình nghệ thuật -0,025 0,477 0,431 20 Quản lý, sắp xếp lại thời gian -0,208 0,462 0,211

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Riêng cách ứng phó “Chia sẻ với các thành viên khác trong gia đình” là cách ứng phó được tải về ở cả 2 nhân tố với hệ số tải nhân tố không chênh nhau đáng kể, cho thấy đây là cách ứng phó lưỡng cực, vừa có điểm tích cực, vừa có điểm tiêu cực. Tỷ lệ chiết xuất vào nhân tố của từng item cho thấy đa số đều > 0,3. Chỉ có 2 item có độ chiết xuất < 0,3 là “làm như chẳng có gì xảy ra” và “tập thiền/yoga”. Đây là những cách ứng phó không mang màu sắc r nét lắm của tích cực hay tiêu cực.

3.3.1.1. Ứng phó tích cực

Bảng 3.15. Ứng phó tích cực của cha mẹ có con RLPTK Số lượng

ĐTB ĐLC

Thực tế Khuyết

Tập trung vào những điểm tích cực của con 200 9 1,53 0,862 Tham gia các tổ chức hỗ trợ trẻ tự kỷ 198 11 2,34 0,941

Ngủ đủ giấc vào ban đêm 201 8 1,92 0,902

Chấp nhận vấn đề của con 201 8 1,89 0,970

Tìm kiếm chuyên gia hỗ trợ cho con 200 9 2,14 0,895 Tham gia một khóa học hay loại hình nghệ

thuật 198 11 2,11 0,971

Quản lý, sắp xếp lại thời gian 197 12 1,75 0,849

Ăn uống đủ chất 199 10 1,70 0,925

Tập thiền/yoga 198 11 2,23 0,871

Nghe nhạc, xem tivi, xem phim, đọc truyện,

sách 203 6 1,79 0,844

Chú thích: Min = 1 (Thường xuyên) Max = 4 (Không bao giờ).

Kết quả từ bảng 3.16 cho thấy cách ứng phó có điểm trung bình càng thấp thì càng thường xuyên sử dụng. Như vậy, các cách ứng phó “Tập trung vào những điểm tích cực của con” M = 1,36, SD = 0,776), “Nghe nhạc, xem tivi, xem phim, đọc truyện, sách..”( M = 1,46, SD = 0,792), “Ăn uống đủ chất”( M = 1,67, SD = 0,791),

“Chấp nhận vấn đề của con”( M = 1,81, SD = 0,900) “ngủ đủ giấc vào ban đêm”,

“Tìm kiếm chuyên gia hỗ trợ cho con” là những cách ứng phó được các cha mẹ sử dụng thường xuyên. Cách ứng phó “Tham gia một khóa học hay loại hình nghệ thuật” (M = 2,36, SD = 0,803) “Tập thiền/yoga” M = 3,19, SD = 1,086) là hai cách ứng phó ít được lựa chọn nhất. Với sự lựa chọn những cách ứng phó như vậy cho thấy cách ứng phó của cha mẹ trẻ tự kỷ chủ yếu tập trung vào bản thân trẻ như chấp nhận vấn đề của con, tập trung vào điểm tích cực của con để có thể thấu hiểu và dạy con, tìm kiếm các chuyên gia hỗ trợ cho con để con tiến bộ; đồng thời tự chăm sóc bản thân như việc ăn uống đủ chất hay ngủ giấc. Qua phỏng vấn 10 phụ huynh, 6/10 phụ huynh chia sẻ cách ứng phó chấp nhận vấn đề của con để vượt qua stress:

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Chị N.T.T chia sẻ: “Nói về những khó khăn thì người nào chả stress nhiều nhưng về lâu dài thì nó hòa đi, có nghĩa là hòa đi, người ta cũng không stress nhiều nữa, người ta cố gắng chấp nhận. ên mình thì mình chưa test mình đã chấp nhận rồi, mình hiểu là thôi, trời cho con như thế nào thì chấp nhận như thế đó đi, chứ mình cũng không thể nào mà, giờ mình làm gì được, đâu có sửa được đâu, vẽ thì xóa lại mới vẽ được lại chừ sinh con làm sao mà xóa đi được á”.

Chị T.T.L cũng chia sẻ: “Nên quan tâm đến mình một chút, những lúc con đi can thiệp, chị có thể tĩnh tâm, lắng nghe cơ thể và như vậy chị sẽ không bị những áp lực trước đây gây khó khăn nữa. Trước mỗi khó khăn mình đều nhìn nó một cách lạc quan.”

Hai cách thức ứng phó ít được các cha mẹ trẻ tự kỷ sử dụng nhất là thiền/yoga hay tham gia khóa học một loại hình nghệ thuật có thể vì tập trung vào chăm sóc và nuôi dạy con khiến họ không còn nhiều thời gian để tham gia các khóa học, với bối cảnh Việt Nam thì việc lựa chọn giải tỏa stress bằng các loại hình nghệ thuật vẫn còn khá mới mẻ với người dân nên ít được lựa chọn.

Cách thức ứng phó “Quản lý, sắp xếp lại thời gian” “Tham gia các tổ chức hỗ trợ trẻ tự kỷ” là các cách ứng phó trung tính được các cha mẹ trẻ tự kỷ lựa chọn.

3.3.1.2. Ứng phó tiêu cực

Kết quả khảo sát cách ứng phó tiêu cực được trình bày trong bảng 3.16 dưới đây:

Bảng 3.16. Ứng phó tiêu cực ở cha mẹ của trẻ RLPTK

STT Nội dung Số lƣợng

ĐTB ĐLC Số thực Khuyết

1 Trút sự thất vọng của mình lên 1 người hay 1

vật nào đó 201 8 3,03 1,102

2 Nói những lời giận dữ, mỉa mai, châm chọc, la

mắng người khác 201 8 3,14 ,938

3 Bi kịch hóa vấn đề của con (nghĩ những điều

xấu có thể xảy ra với con) 197 12 2,82 1,142

4 Cô lập bản thân 200 9 3,06 1,040

5 Suy diễn, đổ lỗi cho người khác về vấn đề của con 201 8 3,25 ,904

6 Tự đổ lỗi cho bản thân 200 9 2,59 1,113

7 Làm tổn thương một người nào đó mà họ không

gây nên bất cứ vấn đề gì 199 10 3,65 ,591

8 Mặc kệ cho mọi chuyện muốn xảy ra thế nào

cũng được 198 11 2,84 1,043

9 Khóc, kêu la và gào thét, đập phá đồ đạc 201 8 2,37 1,037

10 Tránh gặp người khác 199 10 2,62 1,046

Chú thích: Min = 1 (Thường xuyên), Max = 4 (Không bao giờ)

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Trong các cách ứng phó tiêu cực, các cha mẹ trẻ tự kỷ ít sử dụng cách ứng phó

“khóc, kêu la và gào thét, đập phá đồ đạc”, “làm tổn thương một người nào đó mà họ không gây nên bất cứ vấn đề gì” M = 3,60, SD = 0,579), “Nói những lời giận dữ, mỉa mai, châm chọc, la mắng người khác” (M = 3,22, SD = 0,946), “Suy diễn, đổ lỗi cho người khác về vấn đề của con” M = 3,09, SD = 0,948). Ngoài ra, để giải tỏa stress của bản thân, các cha mẹ cũng có sử dụng cách ứng phó như “Cô lập bản thân” M = 2,96, SD = 1,138), “Trút sự thất vọng của mình lên 1 người hay 1 vật nào đó” M = 2,82, SD = 1,256), “Mặc kệ cho mọi chuyện muốn xảy ra thế nào cũng được” M = 2,81, SD = 1,009), “Tránh gặp người khác” (M = 2,81, SD = 1,131), “ i kịch hóa vấn đề của con” ( M = 2,77, SD = 1,252), một số ít cha mẹ “tự đổ lỗi cho bản thân“ (M = 2,53, SD = 1,217) . Trong trạng thái lo lắng, bất an, cũng có các cha mẹ tìm đến thế giới tâm linh như “Đi chùa/nhà thờ, cầu trời phật phù hộ” (M = 2,12, SD = 1,021).

3.3.2. Mối quan hệ giữa cách ứng phó và stress

Bảng 3.17. Tương quan giữa các cách ứng phó với stress Cách ứng phó /Các nhóm

biểu hiện stress

Cách ứng phó tiêu cực

Cách ứng phó tích cực

Tổng hợp -0,575** 0,207**

Thực thể -0,502** 0,151*

Cảm xúc -0,609** 0,206**

Nhận thức -0,493** 0,185**

Hành vi -0,519** 0,224**

Có tương quan nghịch có ý nghĩa thống kê giữa stress với cách ứng phó tiêu cực: điểm stress càng cao, điểm ứng phó càng thấp. Điều đó có nghĩa là stress càng thường xuyên thì cha/ mẹ càng thường xuyên sử dụng cách ứng phó tiêu cực và ngược lại, càng ít bị stress thì càng ít sử dụng cách ứng phó tiêu cực. Hệ số tương quan tương đối mạnh, thể hiện mối liên hệ khá chặt.

Giữa cách ứng phó tích cực với các nhóm biểu hiện stress có hệ số tương quan thuận, có ý nghĩa thống kê nhưng từ yếu đến rất yếu (dưới 0,225). Có thể hiểu, mối liên quan của stress với hành vi ứng phó tích cực là không đáng kể dù có ý nghĩa thống kê. Do vậy, ở cha mẹ có con tự kỷ, dường như stress có liên quan với những cách phản ứng tiêu cực hơn là tích cực, dù đó là cách lảng tránh, hay tìm kiếm

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

nguồn lực… Cho thấy cần thiết phải giảm stress để nâng cao sức khỏe tâm thần cho cha mẹ trẻ tự kỷ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)