Mối quan hệ giữa stress của cha mẹ với các vấn đề RLPTK ở con

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 105 - 108)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.2. Mối quan hệ giữa stress của cha mẹ với các vấn đề RLPTK ở con

Những thách thức trong việc làm cha mẹ của trẻ tự kỷ có thể rất khác với những khó khăn trong việc làm cha mẹ của trẻ bình thường hoặc chậm phát triển.

Những trường hợp khó khăn có thể diễn ra trong một ngày bình thường vì trẻ tự kỷ thường hiếu chiến, đập phá đồ vật, cởi bỏ quần áo ở những thời điểm không phù hợp, và tự làm tổn thương mình (Fodstad và cộng sự, 2012). Những hành vi này có thể liên quan đến những nét đặc trưng của trẻ tự kỷ như là khiếm khuyết trong giao tiếp, tương tác xã hội, chỉ quan tâm đến một số thứ nhất định, và hành vi lặp lại (Delmolino và Harris, 2004).

Để tìm hiểu r hơn mối quan hệ giữa các vấn đề của trẻ tự kỷ với stress của cha mẹ, chúng tôi sử dụng phép tương quan Pearson. Kết quả cụ thể được thể hiện dưới đây.

Bảng 3.12: Tương quan giữa vấn đề của trẻ tự kỷ và stress của cha mẹ Biểu hiện Stress Vấn đề giao tiếp Vấn đề hành vi Vấn đề tương tác

xã hội

Tổng hợp 0,551** 0,454** 0,584**

Thực thể 0,473** 0,377** 0,476**

Cảm xúc 0,501** 0,405** 0,583**

Nhận thức 0,520** 0,426** 0,544**

Hành vi 0,549** 0,479** 0,554**

Chú thích: ** p < 0,01

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Dữ liệu cho thấy stress (bao gồm cả stress tổng hợp và các thành phần) đều có tương quan thuận từ trung bình đến khá mạnh với các vấn đề của trẻ tự kỷ. Trong đó, mối tương quan với các vấn đề về tương tác xã hội là mạnh nhất so với các mặt khác. Mặt này có hệ số tương quan cao nhất là với stress về cảm xúc (R = 0,583, p <

0,01) và thấp nhất là với stress thực thể (R= 0,476, p < 0,001). Stress có hệ số tương quan thấp hơn với các vấn đề hành vi. Hệ số tương quan dao động từ 0,377 đến 0,479. Các dữ liệu trên đây nói lên rằng, các vấn đề của con diễn ra càng thường xuyên, thì mức độ stress của cha mẹ càng nặng hơn.

Như vậy, kết quả nghiên cứu này đúng với các kết quả được chỉ ra trong bảng số liệu trên đây cho thấy: có mối tương quan thuận chiều ở mức độ cao giữa các vấn đề của trẻ tự kỷ với stress tổng hợp và với các mặt biểu hiện stress và khá thống nhất với các kết quả khác (Bebko et al., 1987; Moes, 1995; Moes et al., 1992). Trong đó, stress tổng hợp tương quan thuận chặt chẽ nhất với vấn đề tương tác xã hội, tiếp đó là vấn đề giao tiếp, sau cùng là vấn đề hành vi. Đi sâu vào các biểu hiện stress thì stress thực thể cũng tương quan thuận chặt chẽ nhất với vấn đề tương tác xã hội , tiếp đó là với vấn đề giao tiếp và đến vấn đề hành vi. Stress cảm xúc tương quan thuận chặt chẽ nhất với vấn đề tương tác xã hội, tiếp đến là vấn đề hành vi và vấn đề giao tiếp. Stress nhận thức tương quan thuận chặt chẽ nhất với vấn đề tương tác xã, tiếp đến là vấn đề giao tiếp và vấn đề hành vi.

Stress hành vi tương quan thuận chặt chẽ nhất với vấn đề tương tác xã hội, tiếp đó là vấn đề giao tiếp và vấn đề hành vi.

Qua phỏng vấn 10 cha mẹ trẻ tự kỷ, tất cả cha mẹ đều cho biết con mình gặp khó khăn về tương tác, cụ thể như chia sẻ dưới đây của một phụ huynh:

Chia sẻ của chị T.T.N.V: “Cháu ít giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ không phát triển, sức tập trung kém, luôn hoạt động luôn chân luôn tay, có người lạ là hét ầm ĩ, khóc lóc. Cháu không thể đi nhà trẻ vì không cô giáo nào trông được, làm ảnh hưởng đến các bạn khác ở lớp”.

“Lúc mà đi học kia kìa, cô giáo bảo con chẳng biết cái gì ý, xong rồi bạn ý, cô giáo bảo là chị ơi con chẳng chịu ăn gì cả, con không chịu ăn gì cả, em toàn phải xúc cho con. Xong rồi chị đến lớp ý, chị đến ngồi ở lớp thì thấy mọi người đều giao tiếp với nhau nhưng con thì không giao tiếp với ai cả. Con cứ ngồi một chỗ con chơi và chẳng tập trung gì cả, lúc đấy thì mẹ quyết định phải đi tìm chỗ can thiệp cho con”.

Vấn đề hành vi của trẻ tự kỷ có tương quan thuận chiều với stress tổng hợp và stress biểu hiện ở mặt hành vi. Các vấn đề hành vi của trẻ tự kỷ dẫn đến stress ở cha mẹ như: “con không tập trung vào các hoạt động”, “con có hành vi tự hại”,

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

“con có những hành vi lặp đi lặp lại”,... kết quả chỉ ra mối tương quan tuyến tính thuận chiều của tác động tiêu cực của vấn đề hành vi với stress tổng hợp là (r = 0,474, p < 0,001) và với stress về mặt hành vi (r = 0,511, p < 0,001).

Tất cả các cha mẹ được phỏng vấn đề cho biết trẻ gặp các vấn đề về hành vi điển hình của trẻ tự kỷ.

Chị N.T.T chia sẻ: “Hồi xưa là nó đi học trường chuyên biệt, sau nó vẫn đi học trường hòa nhập nhưng nó hơi quậy phá vì nó tăng động. Nó vẫn nghe lời cô nhưng mà nó phá, nó phá kinh lắm”.

Nghiên cứu cho thấy rằng cha mẹ của trẻ RLPTK stress bởi đặc điểm của trẻ bao gồm sự phát triển trí tuệ không đồng đều ở trẻ, những hành vi gây rối và chu kỳ chăm sóc kéo dài (Bebko và cộng sự, 1987; Koegel và cộng sự, 1992; Moes, 1995; Moes và cộng sự, 1992). Như vậy, kết quả nghiên cứu này đúng với các kết quả được chỉ ra trong bảng số liệu trên đây cho thấy: có mối tương quan thuận chiều ở mức độ cao giữa các vấn đề của trẻ tự kỷ với stress tổng hợp và với các mặt biểu hiện stress.

Trong đó, stress tổng hợp tương quan thuận chặt chẽ nhất với vấn đề tương tác xã hội, tiếp đó là vấn đề giao tiếp, sau cùng là vấn đề hành vi. Đi sâu vào các biểu hiện stress thì stress thực thể cũng tương quan thuận chặt chẽ nhất với vấn đề tương tác xã hội , tiếp đó là với vấn đề giao tiếp và đến vấn đề hành vi. Stress cảm xúc tương quan thuận chặt chẽ nhất với vấn đề tương tác xã hội, tiếp đến là vấn đề hành vi và vấn đề giao tiếp.

Stress nhận thức tương quan thuận chặt chẽ nhất với vấn đề tương tác xã, tiếp đến là vấn đề giao tiếp và vấn đề hành vi. Stress hành vi tương quan thuận chặt chẽ nhất với vấn đề tương tác xã hội, tiếp đó là vấn đề giao tiếp và vấn đề hành vi.

Kết quả trên cho thấy, ở nghiên cứu này, trong các vấn đề của trẻ tự kỷ, vấn đề tương tác xã hội là có ảnh hưởng mạnh nhất đối với stress ở cha mẹ của trẻ.

3.2.2.2. Ảnh hưởng của các vấn đề của trẻ tự kỷ đối với stress của cha mẹ Bảng 3.13 hiển thị kết quả cảu 4 mô hình hồi qui tuyến tính dự báo stress từ các vấn đề của trẻ. Trong đó, các mô hình 1, 2 và 3 dự báo độc lập của từng vấn đề đến stress, c n mô hình 4 là dự báo của cả 3 vấn đề của trẻ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, từng vấn đề của trẻ tự kỷ có thể trực tiếp dự báo mức độ stress của cha mẹ với biên độ ảnh hưởng trong khoảng từ 20,2% đến 34,1% (p < 0,001).

Trong đó, tương tác xã hội dường như có ảnh hưởng mạnh nhất đến stress của cha mẹ.

Xem xét mô hình thứ 4, khi cả 3 vấn đề cùng lúc tác động thì biên độ ảnh hưởng có thể lên tới gần 41%, tức là mạnh hơn một cách đáng kể so với từng mô hình với các biến độc lập. Tuy nhiên, trong mô hình này, các vấn đề hành vi lại không có ý nghĩa

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

thống kê trong việc dự báo mức độ stress của cha mẹ và vấn đề tương tác là yếu tố có tác động mạnh nhất đến stress của cha mẹ.

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các vấn đề của trẻ tự kỷ đối với stress của cha mẹ Mô hình Các biến độc lập R2 Beta (p) F P

1 Vấn đề giao tiếp 0,303 87,959 <0,001

2 Vấn đề hành vi 0,202 51,919 <0,001

3 Vấn đề tương tác xã hội 0,341 105,205 <0,001 4 Vấn đề giao tiếp

0,408

0,329 (<0,001)

47,236 <0,001

Vấn đề hành vi -0,026 (0,737)

Vấn đề tương tác xã hội 0,419 (<0,001)

Như vậy trong 3 nhóm vấn đề của trẻ tự kỷ thì vấn đề tương tác xã hội của trẻ có ảnh hưởng mạnh nhất đến stress của cha mẹ, sau đó đến vấn đề giao tiếp, c n vấn đề hành vi bị mất khả năng tác động đến stress khi bị kiểm soát bởi 2 vấn đề kia.

Như vậy, có thể nói, những vấn đề/biểu hiện tự kỷ là những tác nhân cơ bản dẫn đến stress của cha mẹ. Các biểu hiện này càng diễn ra thường xuyên thì stress của cha mẹ cũng thường xuyên hơn.

Kết quả này lại một lần nữa chứng minh những khó khăn mà cha mẹ gặp phải khi có đứa con tự kỷ và những vẫn đề này có liên quan mật thiết tới sức khỏe tâm thần của các bậc cha mẹ và quá trình nuôi dạy con tự kỷ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)