Các biểu hiện stress ở cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 90 - 97)

CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng stress ở cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

3.1.2. Các biểu hiện stress ở cha mẹ có con rối loạn phổ tự kỷ

Kết quả khảo sát biểu hiện stress về mặt thực thể được tổng hợp ở biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.2. Phân bố điểm stress biểu hiện về thực thể

Tìm hiểu các dấu hiệu stress biểu hiện ở mặt cơ thể, kết quả cho thấy những dấu hiệu phổ biến nhất thường xuất hiện ở cha mẹ trẻ tự kỷ là “Tôi hay quên” (M = 2,89, SD = 0,901),“Tôi thấy mệt mỏi” cũng có đến 45,5% cha mẹ xuất hiện ở mức “khá thường xuyên”; “Tôi hay bị đau đầu, đau nửa đầu”, (M = 2,71, SD = 1,015), có đến 66,3% cha mẹ có biểu hiện “thường xuyên” và “khá thường xuyên” gặp phải dấu hiệu này. Tiếp đến là các biểu hiện, có 71,9% cha mẹ có biểu hiện “thường xuyên” và “khá thường xuyên” gặp phải. Bên cạnh đó, biểu hiện “Tôi bị giảm hứng thú tình dục”, (M=

2,56, SD = 0,990), 60,3% gặp phải. Ngoài ra, các dấu hiệu “Tôi ăn không ngon miệng”, “Tôi ăn quá nhiều hoặc quá ít”, “Tôi bị mất ngủ hoặc ngủ không ngon giấc”

cũng có đến 99,5% khách thể khá thường xuyên gặp phải.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Bảng 3.2. Các biểu hiện stress về mặt thực thể TT Các nhận định

Không bao giờ/hiếm

khi (%)

Thỉnh thoảng

(%)

Khá TX (%)

Thường xuyên

(%)

ĐTB ĐLC 1 Tôi bị đau đầu, đau nửa đầu 13,5 20,2 48,3 18,0 2,71 1,015

2 Tôi hay quên 12,4 15,7 49,4 22,5 2,89 0,901

3 Tôi bị giảm hứng thú tình dục 19,3 20,5 43,4 16,9 2,56 0,990 4 Tôi thấy mệt mỏi 13,6 17,0 45,5 23,9 2,76 0,935 5 Tôi ăn không ngon miệng 18,4 23,0 44,8 13,8 2,47 0,920 6 Tôi ăn quá nhiều hoặc quá ít 24,1 37,9 27,6 10,3 2,27 0,943 7 Tôi bị mất ngủ hoặc ngủ

không ngon giấc 23,5 29,4 27,1 20,0 2,46 0,988 (Điểm min = 1, điểm Max= 4) Trên đây là các dấu hiệu biểu hiện về mặt cơ thể của stress ở cha mẹ của trẻ có RLPTK. Tuy nhiên, bản thân cha mẹ và những người xung quanh thường không dễ nhận biết các yếu tố này như là các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài của stress mà có thể thường coi đó là các vấn đề thuộc bệnh lý thực thể. Ở góc độ tâm lý học lâm sàng, đây là các triệu chứng điển hình của stress.

Trong quá trình phỏng vấn sâu 10 cha mẹ với những tiêu chí: có con RLPTK ở độ tuổi mầm non hoặc tiểu học đang được can thiệp tại các trung tâm chuyên biệt và bán chuyên biệt. Kết quả phỏng vấn này cũng tương đồng với kết quả khảo sát, dưới đây xin trích dẫn chia sẻ của chị S.

Chị T.L.S, 33 tuổi, nói trong nước mắt: “Cháu ở nhà ngoại còn được đưa đi dạo hàng ngày, biết xung quanh, đến khi về nhà nội thì 6 tháng trời chỉ ở trong nhà, bà Nội không cho ra ngoài vì sợ ô nhiễm, bụi bặm,…thời gian đầu cháu còn gọi bố, gọi mẹ. Mấy tháng sống như vậy chị giật mình khi thấy con mình có những biểu hiện lạ lùng, đưa đi khám nghe tin cháu bị như vậy chị choáng váng như trời đất sụp đổ.

Cháu can thiệp được gần 1 năm cũng có nhiều tiến bộ nhưng ông bà nội lúc nào cũng than thở thế này thì đến bao giờ mới theo kịp các bạn bè,… làm chị thấy tủi thân kinh khủng”. Không chỉ thế, chị có nói với tôi một điều mà chưa bao giờ nói với ai: “Thật sự…. là bị ám ảnh & sợ không dám sinh con nữa, nhỡ nó cũng giống anh nó thì sao.

Một phần là chị phải lo toan quá nhiều công việc nên stress quá không còn nghĩ đến nhu cầu đó nữa. Chị cũng bực chồng chị là ít quan tâm đến bệnh tình của con, chỉ thỉnh thoảng mới đi đón con còn toàn chị phải lo hết”.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Như vậy có thể thấy tình trạng stress của chị S cực kỳ nghiêm trọng.

Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một trong số các loại khuyết tật chưa r nguyên nhân, rối loạn này sẽ tồn tại suốt cuộc đời của trẻ khiến các cha mẹ dễ xuất hiện biểu hiện stress với các khía cạnh về cơ thể như trên. Nếu không được nhận diện chính xác và phát hiện kịp thời, các dấu hiện này có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chính các cha mẹ và quá trình chăm sóc, giáo dục con RLPTK, mối quan hệ với những người thân xung quanh.

3.1.2.2. iểu hiện stress về mặt nhận thức

Kết quả khảo sát biểu hiện stress về mặt nhận thức được tổng hợp ở biểu đồ 3.3.

Biểu đồ 3.3. Phân bố điểm biểu hiện stress về nhận thức

Trong nghiên cứu này, ĐTB stress về mặt nhận thức ở cha mẹ trẻ tự kỷ là M = 2,63. Những cha mẹ có mức độ stress cao thường gặp phải các vấn đề về nhận thức phổ biến nhất ở các biểu hiện sau: 41,8% cha mẹ có biểu hiện “thường xuyên”, Tôi hay nghĩ lại những buồn phiền gần đây nhất” (M = 2,80, SD = 0,869), “Tôi có nhiều suy nghĩ lo âu” M = 2,97, SD = 0,880). Bên cạnh đó, các biểu hiện khác cha mẹ trẻ tự kỷ cũng thường gặp phải là: 18,7% “thường xuyên” Tôi tự lý giải, mặc cả với chính mình về vấn đề của con” (M = 2,66, SD = 0,984); 10,0% “thường xuyên” gặp phải vấn đề “Tôi thấy mình tư duy chậm hoặc không muốn suy nghĩ về tình trạng của con(M = 2,41, SD = 1,017). Ngoài ra, 4,7% cha mẹ trẻ tự kỷ gặp vấn đề “Tôi nhìn thấy mặt tiêu cực của mọi vấn đề, đánh giá cao khó khăn, đánh giá thấp bản thân” M = 2,26, SD = 0,919).

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Bảng 3.3. Các biểu hiện stress về mặt nhận thức

TT Các nhận định

Không bao giờ/hiếm

khi (%)

Thỉnh thoảng

(%)

Khá TX (%)

Thường xuyên

(%)

ĐTB ĐLC

1

Tôi thấy mình tư duy chậm hoặc không muốn suy nghĩ về tình trạng của con

24,1 25,3 35,6 14,9 2,41 1,017

2 Tôi tự lý giải, mặc cả với chính

mình về vấn đề của con 16,1 21,8 41,4 20,7 2,66 0,984 3 Tôi hay nghĩ lại những buồn

phiền gần đây nhất 9,1 21,6 48,9 20,5 2,80 0,869 4 Tôi có nhiều suy nghĩ lo âu 8,1 15,1 47,7 29,1 2,97 0,880 5 Tôi thường có suy nghĩ quẩn

quanh về tình trạng của con 6,8 11,4 45,5 36,4 3,11 0,863 6

Tôi nhìn thấy mặt tiêu cực của mọi vấn đề, đánh giá cao khó khăn, đánh giá thấp bản thân

23,8 34,5 33,3 8,3 2,26 0,919

Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy các cha mẹ thường xuyên nghĩ đến những điều buồn phiền gần đây và lo âu về tương lai của con cùng những trăn trở về nguyên nhân dẫn đến vấn đề của con và các hành vi bất thường của con, như chia sẻ của chị T.K.V dưới đây:

Chị T.K.V chia sẻ khi được phỏng vấn: “Điều căng thẳng nhất là lo cho con cái, về con cái thì yên tâm về đứa con đầu. về cháu tự kỷ thì nghĩ là sau này mình không thể sống cũng con mãi được, bây giờ lúc nào cũng căng thẳng nghĩ làm thế nào để con tự lo được cuộc sống của mình sau này, khi mình không thể đi cùng con được nữa thì phải làm sao để dẫn dắt con tự lo được cuộc sống mình, tự nuôi được bản thân mình mà không phải dựa vào ai.

Đó là mong muốn nhất của mình.”

3.1.2.3. iểu hiện stress về mặt cảm xúc

Kết quả khảo sát biểu hiện stress về mặt cảm xúc được tổng hợp ở biểu đồ 3.4.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Biểu đồ 3.4. Phân bố điểm biểu hiện stress về cảm x c

Các biểu hiện stress về mặt cảm xúc xuất hiện với ĐTB và tỉ lệ khá cao ở cha mẹ trẻ tự kỷ- thể hiện trong bảng 3.5.

Bảng 3.4. Các biểu hiện stress về mặt cảm x c

TT Các nhận định

Không bao giờ/hiếm

khi (%)

Thỉnh thoảng

(%)

Khá TX (%)

Thường xuyên

(%)

ĐTB ĐLC

1 Tôi bị sốc khi biết con mắc tự

kỷ 14,0 20,9 46,5 18,6 2,69 0,933

2 Tôi cáu kỉnh, dễ nổi nóng 11,4 25,0 42,0 21,6 2,73 0,928 3 Tôi cảm thấy bức bối, không

dịu được stress 24,1 32,2 29,9 13,8 2,33 0,996

4 Tôi thường buồn và chán nản

với tương lai của con 19,8 24,4 37,2 18,6 2,54 1,013 5 Tôi cảm thấy có lỗi và không

ra gì khi con bị tự kỷ 18,2 17,0 46,6 18,2 2,64 0,983 6 Tôi cảm thấy cô độc, bị cô lập 28,2 29,4 31,8 10,6 2,24 0,986 7 Tôi dễ bị rơi vào trạng thái

tiêu cực 36,5 23,5 29,4 10,6 2,14 1,036

8 Tôi thường bồn chồn, lo lắng

và sợ hãi 31,0 31,0 23,8 14,3 2,21 1,042

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Các dấu hiệu có mức ĐTB cao nhất là: “Tôi cáu kỉnh, dễ nổi nóng” (M= 2,73, SD = 0,928), “Tôi bị sốc khi biết con tự kỷ” (M = 2,69, SD = 0,933), “Tôi cảm thấy có lỗi và không ra gì khi con bị tự kỷ” M= 2,64, SD = 0,983),“Tôi thường buồn và chán nản với tương lai của con” M= 2,61, SD = 0,905).

Xét về tỷ lệ, có 40,0% cha mẹ thường xuyên và khá thường xuyên có cảm xúc

tôi dễ bị rơi vào trạng thái tiêu cực”, 43,7% cảm thấy “tôi cảm thấy bức bối, không dịu được stress”, 38,1% cảm thấy tôi thường bồn chồn, lo lắng và sợ hãi.

Như vậy, khi trong cha mẹ trẻ tự kỷ xuất hiện những cảm xúc âm tính, đó có thể là những yếu tố cảnh báo việc họ có thể đang phải đương đầu với stress. Những hiểu biết về các dấu hiệu này cần phải được trang bị cho cha mẹ trẻ tự kỷ, qua đó có thể hỗ trợ ph ng ngừa giảm thiểu stress.

3.1.2.4. iểu hiện stress về mặt hành vi

Kết quả khảo sát biểu hiện stress về mặt hành vi được tổng hợp ở biểu đồ 3.5. Theo Miller (2010), các vấn đề về hành vi được xem là các rối loạn bên ngoài/ngoại hiện (Externalizing Disorders) của những vấn đề rối nhiễu về cảm xúc bên trong.

1

Biểu đồ 3.5. Phân bố điểm biểu hiện stress về hành vi

Stress biểu hiện ở mặt hành vi có điểm trung bình M = 2,62, SD = 0,836.

Stress thường liên hệ với các vấn đề về hành vi biểu hiện ở cha mẹ trẻ tự kỷ là: “Tôi thấy mình không thể kiên nhẫn được khi phải chờ đợi” (M= 2,65, SD= 0,869), “Tôi

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

không thể tập trung vào công việc” (M= 2,58, SD = 0,926), “Tôi thường thu mình, không muốn tiếp xúc với người khác” M =2,49, SD=0,906).

Bảng 3.5. Các biểu hiện stress về mặt hành vi

TT Các nhận định

Không bao giờ/hiếm

khi (%

Thỉnh thoảng

(%)

Khá TX (%)

Thường xuyên

(%)

ĐTB ĐLC

1 Tôi không thể tập trung vào công

việc 15,7 24,7 44,9 14,6 2,58 0,926

2 Tôi thấy khả năng làm việc của

mình kém đi 20,5 34,1 35,2 10,2 2,35 0,922

3 Tôi không năng động, linh hoạt

như bình thường 27,6 23,0 33,3 16,1 2,37 1,059

4 Tôi hay bối rối trước những việc

chẳng đâu vào đâu 16,9 28,1 43,8 11,2 1,95 0,944 5 Tôi thường thu mình, không

muốn tiếp xúc với người khác 43,0 22,1 31,4 3,5 2,49 0,906 6 Tôi có xu hướng phản ứng thái

quá với mọi tình huống 17,0 40,9 34,1 8,0 2,32 0,853 7 Tôi thấy mình không thể kiên

nhẫn được khi phải chờ đợi 10,2 29,5 44,3 15,9 2,65 0,869 8

Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc

tôi đang làm 17,8 37,8 35,6 8,9 2,35 0,878

Có thể thấy, cha mẹ trẻ tự kỷ đều gặp phải stress ở các mức độ khác nhau, hầu hết các dấu hiệu của stress đều xuất hiện. Trong đó, ở mỗi nhóm dấu hiệu cơ thể, cảm xúc, nhận thức, hành vi, các biểu hiện sau đây xuất hiện phổ biến (là những dấu hiệu có khá thường xuyên trở lên ở hơn 50% số người trả lời).

Những biểu hiện xuất hiện phổ biến ở stress của cha mẹ

Ở mặt thực thể: “Tôi bị đau đầu, đau nửa đầu”, “Tôi hay quên”, “Tôi bị giảm hứng thú tình dục”, “Tôi thấy mệt mỏi”, “Tôi ăn không ngon miệng”, “Tôi ăn quá nhiều hoặc quá ít”, “Tôi ngủ quá nhiều hoặc quá ít”.

Ở mặt cảm x c: “Tôi bị sốc khi biết con mắc tự kỷ”, “Tôi cáu kỉnh, dễ nổi nóng”, “Tôi cảm thấy bức bối, không dịu được stress”, “Tôi thường buồn và chán nản với tương lai của con”, “Tôi cảm thấy có lỗi và không ra gì khi con bị tự kỷ”, “Tôi có nhiều suy nghĩ lo âu”,

“Tôi dễ bị rơi vào trạng thái tiêu cực”, “Tôi thường bồn chồn, lo lắng và sợ hãi”.

Luận án tiến sĩ Tâm lý học

Ở mặt nhận thức: “Tôi thấy mình tư duy chậm hoặc không muốn suy nghĩ về tình trạng của con”, “Tôi tự lý giải, mặc cả với chính mình về vấn đề của con”, “Tôi hay nghĩ lại những buồn phiền gần đây nhất”, “Tôi có nhiều suy nghĩ lo âu”, “Tôi thường có suy nghĩ quẩn quanh về tình trạng của con”, “Tôi nhìn thấy mặt tiêu cực của mọi vấn đề, đánh giá cao khó khăn, đánh giá thấp bản thân”.

Ở mặt hành vi: “Tôi không thể tập trung vào công việc”, “Tôi thấy khả năng làm việc của mình kém đi”, “Tôi không năng động, linh hoạt như bình thường”, “Tôi hay bối rối trước những việc chẳng đâu vào đâu”, “Tôi có xu hướng phản ứng thái quá với mọi tình huống”, “Tôi thấy mình không thể kiên nhẫn được khi phải chờ đợi”, “Tôi không chấp nhận được việc có cái gì đó xen vào cản trở việc tôi đang làm”.

Như vậy, có thể thấy, stress có thể hiện r nét trên cả 4 mặt: cơ thể, cảm xúc, nhận thức, hành vi. Ở nhóm cha mẹ trẻ tự kỷ có nguy cơ cao với stress, các dấu hiệu stress rất đa dạng. Những dấu hiệu stress nếu được nhận biết và phát hiện kịp thời sẽ giúp ph ng ngừa các nguy cơ diễn tiến thành mức độ bệnh lý. Ngược lại, nếu không được nhận biết, phát hiện và hỗ trợ có thể để lại rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân, quá trình chăm sóc, giáo dục con và mối quan hệ với những người xung quanh, đặc biệt là người thân khác trong gia. Việc phát hiện các biểu hiện điển hình của stress trên các phương diện cơ thể, cảm xúc, nhận thức, hành vi ở cha mẹ trẻ tự kỷ trong nghiên cứu này góp phần chỉ ra một bức tranh tổng thể về các biểu hiện đặc trưng của stress ở cha mẹ trẻ tự kỷ ở Việt Nam. Đây sẽ là cơ sở để có thể tiến tới chuẩn hóa một công cụ về stress cho cha mẹ trẻ tự kỷ mang đặc trưng văn hóa Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tâm lý học stress ở cha mẹ của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(215 trang)