Chăm sóc khi sinh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 28 - 31)

1.2. Kiến thức, thái độ và thực hành về làm mẹ an toàn

1.2.2. Chăm sóc khi sinh

Kiến thức chăm sóc khi sinh (CSKS): Nhận biết về DHNH khi sinh nở có ý nghĩa đặc biệt trong việc phòng ngừa TVM. Thông tin từ các NC cho thấy, kiến thức về các DHNH của các bà mẹ ở khu vực các nước đang phát triển ở mức thấp và thiếu.

Đa số phụ nữ ở các nước biết các triệu chứng như sốt cao, chảy máu ồ ạt và đau bụng dữ dội [71] [79] [92]. Các DHNH khác được biết ở tỷ lệ thấp hơn như ngất khi chuyển dạ, 30 phút sau đẻ không ra nhau thai, đẻ ở tuổi VTN [73] [81].

Thái độ CSKS: NC tổng quan từ 42 quốc gia của về nơi sinh của các bà mẹ tại các quốc gia đang phát triển cho thấy, quan niệm "thấy không cần thiết" là rào cản quan trọng khiến các bà mẹ không đến đẻ tại các CSYT và không nhờ tới sự hỗ trợ của NVYT khi vượt cạn ở các quốc gia [105]. Bên cạnh đó, NC tại Bolivia cho thấy các bà mẹ có quan điểm lo lắng khi phải tới CSYT để sinh (37%); hay sự lo ngại của các bà mẹ tại Somalia về sự đảm bảo sự riêng tư khi sinh (28,9%) và sự e ngại khi có NVYT là nam hỗ trợ khi sinh tại CSYT (45,3%) [73]; sự không đồng ý NVYT là nam hiện diện trong quá trình sinh đẻ tại Bangladesh (40%) [110]. NC tại Iran cũng cho thấy,

Luận án Y tế cộng đồng

một lý do quan trọng các bà mẹ không đến CSYT đẻ do e ngại việc bị bác sĩ coi thường, do đó đã nhờ tới các bà đỡ dân gian nhiều hơn [77]. Các thái độ này là nguyên nhân của các chậm trễ trong xử trí khi các bà mẹ gặp DHNH trong sinh đẻ [70] [105].

Thực hành CSKS: Với nhận thức và quan điểm khác nhau về sự nguy hiểm khi chuyển dạ đã khiến cho việc sinh nở tại CSYT còn hạn chế ở các quốc gia đang phát triển. Báo cáo năm 2015 của UNICEF đã cho thấy, tỷ lệ các bà mẹ đẻ tại CSYT của toàn cầu là 73%. Có sự chênh lệch về tỷ lệ tiếp cận CSYT khi sinh của các bà mẹ ở KVNT và KVTT. Tỷ lệ đẻ tại CSYT của KVTT trên toàn cầu là 86% trong khi KVNT là 61% và khu vực khó khăn như Sahara là 40% [148].

Tình hình sinh đẻ có sự hỗ trợ của CBYT của các bà mẹ trong giai đoạn 1990- 2015 có sự thay đối đáng kể trên toàn cầu: tăng từ 48% lên 60% tại KVNT và tăng từ 79% lên 89% tại KVTT. Các khu vực có tỷ số TVM cao như Sahara, Tây-Nam Phi nhưng tỷ lệ tăng rất hạn chế cả ở nông thôn và thành thị [148]. Có sự khác biệt lớn giữa các khu vực giàu nghèo: Tỷ lệ đẻ tại CSYT ở các nước kém phát triển nhất chỉ bằng 1/2 ở KVNT và 2/3 ở KVTT so với khu vực Đông Á-Thái Bình Dương (40% so với 82% và 74% so với 94%) [148].

Tại một số NC ở phạm vi nhỏ hơn cho thấy, tình trạng đẻ tại nhà khác nhau tại các quốc gia như: tại Nepal là 57% [90], tại Sierra Leone là 32,8% [85], tại Mali là có 51,2% [92], tại Somalia là 59% [131]. Chỉ số này cũng chênh giữa các vùng ở mỗi quốc gia [110] [133]. Tỷ lệ đẻ tại nhà do bà mụ vườn đỡ dao động từ 13% đến 60%

[85] [92] [133].

Cách thức xử trí khi gặp các DHNH khi chuyển dạ ở các bà mẹ rất đa dạng, trong đó, đa số các gia đình đều tìm đến các CSYT, tuy nhiên vẫn còn một số bà mẹ và gia đình có cách xử trí không đúng. Một NC tại Somalia cho thấy, có 7% trường hợp đi gọi bà đỡ truyền thống giúp, 10% tự đi mua thuốc, gần 9% cho biết họ chỉ cầu nguyện hoặc không làm gì [73].

1.2.2.2. Việt Nam

Kiến thức CSKS: Tương tự thế giới, nhận thức về các DHNH khi chuyển dạ ở mức thấp và thiếu. Một cuộc điều tra tại 7 tỉnh cho thấy, 33,7% phụ nữ không biết bất

Luận án Y tế cộng đồng

cứ một DHNH nào trong khi sinh đẻ và 4,75 phụ nữ biết 3 DHNH [13]. Thông tin từ tổng hợp các NC về SKSS giai đoạn 2006-2010 cho thấy: khoảng 1/10 bà mẹ không thể kể được bất kỳ một DHNH sau sinh nào ở mẹ [19]. Hai dấu hiệu được các bà mẹ biết đến nhiều nhất các dấu hiệu “Ra máu nhiều” và “đau bụng dưới dữ dội” [13] [17]

[19]. Nhận thức của các bà mẹ KVMN và DTTS rất thấp. Tỷ lệ các bà mẹ không biết DHNH khi chuyển dạ nào ở ở Thanh Hóa là 20,2% [17]; 22,1% bà mẹ DTTS tại Nghệ An, Hà Giang và Kon Tum không biết lợi ích nào khi đẻ tại CSYT [44]; 69,1 bà mẹ người H'mông có kiến thức CSKS ở mức yếu [29].

Thái độ CSKS: Hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm không đúng về CSKS ở các bà mẹ, đặc biệt là các bà mẹ DTTS. Một NC tại 3 tỉnh cho thấy, có 24,4% bà mẹ DTTS cho rằng "Những lần đẻ trước dễ đẻ thì phụ nữ có thể đẻ tại nhà", 23,7% cho rằng "Người phụ nữ mang thai cảm thấy mạnh khỏe thì có thể đẻ tại nhà", 24,4% cho rằng "Những người phụ nữ trong nhà như mẹ và chị em gái đã có kinh nghiệm đẻ rồi thì có thể đỡ đẻ tốt, không cần CBYT", 43,3% cho rằng "Đẻ tại nhà do CBYT đỡ cũng an toàn như đẻ tại CSYT" [44].

Thực hành CSKS: Điều tra MICS 2014 cho thấy, tỷ lệ đẻ tại nhà của toàn quốc là 5,6% và KVNT cao gấp 10 lần KVTT (7,6% so với 0,7%), cao nhất ở khu vực Trung du MNPB và Tây Nguyên (20% và 19%); tỷ lệ đẻ có CBYT đỡ ở KVNT cũng thấp hơn KVTT (91,6% so với 99%). Tình hình đẻ tại nhà của Việt Nam có giảm trong giai đoạn 2011 - 2014, trong đó, toàn quốc đã giảm từ 7,4% năm 2011 xuống còn 5,6% năm 2014; tuy nhiên, 2 khu vực có tỷ lệ đẻ tại nhà cao là Trung du MNPB và Tây Nguyên không có thay đổi nào đáng kể [43] [42].

Các trường hợp đẻ tại nhà chủ yếu tập trung ở KVMN và DTTS, dao động từ 30 đến gần 100% tùy từng vùng; tỷ lệ các bà mẹ được CBYT đỡ chỉ dao động từ 10 đến 25% tùy từng vùng [19] [44] [51] [52] [57]. Tỷ lệ đẻ tại nhà của dân tộc H'mông là cao nhất trong các DTTS: ở Nghệ An và Hà Giang là 64,5% [44], Yên Bái là 72%

[57], Thái Nguyên là 97,8% [29].

Đây thực sự là vấn đề sức khỏe đáng báo động đối với KVMN và DTTS. MMR của các bà mẹ đẻ tại nhà và con của họ đã được chứng minh cao gấp nhiều lần so với

Luận án Y tế cộng đồng

đẻ tại CSYT: trong NC năm 2006-2007 là 156,1 so với 31,9 [10]; trong NC năm 2014 là 126 so với 35, trong đó, MMR của dân tộc H'mông cao hơn gấp 7,3 lần so với dân tộc Kinh/Tày [6]. Đây là vấn đề cần được ưu tiên can thiệp trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)