Các yếu tố liên quan đến thực hành

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 101 - 105)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành

3.3.3. Các yếu tố liên quan đến thực hành

3.3.3.1. Phân tích đơn biến

Điểm thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh của ĐTNC có mối liên quan với các yếu tố về học vấn, nghề nghiệp, sự tham gia CQĐT, khả năng sử dụng tiếng phổ thông, điểm kiến thức, thái độ CSTS, CSKS, CSSS; nghề nghiệp, sự tham gia CQĐT của bố, mẹ đẻ; học vấn, nghề nghiệp, sự tham gia CQĐT của chồng; nghề nghiệp, sự tham gia CQĐT của bố, mẹ chồng; kinh tế gia đình, khoảng cách tới TYT.

Hầu hết các mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05), ngoại trừ mối liên quan với các yếu tố: khoảng cách tới TYT trong CSTS; nghề nghiệp, sự tham gia CQĐT của mẹ đẻ; sự tham gia CQĐT của mẹ chồng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (phụ lục 9).

Tương tự kiến thức và thái độ, kết quả NC định tính cho thấy các yếu tố cá nhân của ĐTNC như trình độ học vấn, nghề nghiệp, khả năng sử dụng tiếng phổ thông, sự tiếp nhận thông tin từ CBYT ảnh hưởng tới thực hành LMAT của họ. Những ĐTNC làm nghề khác, tham gia CQĐT có cơ hội tiếp cận các dịch vụ về LMAT dễ dàng hơn.

Luận án Y tế cộng đồng

Vợ chồng em thường đi các chợ phiên bán hàng, rồi xuống huyện lấy hàng, nên muốn vào bệnh viện khám thì tiện hơn mọi người” (TLN_PN4).

Trường em ngay gần Trạm nên biết hết mọi người trong Trạm nên đi khám thì cũng không ngại” (TLN_PN1).

Việc không sử dụng được tiếng phổ thông sẽ khiến phụ nữ H’mông e ngại khi tiếp cận các CSYT để chăm sóc thai nghén, sinh đẻ.

Có lúc thấy mệt, muốn đi khám thai xem thế nào nhưng khám ở trạm thì toàn đàn ông, còn xuống bệnh viện khám thì xa, phải mất tiền xăng xe rồi mình không nói được tiếng Kinh nên không dám đi” (TLN_PN4).

Những ĐTNC có chồng có học vấn cao, làm nghề khác, có tham gia CQĐT không chỉ có kiến thức LMAT tốt hơn mà còn hỗ trợ vợ thực hiện các hành vi LMAT.

Ai mà làm công chức, viên chức hay tham gia CQĐT xã, bản hay buôn bán thì nhận thức về LMAT tốt hơn những ông không học gì, chỉ biết làm nương rồi. Như em, vợ không muốn khám ở Trạm vì toàn đàn ông nên tiện đi họp thì em chở xuống bệnh viện khám, rồi đến khi gần đẻ thì em chở xuống nhà trọ của anh em Ủy ban thuê dưới đó chờ mấy ngày đẻ xong rồi lên thôi” (TLN_Trưởng bản3).

Khả năng kinh tế của gia đình cũng tác động tới hành vi LMAT của ĐTNC.

Nhà em thuộc diện khó khăn nên cũng khó lắm, nhiều lúc muốn chăm cho vợ nhưng không có tiền, muốn đưa vợ đi khám cho nó yên tâm nhưng đi xuống huyện cũng phải chi trả nhiều thứ, xăng xe nên em lại ngại” (TLN_Chồng4).

Mọi người nói kiêng nhiều thứ nhưng nhà nghèo quá, không có gì ăn nên cũng không kiêng nữa, có thịt gì cũng ăn thôi” (TLN_PN2).

Khoảng cách tới TYT cũng ảnh hưởng tới việc ĐTNC đến CSYT đẻ.

Em cũng dự định cho vợ đẻ tại TYT nhưng lúc chuyển dạ, thấy đường xa, đêm tối nữa nên lại thôi, cho đẻ ở nhà” (TLN_Chồng3)

Kết quả NC định tính cũng chỉ ra sự chi phối mạnh mẽ của tập tục truyền thống tới hành vi LMAT của phụ nữ và những người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình là người tác động trực tiếp tới hành vi LMAT của ĐTNC, đặc biệt là trong CSKS và CSSS.

Luận án Y tế cộng đồng

Khi đẻ thì thường chỉ có phụ nữ trong nhà giúp nhau thôi… Lúc đẻ thì mọi người nói gì mình cũng phải nghe theo, không làm khác được đâu” (TLN_PN4);

Nhiều khi em biết là làm theo hướng dẫn của bác sĩ là tốt cho con, cho mình nhưng mà mẹ chồng không nghe nên nói chồng làm theo ý bà nên cuối cùng em cũng đẻ ở nhà, nhiều cái muốn cũng không được ăn, cái gì cũng phải theo bà” (TLN_PN3).

Tuy nhiên, việc chọn nơi đẻ hay nhờ CBYT hỗ trợ thì hầu hết đều do người chồng quyết định.

Thường thì mọi người vẫn đẻ ở nhà, vợ em đẻ thì mẹ cũng nói là đẻ ở nhà thôi nhưng em sợ nó khó đẻ nên quyết định đưa con đến TYT đẻ cho yên tâm … Mẹ em và gia đình cũng nghe theo thôi, việc của mình thì không ai nói gì đâu” (TLN_Chồng3).

Việc chọn đẻ ở đâu, ở nhà hay đến CSYT thì chỉ có chồng quyết định thôi … Mẹ chồng thì chỉ muốn con dâu đẻ ở nhà vì đẻ ở CSYT thì không có người lo việc gia đình, chăm sóc con cái, nhưng ông chồng sẽ quyết định hết thôi” (TLN_TYT2).

3.3.3.2. Phân tích đa biến

* Thực hành chăm sóc trước sinh:

Bảng 3.20: Mô hình hồi quy logistic về mối liên quan giữa thực hành CSTS của ĐTNC và một số biến độc lập (n=424)

CHỈ SỐ β OR (95% CI) p

Sử dụng tiếng phổ thông

Sử dụng được ở các mức độ*

1,4 - -

Không sử dụng được 4,1 (1,8 – 9,3) 0,001 Nghề nghiệp của

chồng

Làm nghề khác*

1,2 - -

Làm nương rẫy 3,4 (1,1 - 10,7) 0,03 Tham gia CQĐT

của chồng

Có tham gia*

1,0 - -

Không tham gia 2,6 (1,1 – 6,2) 0,02 Điểm kiến thức

CSTS

Trên điểm trung bình*

1,8 - -

Từ điểm trung bình trở xuống 6,6 (3,0 – 14,5) 0,000 Điểm thái độ

CSTS

Trên điểm trung bình*

1,4 - -

Từ điểm trung bình trở xuống 3,9 (1,6 – 9,4) 0,002

*nhóm so sánh; n = 424; Kiểm định tính phù hợp của mô hình Hosmer and Lemeshow Test: 2= 1,7; df= 4; p=0,8

Luận án Y tế cộng đồng

Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan tới thực hành CSTS được xác định gồm 5 yếu tố, trong đó, tất cả các mối liên quan đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05) sau khi kiểm soát một số yếu tố khác (bảng 3.20).

* Thực hành chăm sóc khi sinh:

Bảng 3.21: Mô hình hồi quy logistic về mối liên quan giữa thực hành CSKS của ĐTNC và một số biến độc lập (n=420)

CHỈ SỐ β OR (95% CI) p

Học vấn Có đi học*

2,1 - -

Mù chữ 8,6 (3,6 – 20,4) 0,000

Tham gia CQĐT Có tham gia*

2,1 - -

Không tham gia 8,1 (1,3 – 52,3) 0,02 Khoảng cách từ

nhà tới TYT

Dưới 2 giờ đi bộ*

0,9 - -

Từ 2 giờ đi bộ trở lên 2,4 (0,9 – 6,3) 0,07 Học vấn của

chồng

Từ trung học cơ sở trở lên*

1,9 - -

Từ tiểu học trở xuống 6,9 (2,7 – 17,4) 0,000 Nghề nghiệp của

chồng

Đi bộ dưới 2 giờ *

2,0 - -

Đi bộ từ 2 giờ trở lên 7,4 (2,4 – 22,9) 0,000 Tham gia CQĐT

của chồng

Có tham gia*

1,0 - -

Không tham gia 2,6 (1,1 – 6,4) 0,03 Điểm kiến thức

CSKS

Trên điểm trung bình*

1,4 - -

Từ điểm trung bình trở xuống 4,1 (1,5 – 11,7) 0,007 Điểm thái độ

CSKS

Trên điểm trung bình*

0,4 - -

Từ điểm trung bình trở xuống 1,5 (0,5 – 4,2) 0,4

*nhóm so sánh; n = 420; Kiểm định tính phù hợp của mô hình Hosmer and Lemeshow Test: 2= 10,8; df= 6; p=0,1

Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan tới thực hành CSKS được xác định bao gồm 8 yếu tố, trong đó có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với 6 yếu tố là: học vấn, sự tham gia CQĐT, điểm kiến thức và thái độ CSKS của ĐTNC;

học vấn, nghề nghiệp, sự tham gia CQĐT của chồng ĐTNC, khoảng cách từ nhà ĐTNC đến TYT sau khi kiểm soát một số yếu tố khác (bảng 3.21).

Luận án Y tế cộng đồng

* Thực hành chăm sóc sau sinh:

Bảng 3.22: Mô hình hồi quy logistic về mối liên quan giữa thực hành CSSS của ĐTNC và một số biến độc lập (n=420)

CHỈ SỐ β OR (95% CI) p

Học vấn Có đi học*

0,8 - -

Không đi học 2,2 (1,1 – 4,2) 0,02

Tham gia CQĐT Có tham gia*

2,6 - -

Không tham gia 14,2 (1,5 - 72,0) 0,02 Điều kiện kinh

tế gia đình

Thuộc hộ khác*

1,3 - -

Thuộc hộ nghèo và cận nghèo 3,6 (2,1 – 6,2) 0,000 Học vấn của

chồng

Từ trung học cơ sở trở lên*

1,5 - -

Từ tiểu học trở xuống 4,3 (2,1 – 8,8) 0,000 Điểm kiến thức

CSSS

Trên điểm trung bình*

0,8 - -

Từ điểm trung bình trở xuống 2,0 (1,1 – 3,8) 0,04 Điểm thái độ

CSSS

Trên điểm trung bình*

1,2 - -

Từ điểm trung bình trở xuống 3,5 (1,6 – 7,2) 0,001

*nhóm so sánh; n = 420; Kiểm định tính phù hợp của mô hình Hosmer and Lemeshow Test: 2= 3,9; df= 7; p=0,7

Mô hình hồi quy logistic về các yếu tố liên quan tới thực hành CSSS được xác định gồm 6 yếu tố, trong đó, tất cả các mối liên quan đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05) sau khi kiểm soát một số yếu tố khác (bảng 3.22).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)