Chăm sóc trước sinh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 118 - 123)

4.2. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc trước, trong và sau sinh

4.2.1. Chăm sóc trước sinh

Nhận thức về khám thai của ĐTNC ở mức thấp. Có 38,9% số ĐTNC biết khám thai định kỳ là cần thiết (41,4% tại NCT và 36,4% tại NKCT), nhưng chỉ có 25,7%

biết cần khám thai 3 lần trong thai kỳ (25,8% tại NCT và 25,7% tại NKCT), thấp hơn rất nhiều so với điều tra ban đầu tại 7 tỉnh tham gia chu kỳ quốc gia 7 năm 2006 (NC tại 7 tỉnh) (84,4%) [12] và NC tại Lào năm 2013 (63,4%) [30].

Nhận thức DHNH của ĐTNC tại 4 xã ở mức rất thấp. Tỷ lệ ĐTNC không biết một DHNH nào là 33,6%, tương đương với NC tại 7 tỉnh (33,4%) [13], nhưng cao hơn kết quả NC ở cộng đồng DTTS tại 3 tỉnh Nghệ An, Cao Bằng và Kon Tum (NC tại 3 tỉnh) (25,1%) [44]. So với thế giới, chỉ số này thấp hơn cả các khu vực kém nhất về LMAT của thế giới như khu vực cận Sahara (65%) [85]. Trung bình ĐTNC biết 1,1

Luận án Y tế cộng đồng

DHNH khi mang thai (NCT là 0,9 và NKCT là 1,2). Tỷ lệ này tương đồng với kiến thức về DHNH của phụ nữ trong NC tại 7 tỉnh (1,1 DHNH trên 6 DHNH) [13], nhưng thấp hơn kết quả 2,2 DHNH (trên 10 DHNH) của NC tại 3 tỉnh [44].

Nhận thức về cách xử trí khi thấy DHNH khi mang thai của ĐTNC khá tích cực ở các ĐTNC biết ít nhất 1 DHNH. Đa số ĐTNC ở 2 nhóm xã biết cách xử trí là đến ít nhất một CSYT nhà nước là TYT và bệnh viện các tuyến (92,2% ở NCT và 94,8% ở NKCT) nhưng rất ít ĐTNC biết đến các CSYT tư nhân (0,0% ở NCTvà 0,1% ở NKCT). Chỉ số biết đến CSYT nhà nước tương đồng với kết quả NC tại 7 tỉnh (95,7%) nhưng cao hơn đáng kể NC tại Lào (48,7%); tuy nhiên chỉ số biết đến CSYT tư nhân lại thấp hơn 2 NC này (8,6% ở NC 7 tỉnh và 3,5% ở NC tại Lào) [13] [30]. Các TYT cũng cho biết, người dân của xã đều biết đến CSYT để khám, điều trị khi ốm nặng.

Như vậy, những ĐTNC biết được DHNH thì hầu hết có kiến thức đúng về cách thức xử trí. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc nâng cao kiến thức về nguy cơ trong thai nghén đối với phụ nữ trong tăng cường LMAT hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có một tỷ lệ đáng kể ĐTNC có nhận thức sai trong điều trị như 37,8% đến thầy lang để chữa trị, 14% cúng. Điều này là do tập tục sử dụng những bài thuốc dưỡng thai dân gian và việc thực hiện các thủ tục tâm linh theo truyền thống khi có người ốm nặng là cúng ma, tổ tiên để phù hộ cho người ốm chóng khỏi. Các nhận thức này được cho rằng là lý do dẫn tới “3 chậm” trong xử trí tai biến sản khoa, tuy nhiên rất khó có đủ cơ sở để bác bỏ tác dụng tích cực của các bài thuốc dân gian cũng như tác động của yếu tố tâm linh trong cuộc sống của mỗi tộc người. Vì vậy, chính quyền địa phương cũng cần xác định những nhận thức, hành vi có nguy cơ dẫn tới “3 chậm” để có cách vận động loại bỏ hoặc giảm tác hại phù hợp với cộng đồng.

Các kiến thức về CSTS khác của ĐTNC đều ở mức thấp. Nhận thức về sự cần thiết phải tiêm phòng UV và bổ sung viên Sắt trong quá trình thai nghén của ĐTNC chỉ đạt 3/10 (ở NCT là 34,4% và 32,4%, ở NKCT là 35,2% và 30,0%) và chỉ bằng gần

ẵ so với NC tại Lào (79,7% và 58,3%) [30]. Nhận thức đỳng về cỏc chỉ số khỏc trong CSTS của ĐTNC cũng đều chỉ ở mức từ 20 đến 40% như: Biết ít nhất 1 việc không nên làm khi mang thai (41,1%), biết chế độ ăn đúng khi mang thai (36,5%); đặc biệt ở

Luận án Y tế cộng đồng

các kiến thức về chỉ số chi tiết như số mũi vắc xin UV cần tiêm khi mang thai lần đầu, số cân nặng cần tăng khi mang thai của các ĐTNC đều dưới 10%.

Kết quả về nguồn thông tin về CSTS mà ĐTNC tiếp cận được cho thấy, các ĐTNC chủ yếu nhận thông tin từ người nhà, bạn bè, hàng xóm của họ; tỷ lệ ĐTNC tiếp cận được các thông tin CSTS từ CBYT, CQĐT, TTĐC đều dưới 4/10. Sự hạn chế từ việc tiếp cận thông tin CSTS từ các nguồn thông tin chính thống là nguyên nhân của tình trạng nhận thức kém về CSTS của ĐTNC nêu trên. Kết quả NC định tính cho thấy, chỉ có một số ít những phụ nữ sử dụng được tiếng phổ thông mới tiếp cận được thông tin từ TTĐC và tài liệu truyền thông về LMAT đang sử dụng ngôn ngữ phổ thông hiện nay. Mặt khác, những ĐTNC hay chồng họ tham gia công tác CQĐT, có nghề nghiệp giao tiếp với xã hội ngoài cộng đồng nhiều hơn thì cũng tiếp cận các thông tin CSTS nhiều hơn. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận các nguồn thông tin từ CBYT và cán bộ CQĐT cũng hạn chế do người H’mông tại địa bàn e ngại nói chuyện về việc mang thai, sinh đẻ trong khi lực lượng này đều là nam giới. Đây là các rào cản về nhận thức cần phải khắc phục để tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ H’mông với các thông tin về LMAT.

Có sự khác biệt ở các chỉ số kiến thức CSTS của ĐTNC giữa 2 nhóm xã nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05), ngoại trừ chỉ số về biết từ 3 DHNH khi mang thai của NCT thấp hơn NKCT (5,1% so với 12,6%).

Về thái độ, tỷ lệ ĐTNC có thái độ đúng trong CSTS cũng ở mức thấp. Trong đó, có 2 vấn đề trong quan điểm của ĐTNC đã tạo ra các rào cản trong tiếp cận dịch vụ CSTS cần được chú ý. Thứ nhất là, các ĐTNC coi nhẹ về việc thai nghén của họ.

Có tới 9/10 ĐTNC có thái độ không đúng hoặc lưỡng lự về các quan điểm này, ví dụ coi sinh đẻ là chuyện bình thường, không cần quan tâm nhiều tới việc này. Đây cũng là quan điểm được ghi nhận tại cộng đồng người H’mông tại Hà Giang [53]. Các thái độ tương tự cũng được ghi nhận ở cộng đồng DTTS khác nhưng ở mức độ thấp hơn:

20,5% cho rằng phụ nữ khỏe mạnh thì không cần phải khám thai; 18% cho rằng chỉ cần đi khám thai 1 lần trong quá trình mang thai là được; 21,9% cho rằng chỉ cần đi khám thai khi có DHNH; trong đó, phụ nữ KVMN và DTTS chiếm tỷ lệ cao hơn [44].

Luận án Y tế cộng đồng

Kết quả NC định tính cho thấy, tâm lý này đây là các thói quen lâu đời của người H’mông khi họ và gia đình vẫn phải tự lo cho việc sinh đẻ như là một công việc bình thường trong cuộc sống của họ. Nhiều ý kiến cho rằng thực trạng này xuất phát từ việc thiếu hiểu biết của phụ nữ H’mông cũng như của cộng đồng. Đây là cơ sở khiến ĐTNC không nhận thức đúng về việc khám thai định kỳ và chuẩn bị kế hoạch cho việc mang thai, sinh đẻ.

Thứ hai là, ĐTNC có tâm lý rất e ngại về việc “Không thể để người khác ngoài chồng nhìn thấy vùng kín của mình” và chỉ có 8% ĐTNC có quan điểm đúng trong nội dung này. Đây cũng là lý do khiến 2/3 số ĐTNC không đi khám thai do ngại CBYT ở TYT là nam giới (64,5% ở NCT và 70,8% ở NKCT). Các ý kiến định tính đều cho rằng đây là tâm lý chung của cộng đồng và nhiều người có định kiến này ở mức “nặng nề”. Lãnh đạo chính quyền địa phương cũng nhận định định kiến của người dân về việc coi các thông tin về LMAT là nhạy cảm sẽ là rào cản của việc tiếp cận thông tin và tiếp cận DVYT khi mang thai, sinh đẻ của người dân và cần thiết phải phá vỡ định kiến này. Đặc điểm này tương tự các kết quả NC được ghi nhận ở cộng đồng người H’mông tại Hà Giang [53], Sơn La [22] và Yên Bái [57]; tuy nhiên, cũng có NC cho rằng, chưa đủ bằng chứng rõ ràng và thống nhất về nhận định này [54]. Kết quả NC nêu trên cho thấy có bằng chứng về sự tồn tại của hiện tượng tâm lý này tại cộng đồng người H’mông. Tuy nhiên, kết quả SCT cho thấy, tỷ lệ đi khám thai và đẻ tại CSYT tăng lên rất đáng kể, vì vậy, định kiến này không đến mức quá nặng nề và có thể thay đổi. Nhưng định kiến này có thể khác nhau ở các nhóm khác nhau, vì vậy cần có thêm thông tin để có nhận định chắc chắn.

Tỷ lệ ĐTNC của 2 nhóm xã có thái độ đúng về các chỉ số CSTS khác cũng ở mức thấp như: về tiêm phòng UV (28,5% và 26,9%), bổ sung viên sắt (2,3% và 13,8%) và về chuẩn bị cho việc mang thai (14,1% và 14,2%). Đặc biệt các chỉ số về thái độ đúng về chế độ dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi khi mang thai của ĐTNC ở mức rất thấp, dưới 5%, trong đó, có chỉ số “Ăn nhiều thì to con, khó đẻ” chỉ bằng 1/40 so với NC tại 3 tỉnh (2% so với 82%) [44].

Luận án Y tế cộng đồng

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở một số chỉ số về thái độ CSTS giữa NCT và NKCT nhưng sự chênh lệch không lớn: “Không thể để người khác ngoài chồng nhìn thấy vùng kín của mình” (0,8% so với 7,5%), Chỉ cần ăn uống đủ chất là được, không cần uống viên sắt (2,3% so với 13,8%), Việc nhà là việc của phụ nữ, dù mang thai nhưng vẫn phải làm như lúc không mang thai (0,0% so với 1,6%).

Về thực hành, tỷ lệ ĐTNC có khám thai ít nhất một lần chỉ đạt 34,4%, thấp hơn rất nhiều chỉ số này của Điều tra MICS 2014 ở mọi khu vực như: tỷ lệ chung của toàn quốc (96%), KVNT (94,5%), Trung du miền núi phía Bắc (83,2%) [42] và thấp hơn cả các nước kém phát triển nhất trên thế giới (77%) [147].

Tỷ lệ khám thai đủ 3 lần chỉ đạt dưới 10% (8,8% ở NCT và 9,1% ở NKCT. So với người H’mụng ở một số khu vực khỏc, tỷ lệ này chỉ bằng ẵ so với người H’mụng tại Thái Nguyên (18,7%) [29] nhưng cao hơn 10% so với người H’mông tại Yên Bái (24,4%) [57] và khá tương đồng với người H’mông trong NC tại 3 tỉnh (38,7%) [44].

Lý do không đi khám thai trong lần mang thai gần nhất của ĐTNC rất đa dạng, trong đó, 4 lý do được ĐTNC ở NCT và NKCT đề cập nhiều nhất lần lượt là: "thấy không cần thiết" (71,6% và 70,1%), "ngại đi xa" (71,6% và 72,3%), "ngại nhân viên ở TYT là nam giới" (64,5% và 70,8%) và "bận việc không đi được" (56,7% và 51,1%).

Kết quả này tương đồng với các thông tin liên quan về kiến thức và thái độ đúng về CSTS còn rất hạn chế của ĐTNC, cũng như kết quả NC định tính tại địa bàn.

Nghiên cứu không xác định được các trường hợp tiêm phòng UV đầy đủ của ĐTNC nhưng tỷ lệ phụ nữ có tiêm phòng UV trong lần mang thai gần nhất của ĐTNC là 36% (33% ở NCT và 39,2% ở NKCT). Chỉ số này thấp hơn nhiều lần so với tỷ lệ tiêm phòng UV đầy đủ của toàn quốc trong điều tra MICS 2014 (82,2%) [42], cũng như NC tại Yên Bái (48,8%) [57] và tại 3 tỉnh (90,3%) [44]. Chỉ số này cũng thấp hơn

ẵ so với tỷ lệ phụ nữ mang thai cú tiờm phũng UV trong NC tại Lào (79,3%) [30].

Tỷ lệ ĐTNC có uống viên sắt trong lần mang thai gần nhất là 28,8% (30,2% ở NCT và 27,3% ở NKCT), chỉ bằng gần 1/3 so với NC tại Thanh Húa (83,4%) [35], ẵ so với NC tại Điện Biên (61,7%) [51]. So với người H'mông các khu vực khác, kết quả này tương đồng với NC tại Thái Nguyên (28,7%) [29] và thấp hơn khoảng 10% so với

Luận án Y tế cộng đồng

NC tại 3 tỉnh (41,9%) [44]. So với các quốc gia khác, chỉ số này thấp hơn so với NC tại Lào (54,5%) [30].

Các chỉ số khác về hành vi đúng trong CSTS ở 2 nhóm xã đều thấp dưới 3/10 như: 27,1% có nghỉ ngơi vào tháng cuối (28,4% ở NCT và 25,8% ở NKCT), 31,8% có tăng khẩu phần ăn (33,5% ở NCT và 30,1% ở NKCT), 8,7% có ngủ nhiều hơn bình thường (9,3% ở NCT và 8,1% ở NKCT).

Tóm lại, kiến thức, thái độ, thực hành CSTS của ĐTNC đều thấp so với toàn quốc cũng như các chỉ số tương đồng của các NC về DTTS khác và dân tộc H’mông ở các khu vực khác. Có sự khác biệt ở các chỉ số trong kiến thức, thái độ, thực hành CSTS giữa NCT và NKCT, trong đó, một số chỉ số của NCT thấp hơn NKCT có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Do đó, sự khác biệt này ảnh hưởng không đáng kể tới việc so sánh sau can thiệp giữa 2 nhóm xã.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)