Đánh giá về sự phù hợp của chương trình can thiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 153 - 156)

4.4. Kết quả can thiệp tăng cường làm mẹ an toàn

4.4.5. Đánh giá về sự phù hợp của chương trình can thiệp

Có 91,4% cho rằng việc đào tạo CĐTB là phù hợp trong công tác CSSK trong mang thai, sinh đẻ cho phụ nữ dân tộc H’mông, 3,9% cho rằng không phù hợp và 4,7% không biết việc này phù hợp hay không phù hợp với cộng đồng.

Các lý do giải thích về sự phù hợp của việc đào tạo CĐTB của ĐTNC cho thấy, hầu hết các ĐTNC đồng ý với các ưu điểm của CĐTB khi đảm nhiệm công việc. Cụ thể là: 1) Phù hợp về khía cạnh chuyên môn do CĐTB được đào tạo về chuyên môn sản nên giúp phụ nữ tốt hơn; 2) phù hợp với văn hóa tộc người do cùng là người H’mông, cùng bản nên gần gũi hơn và dễ nói chuyện; 3) Phù hợp về giới trong cung cấp dịch vụ do là phụ nữ nên khiến phụ nữ Hmông và chồng họ không ngại trao đổi và thực hiện thăm khám thai, đỡ đẻ; 4) Tạo nên sự thuận tiện do CĐTB ở cùng bản.

Lý do có tỷ lệ đồng thuận cao nhất là 98,7% và thấp nhất là 84,1%. Ba lý do có tỷ lệ cao nhất là do CĐTB là “Cùng là phụ nữ nên không ngại khi thăm, khám, đỡ đẻ”

(98,7%), “Ở cùng bản nên thuận tiện khi cần nhờ giúp đỡ” (97,9%) và do CĐTB “Là phụ nữ nên các ông chồng sẽ không ngại khi cho họ thăm, khám, đỡ đẻ cho vợ mình”

(97%). Ngoài ra, kết quả NC định tính cho thấy, giải pháp này cũng đã nhận được sự đồng thuận của lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo cộng đồng và các gia đình của ĐTNC.

Từ các thông tin nêu trên cho thấy, giải pháp đào tạo CĐTB phù hợp cả về giới, văn hóa tộc người, tạo ra kênh cung cấp dịch vụ và truyền thông về LMAT thuận lợi cho cộng đồng tiếp cận và phù hợp với chủ trương của chính quyền về chính sách này.

Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ không có ý kiến hoặc chưa đồng thuận về giải pháp này do các lý do chủ yếu là sự nhận thức chủ quan, coi nhẹ việc mang thai sinh đẻ, chưa tin vào CĐTB. Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng họ muốn được thăm khám nhưng “ngại nhờ” và do cần kiêng cữ theo tập tục. Điều này cho thấy, việc thay đổi các quan niệm, tập tục truyền thống của tộc người là không dễ ràng.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, việc các CĐTB chỉ được hưởng phụ cấp từ dự án của Chương trình mục tiêu Quốc gia (200.000đ/tháng) và chưa được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định (Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ)

Luận án Y tế cộng đồng

là một yếu tố khiến các CĐTB chưa yên tâm công tác. Đây là vấn đề cần được chính quyền tỉnh Sơn La quan tâm giải quyết sớm để các CĐTB ổn định tư tưởng, yên tâm đóng góp cho cộng đồng.

4.4.5.2. Đánh giá việc tăng cường CBYT nữ người H’mông cho Trạm y tế xã Có 91,8% ĐTNC cho rằng việc việc tăng cường nữ CBYT H’mông về TYT xã Co Tòng là cần thiết đối với công tác CSSKSS của phụ nữ tại địa bàn, 2,5% cho rằng không cần thiết và 5,7% không biết việc này có cần thiết hay không cần thiết.

* Lý do cho rằng việc có CBYT nữ là người H’mông cho TYT là cần thiết:

1) Phù hợp với văn hóa tộc người do cùng là người H’mông, cùng bản nên gần gũi hơn và dễ nói chuyện; 2) Phù hợp về giới trong cung cấp dịch vụ do là phụ nữ nên khiến phụ nữ H’mông và chồng của họ không ngại trao đổi và thực hiện việc thăm khám thai và đỡ đẻ; 4) Tạo nên sự thuận tiện do không phải đi xa khám khi cần.

Bên cạnh đó, kết quả NC định tính cho thấy, giải pháp này cũng đã nhận được sự đồng thuận của lãnh đạo chính quyền địa phương, cộng đồng và các gia đình của ĐTNC. Các thông tin nêu trên cho thấy đây là giải pháp không chỉ phù hợp về văn hóa tộc người, phù hợp về giới và ngôn ngữ trong cung cấp dịch vụ mà còn là giải pháp cần thiết để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ LMAT tại TYT của người dân tại địa bàn. Kết quả về tỷ lệ khám thai, đẻ tại TYT, BV đã cho thấy sự đóng góp đáng kể của giải pháp này. Tuy nhiên, giải pháp can thiệp này mang tính chất thử nghiệm để làm cơ sở vận động việc tuyển dụng cho TYT xã Co Tòng 1 nữ CBYT người H’mông.

Trên thực tế đã chọn được ứng cử viên nhưng với nhiều yếu tố cản trở khác nhau trong công tác tuyển dụng nên dự kiến tuyển dụng nêu trên không thực hiện được.

Các lý do giải thích cho ý kiến cho rằng giải pháp này là không cần thiết cho thấy, đây là những người có thái độ coi nhẹ vấn đề thai nghén và sinh đẻ đã được xác định trong đánh giá TCT. Tương tự như giải pháp đào tạo CĐTB, thông tin này cho thấy việc thay đổi các quan niệm, tập tục truyền thống của tộc người là không dễ ràng.

Luận án Y tế cộng đồng

4.4.5.3. Đánh giá về chương trình vận động các gia đình về làm mẹ an toàn của lãnh đạo chính quyền, cộng đồng

Có 91,8% cho rằng hoạt động vận động các gia đình về thực hiện các quy định về LMAT là cần thiết và các lý do giải thích về vấn đề cùng sự đồng thuận trong Kết quả NC định tính cho thấy giải pháp đã đi đúng hướng, huy động đúng được những người có vai trò chi phối trong cộng đồng để tham gia vận động và tuyên truyền về tăng cường LMAT tại cộng đồng. Giải pháp này cần được NC kỹ hơn để áp dụng trong các chương trình tăng cường LMAT tại cộng đồng dân tộc H’mông.

Tuy nhiên, tương tự như hai giải pháp trước, có một bộ phận nhỏ ĐTNC cho rằng việc này không cần thiết với các lý do thể hiện quan điểm coi nhẹ việc mang thai sinh đẻ và e ngại trước sự không đồng ý của người chồng. Kết quả này củng cố thêm cho nhận định về việc thay đổi các quan niệm truyền thống là không dễ ràng.

Tóm lại, hầu hết ĐTNC cho rằng các giải pháp của chương trình can thiệp là phù hợp với cộng đồng. Tuy nhiên, còn một bộ phận nhỏ ĐTNC cho rằng một số giải pháp của chương trình là không cần thiết với các lý do coi nhẹ việc mang thai sinh đẻ và công tác CSTS, CSKS, CSSS đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh.

4.4.5.4. Tác động đối với công tác quản lý sức khỏe cộng đồng

Kết quả từ nghiên cứu định tính cho thấy, Chương trình can thiệp cũng được cho rằng đã có những tác động tích cực tới công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của cộng đồng. Trong đó, nhận thức của chính quyền về quản lý sức khỏe cộng đồng cũng được có những thay đổi tích cực. Sự thay đổi về nhận thức của nhóm này không chỉ giúp họ điều hành hoạt động liên quan tới chương trình tốt hơn mà họ còn là những người tiên phong thực hiện những quy định về làm mẹ an toàn, làm gương cho cộng đồng noi theo.

Ngoài ra, từ thực tế hiệu quả của hoạt động can thiệp tại cộng đồng đã đưa lại cho chính quyền, trạm y tế nhận thức mới về về tầm quan trọng của sự vào cuộc của chính quyền, đoàn thể từ xã tới bản thông qua các cơ chế như có sự chỉ đạo, phân công cụ thể các bên liên quan, có cơ chế giám sát thường xuyên qua các cuộc giao ban xã hàng tháng, …

Luận án Y tế cộng đồng

Sự phối hợp với các chức sắc tại các bản trong vận động cộng đồng cũng là nét mới trong quản lý sức khỏe cộng đồng của chính quyền, phát huy được vai trò, uy tín của họ trong các hoạt động tăng cường LMAT cho phụ nữ trong cộng đồng.

Các hoạt động của chương trình can thiệp cũng đã nâng cao kỹ năng quản lý công việc của cán bộ TYT, CĐTB và YTTB. Các kỹ năng về quản lý đối tượng, lập kế hoạch, triển khai các hoạt động truyền thông, phối hợp với các bên liên quan của cán bộ y tế, CĐTB, YTTB đã được nâng cao từ thực tế các hoạt động.

Chương trình cũng được cho rằng có tính khả thi khi nhân rộng ra các xã khác có dân tộc H’mông sinh sống đông do tính thiết thực, gần gũi của các hoạt động can thiệp như: các giải pháp can thiệp được xây dựng trên cơ sở tận dụng nguồn lực sẵn có và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của cộng đồng, vận dụng được các điểm tích cực của văn hóa tộc người trong xây dựng các giải pháp khắc phục các rào cản về ngôn ngữ, tập tục của cộng đồng.

Tuy nhiên, với đặc trưng là cộng đồng có trình độ dân trí thấp, các hoạt động có ý nghĩa quan trọng như việc nâng cao nhận thức cho chính quyền và những người có uy tín tại cộng đồng cần coi là cơ sở để triển khai các hoạt động khác; các vấn đề đảm bảo các trạm y tế đủ năng lực điều phối được việc phối hợp giữa các bên tại bản trong các hoạt động truyền thông cũng là điều kiện để thực hiện thành công các hoạt động truyền thông tại cộng đồng.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 153 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)