CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.10. Các hoạt động can thiệp
2.10.1. Cơ sở xây dựng chương trình can thiệp
Nghiên cứu sử dụng lý thuyết/mô hình tiếp cận sinh thái trong phân tích vấn đề và xây dựng chương trình can thiệp tăng cường LMAT cho phụ nữ H'mông. Chương trình can thiệp tăng cường LMAT tại 2 xã can thiệp được xây dựng trên cơ sở sử dụng kết quả tổng quan tài liệu, đặc biệt là các thông tin về dân tộc H’mông như: lịch sử tộc người và đặc trưng tập tục, văn hóa, thông tin liên quan tới LMAT của tộc người này (phụ lục 2); kết quả điều tra TCT (định tính và định lượng), bao gồm các thông tin về
Luận án Y tế cộng đồng
thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành LMAT của ĐTNC, cũng như kết quả phân tích về các yếu tố liên quan. Cụ thể là:
1) Ở cấp độ cá nhân và các mối quan hệ xã hội chủ yếu của phụ nữ H'mông:
Điều tra TCT cho thấy, phụ nữ H'mông có kiến thức, thái độ và thực hành về LMAT ở mức rất thấp. Các yếu tố chính tác động tới tình trạng này là do học vấn thấp, khả năng sử dụng tiếng phổ thông kém nên họ không tiếp cận được với các thông tin về LMAT từ các kênh truyền thông sử dụng ngôn ngữ phổ thông. Kết quả phân tích đa biến về các mối liên quan tới kiến thức, thái độ, thực hành LMAT cho thấy, những ĐTNC có điểm kiến thức, thái độ LMAT tốt hơn thì có điểm thực hành LMAT tốt hơn. Vì vậy, nâng cao nhận thức, thái độ cho phụ nữ H'mông là giải pháp quan trọng.
Các mối quan hệ xã hội chủ yếu tại cộng đồng của phụ nữ H'mông chủ yếu bó hẹp trong nhóm phụ nữ tại cộng đồng. Nhóm đồng đẳng này là thế giới mà những phụ nữ H'mông được tự do nhất trong cộng đồng. Đây cũng là kênh trao đổi thông tin chính hàng ngày của họ, trong đó, bao gồm cả các thông tin về LMAT. Đây là hệ quả tác động của 2 yếu tố: Một là, chế độ phụ quyền mạnh mẽ của dân tộc H’mông; Hai là, định kiến của tộc người này về việc phụ nữ H’mông không nên trao đổi về các vấn đề SKSS với người khác giới ngoài chồng, đặc biệt là việc nhìn thấy phần kín của họ. Vì vậy, kênh thông tin từ nhóm đồng đẳng có ý nghĩa quan trọng trong truyền thông đối với phụ nữ H’mông.
2) Ở cấp độ gia đình:
Thông tin tổng quan tài liệu về văn hóa, tập tục của dân tộc H’mông (phụ lục 2) và NC định tính trong điều tra TCT cho thấy, gia đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ H'mông và là nhân tố tác động rất lớn tới kiến thức, thái độ, thực hành LMAT của họ. Trong đó, với chế độ phụ quyền mạnh mẽ từ truyền thống, vị thế xã hội của phụ nữ H'mông rất thấp, lệ thuộc hoàn toàn vào người chồng và gia đình, bao gồm các vấn đề mang thai, sinh đẻ của họ. Vì vậy, để thay đổi được hành vi LMAT của phụ nữ H’mông, cần có sự ủng hộ, sự tham gia chia sẻ, hỗ trợ của người chồng và gia đình.
3) Ở góc độ tổ chức cộng đồng: Kết quả tổng quan tài liệu và NC định tính đã chỉ ra, một số đặc trưng về tổ chức xã hội và cơ chế quản lý cộng đồng của người
Luận án Y tế cộng đồng
H'mông cần được chú trọng trong can thiệp tăng cường LMAT tại cộng đồng. Một là, dư luận xã hội là một công cụ quản lý, điều chỉnh hành vi, duy trì các quy định của cộng đồng rất hiệu quả của người H'mông trong truyền thống. Đến nay, tâm lý chịu sự chi phối của dư luận được cho rằng đã giảm dần nhưng nhưng nếp sống co cụm, biệt lập khiến dư luận xã hội vẫn có vai trò lớn trong cộng đồng này. Hai là, những người có chức sắc trong chính quyền, dòng họ, những người có vai trò trong các hoạt động tâm linh, chữa bệnh (thầy cúng, thầy lang, bà đỡ dân gian) và những người có uy tín trong cộng đồng khác có vai trò quan trọng trong định hướng dư luận, chi phối các thành viên trong cộng đồng. Đây là điểm được cho rằng cần được đặc biệt chú ý tận dụng trong can thiệp để điều chỉnh hành vi của cộng đồng.
4) Về mặt văn hóa, tập tục và tín ngưỡng: Tổng quan tài liệu và kết quả nghiên cứu định tính cũng đã chỉ rõ, cộng đồng người H'mông còn tồn tại nhiều quan niệm và tập tục lạc hậu ảnh hưởng tiêu cực tới công tác LMAT. Về tín ngưỡng, hai quan niệm
"sinh tử luân hồi", "vạn vật hữu linh" và cuộc sống chịu sự chi phối của nhiều thần linh/ma, tuy không mang tính chất đối kháng với các quy định về LMAT nhưng các quan niệm này là cơ sở tâm linh khiến người H'mông coi nhẹ chuyện sinh đẻ, tử vong, từ đó không quan tâm tới việc thực hiện các quy định về LMAT. Trong tập tục về sinh đẻ, cũng có một số quan niệm có ảnh hưởng tới công tác LMAT cần được chú ý gồm:
Một là, quan niệm phụ nữ không nên để người nam giới khác ngoài chồng nhìn thấy vùng kín của mình. Hai là, nhiều tục lệ kiêng kị khi có phụ nữ sinh đẻ khiến việc tiếp cận thăm khám sau sinh tại nhà của NVYT không dễ dàng. Ba là, tập tục đẻ tại nhà và niềm tin vào kỹ năng đỡ đẻ của bà đỡ dân gian hay những người lớn tuổi trong gia đình. Đây là những quan niệm được cho rằng khó thay đổi, cần có thời gian, giải pháp phù hợp, đặc biệt là cần tạo được dư luận xã hội đồng thuận để thay đổi từng bước.
Bên cạnh đó, định hướng về một số giá trị truyền thống của người H'mông đã có chiều hướng thay đổi trước sự ảnh hưởng của xã hội hiện đại. Ví dụ, người H'mông đã nhận thấy những lợi ích lớn khi con họ được làm nghề nghiệp khác có thu nhập cao và ổn định như làm bộ đội, công an, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, làm công nhân, ... Sự thay đổi đó được coi là sự thành đạt, đổi đời của các gia đình. Vì
Luận án Y tế cộng đồng
vậy, những giá trị mới này được cho rằng cần tận dụng để truyền thông tăng cường LMAT tại cộng đồng này.
5) Hệ thống dịch vụ y tế và các yếu tố tác động đến tiếp cận dịch vụ:
Về hệ thống dịch vụ y tế tại địa bàn, thông tin điều tra ban đầu cho thấy, các TYT của 2 xã can thiệp đều cung cấp các dịch vụ về LMAT theo quy định nhưng tỷ lệ sử dụng dịch vụ rất hạn chế. Yếu tố giới của NVYT cũng là một yếu tố góp phần tác động tới tiếp cận dịch vụ của ĐTNC. Nhân viên y tế của 2 TYT đều là nam, chỉ có 1 nữ hộ sinh duy nhất. Thông tin từ điều tra TCT cho thấy, nhiều ĐTNC cho rằng họ không sử dụng dịch vụ LMAT vì e ngại NVYT là nam giới. Đây là rào cản tiếp cận dịch vụ của ĐTNC cần có giải pháp điều chỉnh phù hợp.
Các điều kiện liên quan đến việt tiếp cận dịch vụ khác: Khoảng cách từ nhiều bản đến các TYT là khá xa, đi lại khó khăn và được đề cập là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện các quy định về LMAT nhưng chủ yếu là trong việc chuyển lên CSYT khi chuyển dạ.
Truyền thông trực tiếp được cho là kênh truyền thông hiệu quả do các cơ sở cho việc sử dụng kênh truyền thông đại chúng ở địa bàn còn hạn chế: việc cung cấp điện lưới mới dừng lại ở các bản trung tâm xã; các hộ có tivi và tiếp sóng được với đài truyền hình trung ương, địa phương còn hạn chế; đặc biệt là việc sử dụng tiếng phổ thông của người dân tại địa bàn ở mức kém. Hoạt động truyền thông trực tiếp tại các bản đang do các YTTB đảm nhiệm, tuy nhiên, do toàn bộ YTTB ở 2 xã là nam nên khó khăn trong tiếp cận ĐTNC do rào cản về giới. Thông tin từ điều tra TCT cho thấy, những ĐTNC không tiếp nhận được thông tin về CSTS, CSKS, CSSS từ CBYT thì có nguy cơ có điểm kiến thức, thái độ, thực hành dưới trung bình cao hơn nhóm tiếp cận được. Vì vậy, cần thiết phải có sự điều chỉnh kênh truyền thông phù hợp với tình hình tại địa bàn.
6) Chính quyền địa phương: Kết quả tổng quan tài liệu và NC định tính cho thấy, chính quyền địa phương là yếu tố có vai trò quan trọng trong chương trình can thiệp tăng cường LMAT tại địa phương. Cộng đồng dân tộc H'mông có lối sống co cụm, khá biệt lập và luôn thận trọng với các yếu tố bên ngoài cộng đồng của họ, vì vậy
Luận án Y tế cộng đồng
chính quyền xã, bản được đánh giá là kênh tiếp cận cộng đồng người H'mông thuận lợi. Thông tin điều tra TCT cũng cho thấy, lãnh đạo chính quyền xã, trưởng bản được người H'mông tôn trọng, thậm chí một số người lãnh đạo có uy tín cao được quý mến ở mức sùng bái. Họ cũng là những người có trình độ dân trí cao, tiếp cận được nhiều thông tin về LMAT trong cộng đồng và thuộc nhóm dễ thay đổi hành vi nhất. Vì vậy, việc tranh thủ được sự ủng hộ của chính quyền địa phương không chỉ dễ dàng trong tiếp cận cộng đồng mà còn tạo dựng được sự ảnh hưởng tích cực ban đầu đối với cộng đồng nhờ sự tiên phong thay đổi hành vi của họ và gia đình. Mặt khác, với chức năng quản lý nhà nước, chính quyền địa phương giúp nghiên cứu chỉ đạo, giám sát định kỳ và đột xuất việc triển khai chương trình can thiệp tại địa bàn dễ dàng hơn.