Chăm sóc trước sinh

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc trước sinh, khi sinh và sau sinh

3.2.1. Chăm sóc trước sinh

3.2.1.1. Kiến thức chăm sóc trước sinh

* Nhận thức về khám thai: Có 38,9% số ĐTNC biết khám thai định kỳ là cần thiết (41,4% tại NCT và 36,4% tại NKCT), nhưng chỉ có 25,7% biết cần khám thai 3 lần trong thai kỳ (25,8% tại NCT và 25,7% tại NKCT).

* Nhận biết các DHNH khi mang thai:

Có 1/3 ĐTNC không biết DHNH khi mang thai nào (35,2% ở NCT và 32,0% ở NKCT). Tỷ lệ ĐTNC biết 3 DHNH khi mang thai thấp (5,1% ở NCT và 12,6% ở NKCT), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

* Nhận thức về cách xử trí khi thấy DHNH khi mang thai:

Bảng 3.2: Tỷ lệ ĐTNC biết về cách xử trí khi thấy DHNH khi mang thai (n=338)

CHỈ SỐ NCT (n=166) NKCT (n=172)

n % n %

Đến trạm y tế xã 142 85,5 149 86,6 Đến bệnh viện huyện/tỉnh 61 36,7 79 45,9

Đến thầy lang* 88 53,0 65 37,8

Cúng* 3 1,8 24 14,0

Tự chữa, tự mua thuốc về uống 7 4,2 11 6,4 Ghi chú: * p<0,05

Đa số ĐTNC biết cách xử trí là đến ít nhất một CSYT nhà nước (92,2% ở NCT và 94,8% ở NKCT), nhưng vẫn có một tỷ lệ đáng kể có cách xử trí sai (bảng 3.2).

Kết quả NC định tính cho thấy, người dân đều biết đến CSYT để khám, điều trị khi ốm nặng; một số bài thuốc dưỡng thai dân gian vẫn được một số gia đình tin và sử dụng. Ngoài ra, người H’mông vẫn thường thực hiện các thủ tục tâm linh theo truyền thống khi có người ốm nặng là cúng ma, tổ tiên để phù hộ cho người ốm chóng khỏi.

“Thông thường, khi có người ốm nặng người H’mông thường thực hiện nhiều giải pháp cùng nhau như vừa đưa người ốm đến TYT, kết hợp sử dụng cả thuốc cổ truyền và cúng tổ tiên, cúng ma, …” (TLN_Trưởng bản2).

Luận án Y tế cộng đồng

* Các kiến thức về CSTS khác:

Hình 3.1: ĐTNC có kiến thức đúng về một số chỉ số trong CSTS (n=509) Các kiến thức về CSTS khác của ĐTNC đều ở mức thấp, đặc biệt là các kiến thức về chỉ số chi tiết như số mũi vắc xin UV cần tiêm,… Có khác biệt nhỏ giữa NCT và NKCT, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (hình 3.1).

* Điểm kiến thức về CSTS: Tỷ lệ ĐTNC có điểm kiến thức CSTS trên trung bình là 38,3% ở NCT và 37,9% ở NKCT (p>0,05).

* Nguồn thông tin:

Bảng 3.3: Nguồn thông tin về CSTS của ĐTNC (509)

NGUỒN THÔNG TIN NCT (n=256) NKCT (n=253)

n % n %

Từ CBYT 97 37,9 98 38,7

Từ cán bộ CQĐT 85 33,2 76 30,0

Từ trường học 15 5,9 19 7,5

Từ TTĐC 59 23,0 52 20,6

Luận án Y tế cộng đồng

Các ĐTNC đều tiếp cận thông tin về CSTS từ gia đình, bạn bè; ngoài ra, khoảng 1/3 ĐTNC tiếp cận từ các nguồn thông tin khác như: CBYT, … (bảng 3.3).

Nghiên cứu định tính cho thấy, khả năng tiếp cận các nguồn thông tin từ CBYT và cán bộ chính quyền, đoàn thể cũng hạn chế do người H’mông tại địa bàn e ngại nói chuyện về việc mang thai, sinh đẻ trong khi lực lượng này hầu hết là nam giới.

“Mình không biết nhiều về LMAT nhưng đi họp, đi tập huấn nghe được gì, biết gì thì cũng muốn nói cho họ nghe cho họ hiểu để họ tránh, nhưng cũng ngại chồng họ, gia đình họ. Mọi người ở đây ai cũng đều ngại nói với vợ người khác về những việc sinh đẻ. Đấy là việc riêng của vợ chồng họ không nói vào được đâu” (TLN_CQ xã4).

3.2.1.2. Thái độ chăm sóc trước sinh

Thái độ đúng đối với CSTS được đo lường bằng cách trả lời đồng ý với câu 6 và không đồng ý đối với các còn lại (bảng 3.4).

Bảng 3.4: Tỷ lệ ĐTNC có thái độ đúng trong CSTS

CHỈ SỐ NCT (256) NKCT (253)

n % n %

Thái độ đối với tiếp cận dịch vụ CSTS

1. Sinh đẻ là chuyện bình thường, không cần quan

tâm nhiều tới việc này 31 12,1 29 11,5 2. Chỉ cần khám thai khi có dấu hiệu bất thường 30 11,7 25 9,0 3. Không thể để người khác ngoài chồng nhìn thấy

vùng kín của mình* 2 0,8 19 7,5 4. Chỉ cần ăn uống đủ chất là được, không cần uống

viên sắt* 6 2,3 35 13,8 5. Tiêm phòng UV có hại cho thai nhi 73 28,5 68 26,9 6. Các gia đình phải có kế hoạch chuẩn bị cho

việc mang thai 36 14,1 36 14,2 Thái độ về chế độ dinh dưỡng, lao động, nghỉ ngơi

7. Ăn nhiều thì to con, khó đẻ 2 0,8 8 3,2 8. Việc nhà là việc của phụ nữ, dù mang thai nhưng

vẫn phải làm như lúc không mang thai* 0 0,0 4 1,6 9. Phụ nữ mang thai chỉ cần ngủ như bình thường 6 2,3 11 4,3

Ghi chú: * p<0,05

Luận án Y tế cộng đồng

Tỷ lệ ĐTNC có điểm thái độ đúng trong CSTS ở mức thấp, đều dưới 30%. Kết quả NC định tính cho thấy tâm lý coi nhẹ việc mang thai, sinh đẻ của ĐTNC, xuất phát từ các thói quen lâu đời của người H’mông khi họ và gia đình vẫn phải tự lo cho việc sinh đẻ như là một công việc bình thường trong cuộc sống của họ.

Mang thai rồi đẻ là việc bình thường của phụ nữ thôi, ai cũng như vậy. Ông bà mình cũng thế, mình cũng thế thôi, có gì đâu. Nếu mang thai mà khỏe thì không cần đi khám đâu, ai bị sao thì mới đến TYT, bệnh viện khám thôi” (TLN_PN3).

Nhiều ý kiến cho rằng thực trạng này xuất phát từ việc thiếu hiểu biết của phụ nữ H’mông cũng như của cộng đồng.

Người dân có ai biết gì về nguy hiểm khi mang thai hay khi đẻ đâu nên họ vẫn cứ làm theo thói quen, như mọi người trong bản thôi. Ai chẳng may đẻ khó, không chuyển đi CSYT kịp mà chết mẹ, chết con thì coi như không may thôi. Nếu họ biết là phòng được việc đó thì chắc họ sẽ thay đổi” (TLN_CQ xã1).

Bên cạnh đó, ĐTNC còn định kiến về việc để người khác nhìn thầy vùng kín.

Tâm lý này còn phổ biến lắm, có người còn nặng nề tới mức nếu người đàn ông khác ngoài chồng nó mà nhìn thấy của nó (vùng kín của phụ nữ - NCS) thì nó đi chết ngay đấy. Việc này ở đây xảy ra rồi” (TLN_TYT3).

Lãnh đạo chính quyền địa phương cũng nhận định định kiến này là rào cản trong thực hiện LMAT của người dân và cần thiết phải phá vỡ định kiến này.

* Điểm thái độ về CSTS: Tỷ lệ ĐTNC có điểm thái độ CSTS trên trung bình là 28,1% ở NCT và 36,0% ở NKCT (p>0,05).

3.2.1.3. Thực hành CSTS

* Khám thai: Có 424 ĐTNC đã từng mang thai, trong đó 146 ĐTNC (NCT là 74 và NKCT là 72) có khám thai trong lần mang thai gần nhất (34,4%). Nơi khám thai của 2 nhóm xã lần lượt là: tại TYT là 63,5% và 88,9%; tại CSYT tuyến trên là 24,2%

và 17,8%; được NVYT khám thai tại nhà là 4,7% và 2,4% (p<0,05).

* Lý do không đi khám thai:

Luận án Y tế cộng đồng

Ghi chú: * p<0,05

Hình 3.2: Lý do không đi khám thai trong lần mang thai gần nhất (n=278) Ba lý do được đề cập nhiều nhất là: "thấy không cần thiết", "ngại đi xa", "ngại nhân viên ở TYT là nam giới" và "bận việc không đi được" (hình 3.2).

* Các thực hành CSTS khác:

Hình 3.3: ĐTNC có hành vi đúng về CSTS trong lần mang thai gần nhất (n=424).

Các hành vi đúng khác về CSTS ở 2 nhóm xã đều dưới 4/10; có sự khác biệt giữa 2 nhóm xã nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Hình 3.3).

Luận án Y tế cộng đồng

Điểm thực hành về CSTS: Tỷ lệ ĐTNC có điểm thực hành CSTS trên trung bình là 35,8% ở NCT và 37,8% ở NKCT (p>0,05).

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)