Các yếu tố liên quan đến thực hành

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 137 - 141)

Kết quả phân tích đơn biến cho thấy, các ĐTNC có độ tuổi dưới 35 tuổi, được đi học, làm nghề khác, sử dụng được tiếng phổ thông ở các mức độ khác nhau, có tham gia CQĐT, không thuộc hộ nghèo và cận nghèo, được thông tin về LMAT từ CBYT, có điểm kiến thức, điểm thái độ CSTS, CSKS, CSSS trên trung bình; có bố đẻ, bố chồng làm nghề khác và tham gia CQĐT, có mẹ chồng làm nghề khác; ở cách TYT dưới 2 giờ đi bộ thì có tỷ lệ đạt điểm thực hành CSTS, CSKS, CSSS trên trung bình cao hơn; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Về trình độ học vấn, các ĐTNC có được học hành thì có tỷ lệ đạt điểm thực hành CSTS, CSKS, CSSS trên trung bình cao hơn nhóm mù chữ. Kết quả này tương đồng với các kết quả của NC trong và ngoài nước. Trên thế giới, các nghiên cứu đã chỉ

Luận án Y tế cộng đồng

rõ, những phụ nữ được học hành có xu hướng đi khám thai nhiều hơn, đúng thời điểm được khuyến cáo và đẻ tại CSYT nhiều hơn [168], tỷ lệ đẻ tại nhà của phụ nữ chưa bao giờ tới trường luôn cao hơn nhiều lần so với các phụ nữ có học vấn cao hơn [105]

[106]. Tương tự, tại Việt Nam, các cuộc điều tra MICS đã cho thấy, các chỉ số thực hành LMAT của nhóm không bằng cấp kém hơn nhiều so với nhóm có trình độ THPT [43] [42]; một số NC khác cũng có kết quả tương tự [14] [19] [20] [21] [44].

Tương tự học vấn, nghề nghiệp cũng là yếu tố có mối liên quan chặt với tình hình thực hành LMAT của phụ nữ H’mông. Sự ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp và tham gia CQĐT của phụ nữ H’mông tới hành vi LMAT thể hiện ở chỗ: nhưng ĐTNC làm nghề khác, tham gia CQĐT … sẽ có cơ hội giao tiếp với xã hội nhiều hơn, tiếp nhận nhiều thông tin về LMAT hơn từ các kênh giao tiếp xã hội, thu nhập cũng tốt hơn và khả năng tiếp cận các dịch vụ về LMAT dễ dàng hơn. Các quy luật này cũng đã được chỉ rõ ở các NC trên thế giới [96] [75] [126].

Cũng như vậy, khả năng sử dụng ngôn ngữ được xác định là ảnh hưởng tới hành vi LMAT của ĐTNC, trong đó, không sử dụng được tiếng phổ thông sẽ khiến phụ nữ H’mông e ngại khi tiếp cận các CSYT để chăm sóc thai nghén, sinh đẻ. Đặc điểm này cũng tương tự các phát hiện ở những cộng đồng không thành thạo ngôn ngữ được sử dụng phổ thông trong xã hội tại địa bàn sinh sống ở các quốc gia [59] [127]

[134] [136] [137]. Tại Việt Nam rào cản về ngôn ngữ trong sử dụng DVYT cũng được xác định ở một số cộng đồng DTTS [24] [53] [97].

Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra các mối liên quan giữa hành vi LMAT của ĐTNC với các đặc trưng của gia đình và điều kiện sống của họ: Những ĐTNC có chồng có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên, làm nghề khác, có tham gia CQĐT; có bố đẻ, bố chồng làm nghề khác, có tham gia CQĐT, không thuộc hộ nghèo và cận nghèo thì có tỷ lệ đạt điểm thực hành CSTS, CSKS, CSSS trên trung bình cao hơn; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy, đây là những người có cơ hội giao tiếp với xã hội rộng hơn, nhận thức về LMAT tốt hơn, từ đó họ có sự thúc đẩy người vợ thực hiện các hành vi LMAT tốt hơn khi có điều kiện. Ngoài ra, họ cũng có điều kiện thu nhập cũng tốt hơn, ổn định hơn nên có

Luận án Y tế cộng đồng

điều kiện chi trả cho các dịch vụ chăm sóc thai nghén cho vợ. Kết quả này tương đồng với các NC trên thế giới [58] [105] [128]. Tuy nhiên, có thể thấy phần lớn các gia đình của ĐTNC không có những điều kiện thuận lợi trên như: 9/10 làm nương rẫy, 7/10 có chồng học tiểu học trở xuống, 5/10 thuộc hộ nghèo và cận nghèo. Vì vậy, cần thiết phải có những giải pháp tăng cường LMAT phù hợp cho nhóm này.

Kết quả NC cũng đã chỉ ra điểm thực hành CSTS, CSKS, CSSS có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với điểm kiến thức và điểm thái độ về CSTS, CSKS, CSSS.

Trong đó, những ĐTNC có điểm kiến thức, thái độ về CSTS, CSKS, CSSS dưới trung bình thì cũng có nguy cơ có điểm thực hành CSTS, CSKS, CSSS dưới trung bình cao hơn những người có điểm kiến thức, thái độ CSTS, CSKS, CSSS trên trung bình. Điều này tương đồng với kết quả của các NC đã công bố [14] [31] [168]. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, từ đó nâng cao thái độ về LMAt là giải pháp cơ bản để tăng cường hành vi LMAT cho phụ nữ. Đây cũng là giải pháp được đánh giá là cốt lõi được đúc kết từ kinh nghiệm của các quốc gia [126].

Tuy nhiên, kết quả NC định tính cũng chỉ ra sự chi phối mạnh mẽ của các giá trị, tập tục truyền thống khiến việc thực hiện các hành vi về LMAT của phụ nữ tại cộng đồng không phải lúc nào cũng dễ ràng dù họ có kiến thức, thái độ tốt, đặc biệt là trong CSSS.

4.3.3.2. Phân tích đa biến

Kết quả phân tích đa biến cho thấy các yếu tố có vai trò chi phối khác nhau tới thực hành CSTS, CSKS và CSSS của ĐTNC, trong đó, kiến thức và thái độ CSTS, CSKS và CSSS của ĐTNC là các yếu tố tác động lớn nhất: Những ĐTNC có điểm kiến thức CSTS, CSKS và CSSS dưới trung bình sẽ có nguy cơ có điểm thực hành CSTS, CSKS và CSSS dưới trung bình cao hơn lần lượt là 6,6 lần, 4,1 lần và 2,0 lần so với những người có điểm kiến thức CSTS, CSKS và CSSS cao hơn trung bình (p<0,05). Những ĐTNC có điểm thái độ CSTS và CSSS dưới trung bình sẽ có nguy cơ có điểm thực hành CSTS và CSSS dưới trung bình cao hơn lần lượt là 3,9 lần và 3,5 lần so với những người có điểm kiến thức CSTS và CSSS cao hơn trung bình (p<0,05). Những ĐTNC có điểm thái độ CSKS dưới trung bình sẽ có nguy cơ có điểm

Luận án Y tế cộng đồng

thực hành CSKS dưới trung bình cao hơn 1,5 lần so với những người có điểm kiến thức CSKS cao hơn trung bình nhưng mối liên quan không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Điều này có thể do sự chi phối của các quy luật về khoảng trống giữa việc có kiến thức, thái độ tốt nhưng chưa có thực hành tốt và ngược lại đã được nhiều NC đề cập [30] [110] [111] [129] [168]. Hơn nữa, với một tộc người có tập tục sinh đẻ tại nhà lâu đời, việc thay đổi hành vi này của người H’mông cũng được cho rằng là vấn đề không dễ ràng.

Cùng với yếu tố về kiến thức và thái độ, một số đặc trưng của người chồng có mối liên quan chặt tới điểm thực hành của ĐTNC, đặc biệt là CSTS và CSKS của ĐTNC: Những người có chồng có làm nương rẫy có nguy cơ có điểm thực hành CSTS và CSKS dưới trung bình cao hơn 3,4 lần và 7,4 lần so với những người làm nghề khác (p<0,05). Những ĐTNC có chồng không tham gia CQĐT có nguy cơ có điểm thực hành CSTS và CSKS dưới trung bình đều cao hơn 2,6 lần so với những người có chồng có tham gia (p<0,05). Những người có chồng có học vấn từ tiểu học trở xuống có nguy cơ có điểm thực hành CSKS và CSSS dưới trung bình cao hơn lần lượt là 6,9 lần và 4,3 lần so với những người có học vấn từ THCS trở lên (p<0,05). Điều này cho thấy, sự chi phối rất lớn của người chồng đối với hành vi LMAT của phụ nữ H’mông.

Ở góc độ cá nhân, một số đặc trưng cá nhân có mối liên quan tới điểm thực hành CSTS, CSKS và CSSS như khả năng sử dụng tiếng phổ thông, học vấn, nghề nghiệp và sự tham gia CQĐT: Những ĐTNC không sử dụng được tiếng phổ thông có nguy cơ có điểm thực hành CSTS dưới trung bình cao hơn 4,1 lần so với những người sử dụng được ở các mức độ (p<0,01). Những ĐTNC mù chữ có nguy cơ có điểm thực hành CSKS và CSSS dưới trung bình cao hơn lần lượt là 8,6 lần và 2,2 lần so với những người được đi học (p<0,05). Những ĐTNC không tham gia CQĐT có nguy cơ có điểm thực hành CSKS và CSSS dưới trung bình cao hơn lần lượt là 8,6 lần và 2,2 lần so với những người tham gia (p<0,05). Như vậy, các ĐTNC thuộc nhóm mù chữ và không sử dụng được tiếng phổ thông có nguy cơ có thực hành không đúng cả trong CSTS, CSKS và CSSS nên cần được chú ý hơn trong các chương trình can thiệp tăng cường LMAT.

Luận án Y tế cộng đồng

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng liên quan tới điểm thực hành của ĐTNC như khoảng cách tới TYT và điều kiện kinh tế gia đình: Những ĐTNC thuộc hộ nghèo và cận nghèo có nguy cơ có điểm thực hành CSSS dưới trung bình cao hơn 3,6 lần so với những người thuộc hộ khác (p<0,001). Những ĐTNC ở cách xa TYT từ 2 giờ đi bộ trở lên có nguy cơ có điểm thực hành CSKS dưới trung bình cao hơn 2,4 lần so với những người sống cách TYT dưới 2 giờ đi bộ, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,07). Tuy nhiên, giá trị p ở sát ngưỡng bác bỏ (p<0,05) nên ý nghĩa về y tế công cộng của chỉ số này cần được chú ý trong các can thiệp tăng cường LMAT của cộng đồng, trong đó cần có các giải pháp hỗ trợ trong CSKS phù hợp cho các khu vực xa TYT.

Như vậy, mặc dù hành vi LMAT của ĐTNC liên quan tới nhiều yếu tố nhưng kiến thức và thái độ của ĐTNC có mối liên quan chặt chẽ nhất với thực hành CSTS, CSKS và CSSS của họ. Bên cạnh đó, những ĐTNC thuộc nhóm có trình độ dân trí, điều kiện sống thấp như không sử dụng được tiếng phổ thông, mù chữ, thuộc hộ nghèo và cận nghèo, … có nguy cơ có thực hành không đúng cao hơn. Vì vậy, cần có sự quan tâm nhiều hơn với các nhóm này. Ngoài ra, tương tự như phần kiến thức và thái độ, mức độ chi phối của chồng và gia đình tới thực hành CSSS của ĐTNC giảm mạnh so với CSTS và CSKS. Điều này cho thấy sự không quan tâm của cộng đồng đối với vấn đề CSSS đối với bà mẹ và trẻ sơ sinh, tương tự quy luật đã được các NC trên thế giới chỉ ra [143] [167].

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)