CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc trước sinh, khi sinh và sau sinh
3.2.2. Chăm sóc khi sinh
3.2.2.1. Kiến thức chăm sóc khi sinh
Hình 3.4: ĐTNC có kiến thức đúng về một số chỉ số trong CSKS (n=509) Kiến thức của ĐTNC về CSKS ở cả 2 nhóm xã đều ở mức thấp. Chỉ có 30%
ĐTNC biết có khả năng xảy ra tai biến khi chuyển dạ, trong số đó, tỷ lệ biết ít nhất tên 1 tai biến sản khoa và biết ít nhất 1 DHNH trong chuyển dạ ở NCT là 64,4% và 89,0%, ở NKCT là 59,3% và 86,4%. Khoảng 4/10 ĐTNC biết CSYT là nơi sinh đẻ an toàn và CBYT là người đỡ đẻ tốt nhất. Sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (hình 3.4).
Kết quả NC định tính cho thấy, kinh nghiệm về các trường hợp tử vong do chảy nhiều máu, co giật đã được lưu truyền trong cộng đồng nên bà con nhớ nhiều hơn.
“Bà đỡ hộ nhiều lắm rồi nhưng chưa chết ca nào, có ca tay ra trước bà cũng đỡ sống. Nhưng mình nghe mọi người kể thì những ca đang đẻ mà chảy nhiều máu quá hay co giật thì đều chết nên cứ thấy thế thì cho đi TYT, bệnh viện thôi” (TLN_Bà đỡ2).
“Người H’mông họ thực tế, trọng kinh nghiệm nên cứ thấy nhiều ca bị chết do cùng một hiện tượng như chảy máu nhiều hay co giật hay tay chân ra trước thì họ rút kinh nghiệm. Lần sau thấy ca như vậy thì họ chuyển lên đây ngay” (TLN_TYT1).
Điểm kiến thức về CSKS: Tỷ lệ ĐTNC có điểm kiến thức CSKS trên trung bình là 37,8% ở NCT và 32,8% ở NKCT (p>0,05).
Luận án Y tế cộng đồng
Nguồn thông tin:
Bảng 3.5: Nguồn thông tin về CSKS của ĐTNC (509)
NGUỒN THÔNG TIN NCT (n=256) NKCT (n=253)
n % n %
Từ CBYT 97 37,9 101 39,9
Từ cán bộ CQĐT 90 35,2 78 30,8
Từ trường học 12 4,7 15 5,9
Từ TTĐC 53 20,7 45 17,8
Mọi ĐTNC đều tiếp cận thông tin về CSKS từ gia đình, bạn bè; ngoài ra, khoảng 1/3 ĐTNC tiếp cận từ các nguồn thông tin chính thống của xã hội như: từ CBYT, CQĐT, trường học và TTĐC (bảng 3.5).
3.2.2.2. Thái độ chăm sóc khi sinh
Thái độ đúng đối với CSKS được đo lường bằng cách trả lời đồng ý đối với các câu hỏi từ 1 đến 4 và không đồng ý với câu 5 và 6 (hình 3.6).
Bảng 3.6: Tỷ lệ ĐTNC có thái độ đúng trong CSKS
CHỈ SỐ NCT (256) NKCT (253)
n % n %
Thái độ về nguy cơ khi sinh và sự cần thiết đẻ tại CSYT 1. CBYT là người được đào tạo về chuyên môn
CSSKSS nên là người đỡ đẻ tốt nhất 109 42,6 95 37,5 2. Nên đến CSYT đẻ để an toàn cho mẹ và con 84 32,8 86 34,0 3. Vợ chồng phải có kế hoạch cho việc sinh đẻ 46 18,0 48 19,0 4. Việc sinh đẻ có nhiều nguy cơ nên phải chuẩn bị để
có thể ứng phó kịp thời 45 17,6 45 17,8 Thái độ của ĐTNC về việc đẻ tại nhà
5. Đẻ ở nhà, nếu có khó khăn thì chuyển đến CSYT 4 1,6 4 1,6 6. Những bà đỡ dân gian có thể đỡ đẻ tốt vì nhiều kinh
nghiệm đỡ đẻ cho nhiều người* 3 1,2 20 7,9 Ghi chú: * p<0,05
Kết quả cho thấy, thái độ đúng đối với CSKS của ĐTNC rất thấp, đặc biệt là tỷ lệ có thái độ đúng trong các chỉ số về đẻ tại nhà ở mức rất thấp dưới 10%. Kết quả NC định tính cũng cho thấy, sinh đẻ tại nhà là tập tục lâu đời và thành thói quen khó thay đổi của dân tộc H’mông.
Luận án Y tế cộng đồng
“Dân mình bao đời nay vẫn thế, phụ nữ mang thai rồi đẻ thì chồng đỡ hay mẹ rồi chị em trong nhà đỡ. Có lúc không ai có nhà mà đẻ thì tự đỡ. Nếu đẻ khó thì mới chuyển đến trạm y tế thôi” (TLN_Trưởng bản2).
Điểm thái độ về CSKS: Tỷ lệ ĐTNC có điểm thái độ CSKS trên trung bình là 30,5% ở NCT và 38,3% ở NKCT (p>0,05).
3.2.2.3. Thực hành chăm sóc khi sinh
Có 420 ĐTNC đã từng sinh con ở 2 nhóm xã, trong đó 91,4% sinh con tại nhà trong lần sinh gần nhất (NCT là 92% và NKCT là 90,8%). Tỷ lệ đẻ tại nhà có NVYT đỡ chỉ đạt 9,6% (NCT là10,7% và NKCT là 8,5%). Sự khác biệt giữa 2 nhóm xã không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, có nhiều lý do giải thích cho việc người H’mông muốn đẻ tại nhà như: ngại đi xa và đường đi khó khăn, thấy mọi người vẫn đẻ tại nhà bình thường nên thấy không cần đi đến CSYT, ngại CBYT là nam giới, đẻ ở CSYT bất tiện vì không có bếp lửa để đun nấu và sưởi ấm, … Các lý do của những người đến CSYT đẻ thuộc 3 nhóm: nhóm thứ nhất là bị buộc phải đến CSYT đẻ do đẻ ở nhà gặp khó khăn; nhóm thứ hai là các ĐTNC không biết về nguy cơ khi sinh đẻ nhưng chồng, gia đình họ muốn đến CSYT đẻ cho an toàn nên họ đi; nhóm thứ ba là bản thân họ biết nguy cơ khi sinh đẻ nên muốn được đưa tới CSYT để đẻ cho an toàn.
“Em đẻ ở nhà không được nên gia đình phải chuyển tới TYT rồi đi bệnh viện”
(TLN_PN1);
“Mình thì chồng nó muốn đưa đi đẻ ở bệnh viện cho nó tốt cho mẹ, cho con nên mình đi thôi, còn đẻ ở nhà như mọi người vẫn được mà” (TLN_PN3);
“Em cũng biết một số thông tin về tai biến khi đẻ nên cũng sợ nên khi mang thai là nói với chồng là muốn đến trạm hay bệnh viện đẻ để yên tâm. May mà chồng nghe theo, ông ấy mà không nghe thì mình cũng chịu” (TLN_PN4).
Chính quyền địa phương cũng cho rằng, để người dân thay đổi được hành vi thì cần cho họ biết việc đó có lợi như thế nào đối với họ.
“Với người H’mông thì tuyên truyền như thường làm không ăn thua đâu. Cái chính là phải biết họ đang mong muốn gì rồi nói thẳng vào lợi ích mà họ nhận được
Luận án Y tế cộng đồng
khi làm theo mình, họ được lợi gì khi làm theo, mất gì khi không làm theo, ... Hiện nay gia đình người H’mông nào cũng muốn con cái họ đủ tiêu chuẩn sức khỏe để được đi bộ đội, công an, đủ thông minh để đi học rồi làm viên chức, công chức, … Nếu được đi là họ đổi đời. Vì vậy, ta phải nhấn vào sự liên quan giữa việc thực hiện LMAT và việc con cái họ có sức khỏe tốt, thông minh để làm được như họ muốn thì họ làm theo ngay. Người H’mông rất thực tế như thế” (PVS_LĐCQ).
Điểm thực hành về CSKS: Tỷ lệ ĐTNC có điểm thực hành CSKS trên trung bình là 34,3% ở NCT và 28,5% ở NKCT (p>0,05).