Sự thay đổi về kiến thức

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 144 - 147)

4.4. Kết quả can thiệp tăng cường làm mẹ an toàn

4.4.2. Sự thay đổi về kiến thức

Kết quả cho thấy chương trình can thiệp đã có tác động tích cực làm thay đổi đáng kể các chỉ số kiến thức LMAT cụ thể cũng như điểm kiến thức chung trong CSTS, CSKS, CSSS của phụ nữ H’mông 15-49 tuổi tại 2 xã can thiệp khi so sánh với 2 xã đối chứng.

* Hiệu quả can thiệp đối với một số chỉ số kiến thức CSTS, CSKS, CSSS:

Nhận biết các DHNH khi mang thai sinh đẻ và cách xử trí đúng là những kiến thức đặc biệt quan trọng liên quan trực tiếp tới mục tiêu giảm TVM và TVSS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các chỉ số về nhận biết các DHNH trong CSTS, CSKS và CSSS ở bà mẹ và trẻ sơ sinh đều thay đổi tích cực.

Trong CSTS, tỷ lệ ĐTNC biết cần ≥ 1 DHNH khi mang thai ở NCT SCT tăng 25,4% (từ 64,8% TCT lên 90,2% SCT) và HQCT là 28%. Tỷ lệ thay đổi này cao hơn CTQG7 (tăng 13%, từ 66,6% lên 79,6%) [9]. Kết quả SCT ở chỉ số này của cộng đồng đã ngang bằng với cộng đồng DTTS tại Hà Giang và Nghệ An (74,9%) [44] và Thanh Hóa (84,7%) [17] và thấp hơn nhiều so với chỉ số kỳ vọng của Kế hoạch hành động Quốc gia về CSSK bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đoạn 2015-2020 là 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ KVMN biết ít nhất ≥ 1 DHNH khi mang thai [3].

Trong CSKS, tỷ lệ ĐTNC biết ≥ 1 DHNH ở NCT SCT tăng 27,9% (từ 25,4%

TCT lên 53,3% SCT) và HQCT là 26,8%. Tỷ lệ thay đổi này cao hơn CTQG7 (tăng 7,9%, từ 74,2% lên 66,3%) [9]. Kết quả SCT ở chỉ số này của cộng đồng đã gần tương đương với cộng đồng DTTS của Thanh Hóa (79,8%) [17] và thấp hơn nhiều so với

Luận án Y tế cộng đồng

phụ nữ ở Hà Nội (95,1%) [31], cũng như chỉ số kỳ vọng của Kế hoạch hành động Quốc gia về CSSK bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đoạn 2015-2020 là 80%-85% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ KVMN biết ít nhất ≥ 1 DHNH khi chuyển dạ [3].

Trong CSSS, tỷ lệ ĐTNC biết ≥ 1 DHNH sau sinh ở bà mẹ ở NCT SCT tăng 40,1% (từ 25,8% TCT lên 65,9% SCT) và HQCT là 37,8%. Tỷ lệ thay đổi này cao hơn CTQG7 (tăng 7%, từ 70,3% lên 77,3%) [9] và can thiệp tại Điện Biên (tăng 27,7%, từ 0,3% lên 28,0%) [45]. Kết quả SCT ở chỉ số này của cộng đồng vẫn thấp hơn cộng đồng DTTS tại Hà Giang và Nghệ An (70,7%) [44] và Thanh Hóa (91,9%) [17] thấp hơn nhiều so với chỉ số kỳ vọng của Kế hoạch hành động Quốc gia về CSSK bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đoạn 2015-2020 là 80%-85% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ KVMN biết ít nhất ≥ 1 DHNH khi chuyển dạ [3].

Tỷ lệ ĐTNC biết ≥ 1 DHNH sau sinh ở trẻ sơ sinh ở NCT SCT tăng 14,1% (từ 75,3% TCT lên 89,4% SCT) và HQCT là 11,8%. Kết quả SCT của NC đã bằng chỉ số này của phụ nữ DTTS tại Thanh Hóa (90,1%) [17] và chỉ số kỳ vọng của Kế hoạch hành động Quốc gia về CSSK bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đoạn 2015-2020 là 90% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ KVMN biết ít nhất ≥ 1 DHNH ở trẻ sơ sinh [3], tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với phụ nữ ở Hà Nội (100%) [31].

Như vậy, các chỉ số nhận thức về DHNH trong CSTS, CSKS và CSSS ở bà mẹ và trẻ sơ sinh đều tăng cao hơn so với các NC can thiệp khác có chỉ số tương đồng.

Đây là kết quả của sự tập trung can thiệp về các nội dung này của NC. Do xác định được nhận thức chủ quan, coi nhẹ việc sinh đẻ của người H’mông từ điều tra TCT nên NC đã đưa các kiến thức nhận biết DHNH khi mang thai, sinh đẻ và kiến thức về sử dụng DVYT là hai nhóm thông điệp trọng tâm trong các hoạt động truyền thông tại cộng đồng. Chúng tôi cũng cho rằng, tỷ lệ thay đổi SCT của NC cao hơn hẳn CTQG7 có thể do giải pháp truyền thông trực tiếp bằng ngôn ngữ của cộng đồng (tiếng H’mông), với sự tham gia của các chức sắc của cộng đồng nên có hiệu quả cao hơn.

Mặt khác, với sự vào cuộc của chính quyền đã huy động được một số lượng đáng kể các thành viên từ chính quyền, đoàn thể và các chức sắc tại các bản tham gia vào hoạt động truyền thông, vận động cộng đồng nên đã tạo ra dư luận thuận lợi tác động tích

Luận án Y tế cộng đồng

cực tới nhận thức của cộng đồng. Tuy nhiên, kết quả SCT của cộng đồng vẫn thấp hơn nhiều cộng đồng khác và mục tiêu của kỳ vọng của Kế hoạch hành động Quốc gia về CSSK bà mẹ và trẻ sơ sinh giai đoạn 2015-2020, trừ chỉ số kiến thức về DHNH sau sinh ở trẻ sơ sinh đã đạt mục tiêu của Kế hoạch.

Các chỉ số về kiến thức xử trí đúng khi gặp DHNH ở bà mẹ và trẻ sơ sinh cũng có thay đổi tích cực, tuy nhiên các chỉ số HQCT ở mức thấp, lần lượt là 3,9% và 3,6%

do xuất phát điểm thay đổi của các chỉ số này ở mức cao (trên 90%).

Trong nhóm chỉ số kiến thức về tiếp cận dịch vụ LMAT cũng đều có những thay đổi tích cực. Tỷ lệ ĐTNC biết cần khám thai ≥ 3 lần trong thai kỳ ở NCT SCT tăng 20,5% (từ 25,8% TCT lên 46,3% SCT) và HQCT là 22,5%. Tỷ lệ thay đổi này cao hơn CTQG7 (tăng 10%, từ 84,4% lên 94,4%) [9] và can thiệp tại Lào (tăng 18%, từ 82% lên 100% và CSHQ là 12%) [30], nhưng lại thấp hơn can thiệp tại Điện Biên (tăng 30,8%, từ 3,6% lên 34,4%) [45]. Kết quả SCT ở chỉ số này của cộng đồng đã ngang bằng với cộng đồng H’mông tại Hà Giang và Nghệ An (48,4%) [44], nhưng vẫn thấp hơn nhiều cộng đồng DTTS ở Thanh Hóa (89,4%) [17].

Tỷ lệ ĐTNC biết CBYT là người đỡ đẻ tốt nhất ở NCT SCT tăng 45,6% (từ 42,2% TCT lên 87,8% SCT) và HQCT là 43,8%. Tỷ lệ thay đổi này cao hơn can thiệp tại Lào (tăng 20%, từ 80% lên 100% và HQCT là 19%) [30].

Tỷ lệ ĐTNC biết CSYT là nơi sinh con an toàn ở NCT SCT tăng 20,1% (từ 39,5% TCT lên 59,6% SCT) và HQCT là 21,8%. Tỷ lệ thay đổi này thấp hơn can thiệp tại Lào (tăng 50%, từ 50% lên 100% và HQCT là 46%) [30].

Kết quả về sự thay đổi của các chỉ số tiếp cận dịch vụ LMAT cho thấy, chỉ số HQCT về nhận thức vai trò của CBYT là người đỡ đẻ tốt nhất đã có sự thay đổi cao nhất (42,2%), tuy nhiên các chỉ số HQCT về số lần khám thai cần thiết trong thai kỳ và nơi sinh con an toàn chỉ tăng bằng ẵ (22,5% và 21,8%). Điều này cú thể do nhận thức chủ quan, coi nhẹ việc mang thai, sinh đẻ của người H’mông có từ lâu đời nên để ĐTNC thừa nhận sự cần thiết phải khám thai ≥ 3 lần trong thai kỳ cũng như CSYT là nơi sinh đẻ an toàn không dễ dàng thay đổi.

Luận án Y tế cộng đồng

* Hiệu quả can thiệp đối với điểm kiến thức chung về LMAT:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, HQCT về kiến thức chung trong CSTS, CSKS, CSSS của ĐTNC lần lượt là 21,8%, 12,8% và 16,2%. Tỷ lệ thay đổi về điểm kiến thức CSSS tương đương với can thiệp tại Hà Nội (tăng 16,9%, từ 37,2% lên 54,1%, HQCT là 13,8%) [31]. Kết quả cho thấy, tỷ lệ thay đổi SCT ở NCT về điểm kiến thức chung CSKS và CSSS tăng chậm hơn so với các chỉ số cụ thể đã được phân tích. Như vậy, tỷ tăng của các chỉ số còn lại trong CSKS và CSSS có sự tăng chậm hơn. Điều này có thể do kiến thức CSKS và CSSS có nhiều nội dung chi tiết và ít được truyền thông tại địa bàn như về tên các tai biến sản khoa, các nội dung về chế độ lao động, nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng và bổ sung vi chất, … Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy, phụ nữ H’mông khó khăn trong việc nhớ các thông tin chi tiết do trình độ dân trí rất thấp.

Mặt khác, thời gian truyền thông can thiệp của NC cũng tương đối ngắn (trong vòng 12 tháng), các hoạt động truyền thông trực tiếp với thời gian rất hạn chế nên các thông tin chi tiết có thể ít được đề cập đến hơn. Như vậy, dù có mức độ thay đổi khác nhau nhưng các chỉ số điểm kiến thức chung đã cho thấy chương trình can thiệp đã tác động tích cực tới sự thay đổi kiến thức của ĐTNC ở cả 3 nội dung CSTS, CSKS và CSSS.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 144 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)