Mức độ tiếp cận thông tin từ chương trình can thiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 141 - 144)

4.4. Kết quả can thiệp tăng cường làm mẹ an toàn

4.4.1. Mức độ tiếp cận thông tin từ chương trình can thiệp

Chương trình can thiệp đã chuyển tải các thông tin về LMAT tới các ĐTNC qua các kênh truyền thông chính như: từ các CBYT của trạm y tế, cô đỡ thôn bản, y tế thôn bản; từ các trưởng và phó bản, bí thư và phó bí thư bản, người có uy tín và già làng, trưởng các dòng họ và các cán bộ đoàn thể tại các bản. Có thể nói lực lượng tham gia tuyên truyền, vận động các gia đình khá lớn, trung bình khoảng 6 người/bản nên cũng là điểm thuận lợi của nghiên cứu do ĐTNC và gia đình của họ được truyền thông nhắc lại nhiều lần.

Luận án Y tế cộng đồng

Về tổ chức truyền thông, do các bản không có nhà văn hóa nên các cuộc họp bản, đoàn thể thường tổ chức tại ở nhà trưởng bản và chỉ đủ chỗ cho khoảng 10 - 20 người nên không hiệu quả. Vì vậy, hoạt động truyền thông được tập trung hơn sang hình thức thăm hỏi theo hộ và cụm hộ của các chức sắc của bản và truyền thông qua các cuộc gặp gỡ hàng ngày.

Hình thức tổ chức thăm hỏi tại gia đình của các chức sắc trong bản và dòng họ có ưu điểm đặc biệt là cách thức thể hiện với gia đình rõ nhất ý chí của cộng đồng về việc thực hiện các quy định về LMAT, tạo nên dư luận thuận lợi cho các hoạt động truyền thông khác của CBYT và đoàn thể. Tuy nhiên, do trình độ học vấn thấp, kiến thức về LMAT còn hạn chế nên các chức sắc của bản chủ yếu nhắc các ĐTNC cũng như gia đình họ về các thông điệp có tính nguyên tắc, kiến thức cơ bản ví dụ như: phải đi khám thai đủ 3 lần, nhớ đi tiêm chủng, nhớ đưa vợ đến CSYT đẻ, nhớ cho vợ ăn nhiều, ăn đủ chất, … Dù vậy, việc tổ chức được các nhóm chức sắc của bản không dễ ràng và cần sự nỗ lực rất lớn của YTTB, CĐTB và vai trò đặc biệt của trưởng bản. Mặt khác, nhờ sự chỉ đạo thống nhất bằng văn bản của chính quyền và hoạt động giám sát thường xuyên của UBND xã nên mọi việc được triển khai thuận lợi.

Hình thức truyền thông qua các cuộc gặp gỡ trong các hoạt động hàng ngày diễn ra thuận lợi hơn do thuận tiện trong tiếp cận. Tuy nhiên do thời gian và tính chất của các cuộc gặp gỡ rất đa dạng và hầu hết chỉ đủ để truyền thông các thông điệp ngắn. Các thông điệp cũng được lựa chọn để phù hợp với hoàn cảnh từng đối tượng và bối cảnh gặp gỡ. Những phụ nữ trẻ tuổi, đang nuôi con nhỏ được cho rằng có sự quan tâm nhiều hơn và chủ động trao đổi với CĐTB hơn những người lớn tuổi.

Trong cả hai hình thức truyền thông trên, chủ yếu truyền thông được các thông điệp ngắn. Các thông điệp này có ưu điểm dễ nhớ nhưng thiếu đi các nội dung chi tiết.

Có lẽ đây là một trong các lý do khiến tỷ lệ thay đổi kiến thức của ĐTNC cũng ở mức thấp (dưới 20%) trong khi số lượng lượt truyền thông khá lớn. Dù vậy, từ thực tế tổ chức hoạt động truyền thông cho thấy, truyền thông trực tiếp vẫn là kênh truyền thông phù hợp với nếp sinh hoạt, lao động sản xuất và thói quen, tập tục của người H’mông.

Luận án Y tế cộng đồng

Lực lượng giữ vai trò chính trong các hoạt động truyền thông vẫn là CĐTB và YTTB. Các CĐTB vẫn là người cùng giới và gần gũi nhất để trao đổi, giúp đỡ các phụ nữ trong bản về các vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Y tế thôn bản cũng có vai trò tương tự đối với nhóm nam giới nhưng sự trao đổi cũng chỉ tập trung được các thông điệp cơ bản. Tuy nhiên, kiến thức về chuyên môn của YTTB rất có ý nghĩa khi tham gia và hỗ trợ các chức sắc của bản trong các hoạt động thăm hỏi gia đình. Mặt khác, thực tế hoạt động can thiệp cũng chỉ ra, các CĐTB do đặc thù của vị thế xã hội của phụ nữ H’mông nên rất kém trong tổ chức các hoạt động truyền thông và đều phải dựa vào YTTB. Trong những tháng đầu, do các CĐTB mới được đào tạo về nên nhiều người dân, đặc biệt là người lớn tuổi chưa tin vào kiến thức và tay nghề của họ.

Chương trình can thiệp đã phải có một số điều chỉnh khẩn cấp như: Tổ chức các cuộc họp giữa Trung tâm Y tế huyện, chính quyền xã với các trưởng bản, già làng, trưởng họ để giới thiệu về việc các CĐTB đã học được gì, sẽ làm được gì; Tổ chức các hoạt động giám sát hỗ trợ của cán bộ của TYT cùng các CĐTB, YTTB trong các hoạt động khám thai, tuyên truyền tại các bản; Ghép CĐTB đi cùng với YTTB và các nhóm chức sắc của bản trong vận động các gia đình để khẳng định vai trò của CĐTB với người dân, …Do đó, uy tín của các CĐTB đã dần được cải thiện. Vì vậy, việc hỗ trợ các CĐTB trong giai đoạn đầu là rất quan trọng ở cộng đồng có chế độ phụ quyền mạnh mẽ này. Hơn nữa, cần chú ý cơ chế phối hợp, hỗ trợ giữa YTTB và CĐTB trong các hoạt động để bổ trợ được cho nhau trong công việc.

Kết quả NC cho thấy, SCT, các ĐTNC tiếp cận được ít nhất 1 nguồn và nhiều nhất là 6 nguồn thông tin; số nguồn thông tin trung bình các ĐTNC nhận được là 3,8 nguồn trong CSTS; 3,9 nguồn trong CSKS và 3,5 nguồn trong CSSS. Như vậy, không có ĐTNC nào không tiếp cận được các nguồn thông tin của chương trình can thiệp.

Lý do một số ĐTNC không tiếp cận được nhiều với các nguồn thông tin là do họ sống ở nhà nương cách xa bản và đi làm thuê theo thời vụ ở các xã, huyện khác.

Đây là điểm đặc thù của địa bàn NC. Chương trình đã có điều chỉnh để tăng cường truyền thông cho các đối tượng này như ưu tiên tiếp cận truyền thông khi các đối tượng trở về bản, tiếp cận khu vực nhà nương tập trung để truyền thông, ... Tuy nhiên,

Luận án Y tế cộng đồng

kết quả còn hạn chế do địa bàn xa trung tâm và địa hình chia cắt, khó đi lại. Các chương trình tăng cường LMAT tại địa phương cần chú ý tới đặc điểm để có giải pháp tăng cường tiếp cận dịch vụ của phụ nữ H’mông phù hợp với tập tục của địa phương.

Từ kết quả trên có thể thấy, chương trình đã vượt chỉ tiêu về độ bao phủ về truyền thông theo kế hoạch, trong đó, tỷ lệ kỳ vọng các ĐTNC tiếp cận được các kênh truyền thông của chương trình là 95%. Chương trình cũng đã điều chỉnh việc tổ chức được các kênh truyền thông phù hợp hơn với điều kiện sinh sống, văn hóa, tập tục của người dân tại địa bàn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ y tế công cộng thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành làm mẹ an toàn cho phụ nữ h’mông tỉnh sơn la (Trang 141 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)