Đây là nghiên cứu can thiệp về LMAT đầu tiên tại Việt Nam được thiết kế riêng cho phụ nữ dân tộc H’mông - một cộng đồng dân tộc thiểu số có các chỉ số LMAT kém nhất và ít được quan tâm nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam.
Nghiên cứu đã bổ sung khá đầy đủ các chỉ số về thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về LMAT của phụ nữ H’mông và các yếu tố ảnh hưởng, cung cấp bức tranh toàn cảnh về thực trạng LMAT của cộng đồng này.
Nghiên cứu cũng đã thử nghiệm và chứng minh tính hiệu quả về cách tiếp cận từ văn hóa trong xây dựng các giải pháp can thiệp tăng cường LMAT tại cộng đồng
Luận án Y tế cộng đồng
dân tộc thiểu số như: Ứng dụng các giá trị tích cực của tập tục, văn hóa của dân tộc H’mông như vai trò của trưởng họ, lãnh đạo cộng đồng, của người nam giới trong gia đình trong xây dựng các giải pháp can thiệp về huy động sự tham gia của chính quyền, cộng đồng trong truyền thông, vận động thực hiện các quy định về LMAT; Đào tạo và sử dụng đội ngũ cô đỡ thôn bản để khắc phục các rào cản về ngôn ngữ, giới, văn hóa, tập tục và địa lý trong cung cấp dịch vụ LMAT tại địa bàn. Kết quả can thiệp cho thấy, đã có những cải thiện rõ rệt về kiến thức, thái độ, thực hành trong CSTS, CSKS và CSSS của ĐTNC. Các giải pháp này không chỉ minh chứng cho sự phù hợp về văn hóa trong can thiệp mà còn chỉ ra một hướng thúc đẩy sự bình đẳng giới tại cộng đồng vốn nổi tiếng về sự hà khắc của chế độ phụ quyền tại Việt Nam.
Nghiên cứu đã sử dụng thiết kế đánh giá trước - sau và có nhóm chứng nên đã cung cấp bằng chứng tốt hơn về hiệu quả của chương trình can thiệp so với những NC trước đó là NC cắt ngang đơn thuần hoặc NC can thiệp không có nhóm chứng.
Trong phân tích số liệu, nghiên cứu đã xây dựng các chỉ số điểm thực hành chung nhằm mô tả khái quát nhất HQCT của các nhóm chỉ số nghiên cứu. Để có được cách tính điểm cho các chỉ số thực hành chung phù hợp nhất với đặc thù trình độ dân trí thấp, tập quán văn hóa của cộng đồng dân tộc H’mông, nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp tham vấn nhóm chuyên gia trong xây dựng thang điểm, tính trọng số cho từng chỉ số. Phương pháp này đã giúp hạn chế tính chủ quan của nhóm nghiên cứu và nâng cao độ tin cậy của các chỉ số được xây dựng.
Về mặt phương pháp, nghiên cứu cũng đã xây dựng và chuẩn hóa thang đo thái độ về LMAT đối với phụ nữ H’mông; cung cấp 3 thang đo thái độ về CSTS, CSKS và CSSS đã được xây dựng và chuẩn hóa để các nghiên cứu có thể tham khảo và sử dụng trong các nghiên cứu tiếp theo về LMAT tại cộng đồng H’mông khác. Phương pháp tham vấn nhóm chuyên gia cũng đã được sử dụng trong xây dựng thang điểm, tính trọng số cho từng chỉ số cho các nhóm biến kiến thức, thái độ, thực hành trong CSTS, CSKS và CSSS để có cách tính điểm phù hợp nhất với đặc thù về tập quán văn hóa và trình độ dân trí thấp của cộng đồng dân tộc H’mông. Phương pháp này đã giúp hạn chế
Luận án Y tế cộng đồng
tính chủ quan của nhóm nghiên cứu và nâng cao độ tin cậy của các chỉ số được xây dựng.
4.5.2. Hạn chế của nghiên cứu
Do sự hạn chế của ĐTNC trong sử dụng tiếng phổ thông nên NC đã sử dụng các ĐTV là giáo viên là người H’mông hoặc sử dụng thành thạo tiếng H’mông để điều tra phiếu định lượng. Mặc dù đã có hướng dẫn thống nhất và chi tiết cho các ĐTV và GSV về cách dịch, đặc biệt là về các thuật ngữ chuyên môn, tuy nhiên chúng tôi cho rằng không thể tránh khỏi các sai số khi chuyển thể giữa 2 ngôn ngữ trong điều tra.
Chúng tôi cũng đã tăng số GSV nhiều hơn thường lệ (7 người/ 2 xã) để cùng NCS giám sát, hỗ trợ các ĐTV để khắc phục các khó khăn, tăng chất lượng điều tra.
Thông tin từ tổng quan tài liệu cho thấy, nhóm phụ nữ H’mông trong độ tuổi sinh đẻ có nhiều điểm đặc thù đối như tỷ lệ tảo hôn lên tới 59,7% [50], chủ yếu đẻ tại nhà với vai trò chi phối của những người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình. Vì vậy, nghiên cứu chủ trương tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về LMAT của phụ nữ H’mông 15-49 tuổi, bao gồm cả những người đã lập gia đình và chưa lập gia đình nhằm cung cấp các thông tin về thực trạng LMAT của cộng đồng rõ ràng hơn, làm cơ sở trong xây dựng các giải pháp can thiệp cho tất cả các nhóm. Tuy nhiên, cách chọn ĐTNC này cũng có hạn chế là sai số nhớ lại trong các thông tin về thực hành LMAT.
NCS cũng đã có những giải pháp khắc phục hạn chế này trong hướng dẫn ĐTV cách làm rõ thêm thông tin để ĐTNC nhớ lại và nhớ đúng sự kiện. Ngoài ra, NCS cũng thực hiện việc rà soát lại phiếu và đối chiếu với thống kê của TYT và YTTB về các trường hợp có khám thai, đẻ tại CSYT. Quá trình rà soát cũng cho thấy, xã nào cũng có vài trường hợp đi khám thai nhưng chưa được thống kê (7 trường hợp ở 4 xã).
Các trường hợp này đều được kiểm tra lại thông tin từ phía chồng và người nhà của ĐTNC. Kết quả nghiên cứu về thực trạng các hành vi chính trong CSTS, CSKS, CSSS như tỷ lệ khám thai, sinh con tại CSYT, … khá tương đồng với số liệu thống kê của TYT nên có thể thấy, sai số nhớ lại không tác động lớn tới nghiên cứu.
Bên cạnh đó, NCS cho rằng cộng đồng này có những đặc thù khiến giảm thiểu các sai số nhớ lại của ĐTNC như: Một là, do cộng đồng có lối sống khá biệt lập, ít sự
Luận án Y tế cộng đồng
kiện xảy ra trong cuộc sống nên sai số nhớ lại cũng được hạn chế đáng kể. Hai là, cộng đồng có tỷ lệ phụ nữ có thực hành đúng trong CSTS, CSKS, CSSS ở mức rất thấp (tỷ lệ khám thai ≥3 lần, đẻ tại CSYT đều dưới 10%, …) nên các sự kiện này được các ĐTNC nhớ lâu hơn.
Việc đánh giá về thái độ CSTS, CSKS, CSSS là vấn đề khó và hiếm NC đánh giá về thái độ LMAT. Mặt khác, việc hỏi về các quan điểm của ĐTNC có gắn với nhiều tập tục văn hóa là vấn đề nhạy cảm đối với một số tộc người, trong đó có dân tộc H’mông. Do đó, có những câu hỏi áp dụng trong phần thái độ đôi khi chưa cân đối được vấn đề đảm bảo sự phù hợp về văn hóa và thể hiện chính xác được khía cạnh thái độ của ĐTNC trong các nội dung.
Nghiên cứu có thời gian can thiệp chỉ diễn ra trong 1 năm và triển khai đánh giá SCT ngay sau khi kết thúc can thiệp nên có những hạn chế nhất định về thời gian để ghi nhận sự biến đổi của KAP của ĐTNC và sự bền vững của sự thay đổi. Đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu.
Luận án Y tế cộng đồng