Tổ chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT lập thạch tỉnh vĩnh phúc (LV01655) (Trang 25 - 30)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.3. Tổ chuyên môn và hoạt động tổ chuyên môn

1.3.1. Tổ chuyên môn và tổ trưởng chuyên môn

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, là nơi cụ thể hóa nhiệm vụ dạy học và các nhiệm vụ khác trong nhà trường. Điều lệ trường trung học quy định:

Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, giáo viên, viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt động ở từng cấp học THCS, THPT. Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học” [12]

Tổ chuyên môn là một bộ phận của nhà trường, gồm một nhóm giáo viên (từ 3 người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học hay một nhóm môn

học đường…được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ.Để đáp ứng yêu cầu quản lý, mỗi tổ chuyên môn thường có có tổ trưởng và từ 1-2 tổ phó do hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu năm học.

Tổ chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ của nhà trường. tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, PPCT và các quy định của BGD&ĐT. tổ chuyên môn tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường, đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên. tổ chuyên môn trong các nhà trường được kiện toàn sau mỗi năm học. Căn cứ vào tình hình cụ thể của nhà trường mà hiệu trưởng quyết định thành lập tổ chuyên môn cho phù hợp. Với số lƣợng giáo viên đông, tổ chuyên môn chỉ cómột chuyên môn duy nhất. Nếu số lƣợng giáo viên ít, tổ chuyên môn gồm 2 hoặc 3 nhóm chuyên môn cùng sinh hoạt. Như vậy trong thực tế hiện nay ở trường THPT việc biên chế tổ chuyên môn theo hai mô hình chính sau đây: tổ chuyên môn đơn môn: là tổ chuyên môn mà tất cả các giáo viên của tổ đều dạy một môn học và tên gọi của tổ và tên môn học đó, ví dụ tổ Toán, tổ Văn..Tổ đa môn (còn gọi là tổ ghép môn): giáo viên của tổ là những người dạy các môn học khác nhau tuỳ theo số lƣợng giáo viên mỗi môn, hoặc kết hợp với tính chất gần nhau của các môn học mà có số lƣợng môn ghép là khác nhau, tên gọi của tổ là tên các môn học có trong tổ nhƣ Tổ Sinh - Kỹ - Thể dục; Tổ Văn- Sử - Địa.

Đặc điểm nổi bật của tổ chuyên môn trong các nhà trường THPT là hầu hết các thành viên trong tổ đều đƣợc đào tạo ở trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định. Các thành viên trong tổ chuyên môn đều hoạt động chuyên môn trên cùng đối tượng, nội dung chương trình thống nhất.

1.3.1.2. Tổ trưởng chuyên môn

Là người đứng đầu tổ chuyên môn, do hiệu trưởng bổ nhiệm. Tổ trưởng chuyên môn do Hiệu trưởng bổ nhiệm vào đầu mỗi năm học. Nhiệm kỳ của Tổ trưởng chuyên môn là 1 năm, hết một năm học có thể bổ nhiệm lại hoặc bổ nhiệm mới tùy theo điều kiện và yêu cầu của từng trường. Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về phân phối nguồn lực của tổ, hướng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn theo qui định, góp phần đưa nhà trường đạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.

* Vị trí và vai trò của tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn có vai trò rất quan trọng trong nhà trường. Tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng giảng dạy và lao động sƣ phạm của giáo viên trong phạm vi các môn học của tổ chuyên môn được phân công đảm trách. Tổ trưởng chuyên môn là một cán bộ quản lý, được hưởng phụ cấp chức vụ theo các văn bản qui định hiện hành.

Cụ thể tổ trưởng chuyên môn trong các trường THPT được hưởng chế độ phụ cấp là 0,25% lương và giảm 3 giờ dạy/1 tuần so với giáo viên.

* Tiêu chuẩn tổ trưởng chuyên môn

Là người đứng đầu, phụ trách chuyên môn của một tổ, tổ trưởng chuyên môn là một giáo viên nên phải đảm bảo các qui định về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của nhà giáo qui định trong chuẩn nghề nghiệp giáo viên (ban hành theo Thông tư 30/2009/TT- BGDĐT); Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ, quyền lợi, trách nhiệm được quy định tại điều 30 đến 33 của Điều lệ trường trung học. Tổ trưởng chuyên môn phải là người có khả năng xây dựng kế hoạch, điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch giáo dục, PPCT môn học của BGD&ĐT và kế hoạch năm học của nhà trường, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

trong tổ, đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ mình quản lý.

* Quyền hạn của tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn có quyền quản lý, điều hành các hoạt động của tổ, quyết định các nội dung sinh hoạt tổ trên cơ sở các kế hoạch. Tổ trưởng chuyên môn theo dõi, đôn đốc, nhắc nhở, động viên và kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn. Tổ trưởng chuyên môn được tham dự các cuộc họp, hội nghị chuyên môn, được ưu tiên bồi dưỡng về chuyên môn, được hưởng các chế độ chính sách theo qui định. Tổ trưởng chuyên môn có quyền tư vấn, đề xuất với Hiệu trưởng những vấn đề về chuyên môn, quyền tham gia vào hội đồng thi đua khen thưởng của nhà trường..

Trong bộ máy tổ chức nhà trường, tổ trưởng chuyên môn có một vị trí quan trọng trong việc điều hành hoạt động chuyên môn của tổ, là mắt xích gắn kết giữa hiệu trưởng và giáo viên để bộ máy hoạt động đồng bộ và có hiệu quả. Trong trường THPT, người hiệu trưởng với quyền hạn và trách nhiệm của mình, lựa chọn những giáo viên có hiểu biết, có phẩm chất chính trị tốt, năng lực chuyên môn vững vàng, khả năng quản lý giỏi, biết huy động, tập hợp lực lượng để làm tổ trưởng. Tổ trưởng giúp hiệu trưởng triển khai các nội dung kế hoạch hoạt động của nhà trường đến từng giáo viên.

Tổ trưởng chuyên môn có trách nhiệm thay mặt hiệu trưởng điều hành, tổ chức, chỉ đạo tổ thực hiện việc day- học và các hoạt động giáo dục, tham mưu cho hiệu trưởng trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên giảng dạy và chủ nhiệm một cách phù hợp để phát huy khả năng của họ. Tổ chức kiểm tra, đánh giá xếp loại giờ dạy của giáo viên theo đúng quy trình đề ra. Tổ trưởng chuyên môn có nhiệm vụ tổ chức cho giáo viên học tập và nắm vững các mục tiêu chuyên môn, chương trình, sách giáo khoa, các quy định, quy chế chuyên môn. Tổ chức bàn bạc, xây dựng kế hoạch thực hiện những mục tiêu chuyên

môn. Tổ chức quán triệt chương trình sách giáo khoa để chuẩn bị bài lên lớp theo nhóm chuyên môn. Thống nhất việc tổ chức các hoạt động chuyên môn nội - ngoại khoá, kiểm tra đánh giá bồi dƣỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, tổ chức cho học sinh học ngoại khoá, học ở nhà. Tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ đạo việc sử dụng thiết bị và đồ dùng dạy học. Xây dựng tổ - nhóm chuyên môn thành một tập thể sƣ phạm đoàn kết nhất trí giúp đỡ nhau về mọi mặt. Tổ trưởng chuyên môn cùng với hiệu trưởng tham gia thanh kiểm tra giáo viên, Tổ trưởng chuyên môn đại diện cho tổ đề đạt những ý kiến của các thành viên đến hiệu trưởng.

Để chỉ đạo tổ chuyên môn có hiệu quả, tổ trưởng chuyên môn phải có kiến thức khoa học quản lý và quản lý giáo dục. Tổ trưởng chuyên môn phải là người luôn đi đầu trong nghiên cứu khoa học, có năng lực vững vàng về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ, biết phát huy thế mạnh của bản thân và huy động đƣợc khả năng sáng tạo của các giáo viên trong việc đổi mới PPDH, bồi dưỡng giáo viên và nhiều hoạt động chuyên môn khác. Người tổ trưởng chuyên môn phải thực sự là chỗ dựa đáng tin cậy về chuyên môn của giáo viên trong tổ.

Tổ trưởng chuyên môn phải là người có tấm lòng bao dung, nhân hậu, phải thực sự là trung tâm của sự đoàn kết trong tổ, bảo vệ quyền lợi cho giáo viên, hiểu đƣợc tính cách, hoàn cảnh của các thành viên trong tổ, biết chia sẻ với họ những niềm vui và những nỗi buồn. Tổ trưởng chuyên môn phải phát huy đƣợc thế mạnh của từng thành viên, tạo động lực để tổ phát triển. Tổ trưởng chuyên môn phải kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực, trì trệ, bảo thủ. Để chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả, người Ttổ chuyên môn phải không ngừng trau dồi kiến thức, nghiệp vụ sƣ phạm, nghiệp vụ quản lý. Đặc biệt trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ, tổ

thuật ứng dụng vào hoạt động quản lý và dạy học.

Khi quản lý tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn phải luôn bám sát các nguyên tắc quản lý: Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng; nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế, đảm bảo tính kế hoạch; đảm bảo tính khoa học cụ thể, thiết thực. Khi quản lý cần coi trọng giáo dục, thuyết phục động viên khuyến khích.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT lập thạch tỉnh vĩnh phúc (LV01655) (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)