Vai trò chức năng của hiệu trưởng trường THPT

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT lập thạch tỉnh vĩnh phúc (LV01655) (Trang 31 - 41)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT

1.4.1. Vai trò chức năng của hiệu trưởng trường THPT

“1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận với nhiệm kỳ 5 năm.

2. Hiệu trưởng các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học.

3. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục bổ nhiệm công nhận hiệu trưởng trường đại học do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các trường ở các cấp học khác do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định…” [12].

Thời gian đảm nhiệm chức vụ hiệu trưởng không quá 2 nhiệm kỳ ở một trường Trung học Phổ thông. Với yêu cầu hiệu trưởng phải là người tham gia giảng dạy ít nhất 5 năm ở bậc Trung học Phổ thông hoặc bậc cao hơn, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, có năng lực quản lý và lãnh đạo, đƣợc bồi dƣỡng lý luận và nghiệp vụ, có sức khỏe, đƣợc tập thể giáo viên, nhân viên tín nhiệm.

Như vậy, hiệu trưởng trong nhà trường là người đại diện cho việc quản lý hành chính nhà nước. Để làm tốt nhiệm vụ của mình, hiệu trưởng phải nắm vững các nguyên tắc quản lý trong hoạt động quản lý.

Tại điều 19 - Điều lệ trường Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học qui định Hiệu trưởng nhà trường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường;

b) Thực hiện các quyết nghị của Hội đồng trường được quy định tại khoản 3 Điều 20 của Điều lệ này;

c) Xây dựng quy hoạch phát triển nhà trường; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học; báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện trước Hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;

d) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các hội đồng tƣ vấn trong nhà trường; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; đề xuất các thành viên của Hội đồng trường trình cấp có thẩm quyền quyết định;

đ) Quản lý giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỉ luật đối với giáo viên, nhân viên; thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động; tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên theo quy định của Nhà nước;

e) Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức;

xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;

g) Quản lý tài chính, tài sản của nhà trường;

h) Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục của nhà trường;

i) Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động của ngành; thực hiện công khai đối với nhà trường;

k) Đƣợc đào tạo nâng cao trình độ, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Hiệu trưởng làm việc theo các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc trách nhiệm pháp lý.

+ Nguyên tắc dân chủ.

+ Nguyên tắc đổi mới.

+ Nguyên tắc tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

Như vậy, hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động của nhà trường trong đó có hoạt động tổ chuyên môn. Để làm tốt được điều này, người hiệu trưởng cần phải bao quát được 20 công việc sau đây:

1. Tổ chức quá trình dạy học, giáo dục, đào tạo trong nhà trường đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và yêu cầu quản lý nhà nước về giáo dục đối với Nhà trường.

2. Đề ra được sứ mệnh, tầm nhìn và thông điệp phát triển nhà trường quán triệt nguyên lý giáo dục và chức năng kinh tế - sư phạm của nhà trường trong đời sống cộng đồng.

3. Xây dựng được kế hoạch phát triển, chiến lược phát triển nhà trường theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường.

4. Xác định kế hoạch năm học có mục tiêu rõ ràng với nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo.

5. Phối hợp tốt với các tổ chức chính trị - xã hội trong và ngoài nhà trường tập trung vào thực hiện sứ mệnh của nhà trường trong đời sống xã hội.

6. Cùng các nhà chuyên môn, giáo viên của trường lựa chọn nội dung

giảng dạy bám sát vào giáo trình, sách giáo khoa và có sự cập nhật với động thái phát triển kinh tế văn hóa của địa phương.

7. Tổ chức cải tiến phương pháp dạy học quán triệt các thành tựu đổi mới về phương pháp dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác.

8. Tuyển dụng, lựa chọn sử dụng giáo viên, công nhân viên, bố trí công việc chức trách phù hợp với năng lực hoàn cảnh của từng người, thúc đẩy họ lao động sƣ phạm có hiệu quả.

9. Tuyển dụng, lựa chọn sử dụng giáo viên, công nhân viên, bố trí công việc chức trách phù hợp với năng lực hoàn cảnh của từng người, thúc đẩy họ lao động sƣ phạm có hiệu quả.

10. Hỗ trợ khích lệ giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm sƣ phạm, khuyến khích giáo viên tổng kết và làm theo kinh nghiệm giáo dục tiên tiến.

11. Đảm bảo thực hiện tốt chỉ tiêu tuyển sinh mà cấp trên giao cho trường.

12. Xây dựng tập thể người học có động cơ và ý chí tự học, tự giáo dục.

Chú ý các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, giao lưu của học sinh.

13. Giúp đỡ học sinh nghèo vƣợt khó trong học tập; bồi dƣỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, làm tốt công tác hướng nghiệp cho học sinh, chú ý kết hợp giáo dục và lao động sản xuất trong nhà trường theo các điều kiện hiện thực vừa sức với học sinh. Tập dƣợt cho học sinh yêu thích và thực hiện các nghiên cứu xã hội, tự nhiên ở địa phương phù hợp với nội dung đào tạo và trình độ của học sinh.

14. Theo dõi có hệ thống các thế hệ học sinh vào trường, ra trường, tổ chức mối liên hệ giữa nhà trường với học sinh đã ra trường thông qua ban liên lạc cựu học sinh nhà trường.

15. Xây dựng mối quan hệ tốt với tổ chức cha mẹ học sinh trong trường phối hợp thực hiện việc giáo dục học sinh và xây dựng phát triển nhà trường.

Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục: phát huy ảnh hưởng của nhà trường vào cộng đồng và huy động cộng đồng tích cực tham gia xây dựng nhà trường.

16. Quản lý tốt cơ sở vật chất – sư phạm của nhà trường, thực hiện sự đồng bộ về các yêu cầu sƣ phạm, kinh tế, kỹ thuật đặt ra cho yếu tố thiết bị dạy học.

17. Xây dựng môi trường sư phạm của nhà trường (môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong khuôn viên nhà trường và không gian bao quanh trường) đạt tới trạng thái tốt cho yêu cầu thực hiện các mục tiêu giáo dục rèn luyện phát triển nhân cách học sinh.

18. Quản lý công tác tài chính trường học theo đúng quy chế đã ban hành và thực sự tạo ra sự thúc đẩy cho mục tiêu phát triển nhà trường ngắn hạn và dài hạn, cải tiến công tác hành chính văn thư của nhà trường đạt tới các sự thuận tiện trong quan hệ nội bộ và quan hệ với bên ngoài.

19. Chú ý công tác thi đua, khen thưởng trách phạt nghiêm minh kịp thời trong tập thể sƣ phạm và tập thể học sinh.Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ trường học thường xuyên.

20. Xây dựng nếp văn hóa nhà trường, truyền thống nhà trường (nên có phòng truyền thống phản ánh lịch sử của nhà trường); tổ chức tập thể sư phạm của nhà trường thành tổ chức biết học hỏi, chú ý công tác thông tin quản lý giáo dục EMIS trong nhà trường; không ngừng hoàn thiện cơ chế quản lý nhà trường và quy chế hoạt động nhà trường phù hợp với sự quản lý của ngành và lãnh thổ.

Như vậy, hiệu trưởng là thủ trưởng của cơ sở giáo dục, có trách nhiệm và quyền hạn cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giáo dục, chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trong quá trình lãnh đạo nhà trường thực hiện các nhiệm vụ và có trách nhiệm biến chương trình, kế hoạch

của cấp trên thành chương trình, kế hoạch cụ thể của nhà trường. Từ đó xác định các biện pháp và những bước đi cụ thể phù hợp với đặc điểm tình hình và điều kiện của đơn vị. Đối với tổ chuyên môn, hiệu trưởng quản lý, chỉ đạo gián tiếp thông qua tổ trưởng và vẫn có quyền quyết định cao nhất trong việc điều chỉnh hoạt động tổ chuyên môn.

1.4.2. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn trong trường THPT là tác động có định hướng của người hiệu trưởng thông qua lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn nhằm tận dụng các nguồn lực của nhà trường hướng vào nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường trung học phổ thông.

Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT bao gồm: Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn; Quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên trong tổ chuyên môn; Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của tổ; Quản lý việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy của tổ chuyên môn trong nhà trường

1.4.2.1. Quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn

Lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn là công việc quản lý của người tổ trưởng chuyên môn cần phải làm ở đầu năm học mới. Nhiệm vụ của người hiệu trưởng là chỉ đạo và quản lý công tác lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn đảm bảo sự phù hợp, sự thống nhất trong toàn bộ các tổ chuyên môn trong trường, đồng thời đảm bảo hiệu quả của công tác quản lý chỉ đạo của hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn và đối với hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

Có thể nói rằng, lập kế hoạch là khâu đầu tiên nhƣng giữ vai trò định hướng và quyết định cho toàn bộ thành công đối với hoạt động chuyên môn của nhà trường. Nếu người hiệu trưởng không có sự chỉ đạo quản lý thống nhất chặt chẽ thì hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường không đƣợc đồng bộ, không đƣợc thống nhất và không có hiệu quả từ đó hạn chế chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường.

Nội dung quản lý lập kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng Trung học Phổ thông bao gồm:

- Quán triệt đến cán bộ, giáo viên nhiệm vụ năm học, thuận lợi và khó khăn của nhà trường, mục tiêu của nhà trường

- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phân công nhiệm vụ cho giáo viên trong tổ

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn và các giáo viên xây dựng kế hoạch chi tiết - Duyệt kế hoạch tổ chuyên môn

- Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch - Dự sinh hoạt cùng tổ chuyên môn

- Phân công phó hiệu trưởng dự sinh hoạt cùng tổ chuyên môn 1.4.2.2. Quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

Đối với tổ chuyên môn thì sinh hoạt chuyên môn của tổ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nâng cao chất lƣợng dạy học. Sinh hoạt của tổ chuyên môn có tốt thì chất lƣợng giảng dạy trên lớp của giáo viên trong tổ mới đƣợc nâng cao. Để thực hiện nâng cao chất lƣợng sinh hoạt tổ chuyên môn, hiệu trưởng cần làm nhiều công việc như: Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thực hiện, sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề, thảo luận nội dung bài khó theo từng chương từng bài phù hợp với xu hướng đổi mới giáo dục

Quản lý nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn của hiệu trưởng bao gồm các nội dung sau:

- Thống nhất với tổ trưởng chuyên môn ngay từ đầu năm về thời gian biểu sinh hoạt tổ chuyên môn theo điều lệ trường Phổ thông

- Tổ chức cho giáo viên toàn trường học tập lại những quy chế chuyên môn theo quy định của Bộ.

- Thống nhất nội dung sinh hoạt tháng với tổ chuyên môn, tổ chức các giờ thao giảng rút kinh nghiệm những bài khó của bộ môn

- Hiệu trưởng thông qua kế hoạch hoạt động chuyên môn tháng của nhà trường

- Hiệu trưởng lên kế hoạch các nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo kì học, năm học

1.4.2.3. Quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên trong tổ chuyên môn Nội dung quản lý bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên ở tổ chuyên môn của hiệu trưởng bao gồm:

- Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng nội dung bồi dƣỡng - Quản lý hoạt động sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn - Chỉ đạo tổ chuyên môn sinh hoạt theo cụm trường

- Chỉ đạo tổ chuyên môn chú trọng vào các nội dung bồi dƣỡng có liên quan đến đổ mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá

- Hiệu trưởng phân công các phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn để tổ chức thi kiểm tra trình độ, khảo sát năng lực giáo viên hàng năm

- Hiệu trưởng căn cứ kế hoạch năm học để lên kế họach đánh giá các đề tài sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên

- Hiệu trưởng xây dựng đội ngũ cốt cán bằng việc lên kế hoạch, tạo điều kiện để giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ

1.4.2.4. Kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của tổ và hoạt động đánh giá của giáo viên đối với học sinh ở tổ chuyên môn

Kiểm tra đánh giá là chức năng quan trọng trong quản lý và đồng thời là điểm khởi đầu làm tiền đề cho việc ra quyết định, lập kế hoạch... Đó là công việc đo lường và điều chỉnh các hoạt động trong nhà trường, là việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu đạt được của nhà trường nhằm tìm ra những mặt ƣu điểm, hạn chế để điều chỉnh kế hoạch sự quản lý lãnh đạo trong nhà trường. Quy chế chuyên môn của tổ là cơ sở pháp lý để thực hiện và duy trì các hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn và của mỗi một giáo viên trong tổ chuyên môn. Việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ là pháp lệnh đồng thời là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi giáo viên trong tổ chuyên môn.

Chất lƣợng hoạt động tổ chuyên môn và của tổ chuyên môn đến đâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó một yếu tố quan trọng là việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ. Chính vì vậy quản lý của hiệu trưởng đối với việc thực hiện quy chế chuyên môn có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của nhà trường mà tổ chuyên môn là đơn vị cơ bản.

Nội dung quản lý kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ của người hiệu trưởng bao gồm các nội dung sau:

- Kiểm tra đánh giá dựa trên kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn - Kiểm tra đánh giá thông qua các sổ theo dõi

- Kiểm tra đánh giá qua hoạt động dự giờ

- Kiểm tra đánh giá dựa trên kết quả đạt đƣợc của học sinh

- Kiểm tra đánh giá dựa trên phiếu nhận xét của của giáo viên trong tổ/nhóm chuyên môn

Nội dung quản lý kiểm tra đánh giá của giáo viên đối với học sinh ở tổ chuyên môn bao gồm:

- Quán triệt với giáo viên quy định về kiểm tra đánh giá học sinh

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn thống nhất nội dung dạy học và chương trình kiểm tra đánh giá ở các khối lớp

- Chỉ đạo phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn thành lập ngân hàng đề thi từ đầu năm học

- Hiệu trưởng trực tiếp quản lý các kỳ thi khảo sát, thi học kỳ của các khối lớp

- Kiểm tra việc chấm trả bài, cho điểm vào sổ của giáo viên trong nhà trường theo kế hoạch

1.4.2.5. Quản lý việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy của tổ chuyên môn trong nhà trường

Trong nhà trường hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản, chất lượng của hoạt động dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có một yếu tố cơ bản là thiết bị đồ dùng dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập của nhà trường. Việc đổi mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, tôn trọng hoạt động của người học phải có một tiền đề cơ bản đó là cơ sở vật chất thiết bị dạy học trong nhà trường. Sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học cho mỗi giáo viên là một trong những nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn mà người tổ trường chuyên môn phải quan tâm. Có thể nói rằng, nếu sử dụng thiết bị dạy học đúng hướng, đúng mục đích thì sẽ nâng cao được hiệu quả chất lượng hoạt động dạy học trong nhà trường. Vì vậy quản lý việc sử dụng thiết bị dạy học (tự tạo hoặc hiện đại) của người hiệu trưởng là một trong những nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT lập thạch tỉnh vĩnh phúc (LV01655) (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)