Khách thể khảo sát và địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT lập thạch tỉnh vĩnh phúc (LV01655) (Trang 47 - 53)

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.1.5. Khách thể khảo sát và địa bàn nghiên cứu

Điều tra 216 cán bộ quản lý và giáo viên của 6 trường THPT Huyện Lập Thạch (21 là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; 26 tổ trưởng, 52 tổ phó và 117 giáo viên).

2.1.5.2. Địa bàn khảo sát - các trường THPT huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc

Huyện Lập Thạch có 6 trường THPT trong đó có 2 trường đạt Chuẩn Quốc gia. Tổng số học sinh là 3879, số lớp là 120. Trong 3 năm trở lại đây, do

đặc điểm phát triển dân số nên quy mô giáo dục của các nhà trường tương đối ổn định. Trong những năm qua, khối trường THPT Huyện Lập Thạch đã thực hiện tốt mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, góp phần quan trọng cho việc đào tạo nguồn nhân lực của địa phương. Trong sự phát triển chung của sự nghiệp giáo dục đào tạo Tỉnh Vĩnh Phúc, của Huyện Lập Thạch , các trường THPT đã đạt được những thành tích nhất định:

Bảng 2.1: Loại hình, quy mô trường lớp

TT Trường Loại

hình

Số lớp Số học sinh

K10 K11 K12 Tổng K10 K11 K12 Tổng 1 Ngô Gia Tự Công

lập 10 10 10 30 349 320 295 964

2 Liễn Sơn Công

lập 8 8 8 24 276 255 256 787

3 Triệu Thái Công

lập 7 7 7 21 226 220 214 660

4 Văn Quán Công

lập 5 5 5 15 169 156 148 473

5 Trần Nguyên Hãn Công

lập 6 6 6 18 212 207 199 618

6 Thái Hòa Công

lập 4 4 4 12 132 126 119 377

Tổng 40 40 40 120 1364 1284 1231 3879

Nguồn: Phòng Giáo dục TrH- Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Qua thống kê số liệu ở bảng 2.1 ta thấy số lƣợng học sinh, quy mô lớp học của các trường THPT Huyện Lập Thạch ở mức trung bình. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý trong nhà trường.

Bảng 2.2: Chất lượng giáo dục THPT

Tốt Khá T.Bình Yếu Giỏi Khá T.Bình Yếu-Kém

2010-2011 99,7 81,5 38 39 28 29 4 6 27 58 9

2011-2012 99,63 88,7 41 38 35 22 5 8 30 54 8

2012-2013 99.86 94,15 39 41 35 20 4 8.4 29 52 10.6

2013-2014 99.57 96,54 41,6 40 32 22 6 8.2 32 49 10.8

2014-2015 99,81 99,76 42,7 41 35 20 4 8 31 51 10

Hạnh kiểm Học lực

Năm học HS lên lớp

Tỉ lệ đỗ TN

Tỉ lệ đỗ , ĐH-CĐ

Nguồn: Phòng Giáo dục TrH- Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Nâng cao chất lƣợng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi nhà trường. Trong những năm qua, ngành giáo dục Tỉnh Vĩnh Phúc đã có những định hướng, giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường. Qua thống kê số liệu ta thấy chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh các trường THPT Huyện Lập Thạch được nâng cao và có hướng phát triển tích cực. Kết quả đó thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của các nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học

Bảng 2.3: Cơ sở vật chất

STT Trường Diện tích (m2)

Phòng học văn hoá

Phòng bộ môn

Thƣ viện

Phòng Thí nghiệm

Nhà thể chất

1 Ngô Gia Tự 24.556 30 8 1 1 1

2 Liễn Sơn 25.223 24 4 1 1 0

3 Triệu Thái 35.250 30 4 1 1 0

4 Văn Quán 37.750 30 4 1 1 0

5 Trần Nguyên Hãn 25.250 26 4 1 1 0

6 Thái Hòa 29.562 4 4 1 0 0

Tổng 177.591 144 28 6 5 1

Nguồn: Phòng KH-Tài chính- Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Qua thống kê số liệu ta thấy các trường THPT Huyện Lập Thạch được đầu tƣ xây dựng đáp ứng đủ số phòng học học 2 buổi văn hóa/ngày. Các nhà trường đã và đang đầu tư cho các phòng học chức năng, phòng học bộ môn để nâng cao hơn nữa việc ứng dụng công nghệ, đổi mới phương pháp dạy học. Các nhà trường đã tham mưu cho các cấp chính quyền và được chấp nhận về chủ trương mở rộng diện tích theo quy định của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Bảng 2.4: Thực trạng đội ngũ các nhà trường

STT Trường Tổng số

Số lƣợng Trình độ Thâm niên công tác giáo

viên BGH TT Đạt chuẩn

Trên chuẩn

Đến 10 năm

Trên 10 năm

1 Ngô Gia Tự 78 69 4 5 63 15 57 21

2 Liễn Sơn 71 62 4 5 61 10 55 16

3 Triệu Thái 66 58 4 4 59 7 56 10

4 Văn Quán 58 51 3 4 53 5 50 8

5 Trần Nguyên Hãn 64 57 3 4 56 8 53 11

6 Thái Hòa 52 45 3 4 48 4 45 7

Tổng 389 342 21 26 340 49 316 73

Nguồn: Phòng Giáo dục TrH- Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Bảng 2.5: Thực trạng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

TT Đơn vị SL tổ trưởng

Trình độ Số năm làm tổ trưởng

Đã đạt danh hiệu giáo

viên giỏi

Năng lực quản lý Đạt

chuẩn

Trên

chuẩn 1-5 6-10

Trên 10 năm

Đi thi giáo viênG

Bồi dƣỡng

HSG

Khá Giỏi

1 Ngô Gia Tự 5 3 2 4 1 0 5 5 2 3

2 Liễn Sơn 5 2 3 3 2 0 3 3 3 2

3 Triệu Thái 4 2 2 3 1 0 2 3 3 1

4 Văn Quán 4 1 3 2 2 0 2 3 3 1

5 Trần Nguyên Hãn 4 3 1 2 2 0 3 3 2 2

6 Thái Hòa 4 2 2 3 1 0 1 3 3 1

Tổng 26 13 13 6 0 16 20 16 10

Nguồn: BC tổng kết các Trường THPT trên địa bàn huyện Lập Thạch Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy ở các đơn vị nhà trường, số cán bộ là tổ trưởng chuyên môn có trình độ trên chuẩn khá cao (13/26). Nhiều tổ trưởng là giáo viên giỏi, nhiều tổ chuyên môn đạt thành tích xuất sắc. Qua bảng số liệu ta thấy thời gian làm tổ trưởng chuyên môn của nhiều tổ trưởng chưa nhiều, do vậy việc tích lũy kiến thức quản lý còn hạn chế.

Để có cái nhìn đầy đủ, khách quan hơn về năng lực quản lý tổ chuyên môn, chúng tôi tiến hành khảo sát điều tra 26 tổ trưởng, 52 tổ phó chuyên môn, kết quả khảo sát nhƣ sau:

Bảng 2.6: Khảo sát trình độ quản lý của tổ trưởng chuyên môn

STT Nội dung

Ý kiến đánh giá Có Không Ý kiến

khác 1 Tổ trưởng, tổ phó,nhóm trưởng chuyên môn

đƣợc tập huấn, trang bị kiến thức về công tác quản lý tổ chuyên môn

55 23 0

2 Mức độ thường xuyên của việc bồi dưỡng 10 68 0

kiến thức về công tác quản lý tổ, nhóm chuyên môn

3 Những kiến thức về công tác quản lý tổ chuyên môn đƣợc bồi dƣỡng đáp ứng đƣợc việc quản lý tổ chuyên môn

44 32 0

4 Những kiến thức về công tác quản lý tổ chuyên môn thường xuyên được cập nhật, bổ sung trong các đợt bồi dƣỡng giáo viên

24 56 0

5 Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn được trao đổi, học tập các mô hình quản lý tổ chuyên môn hiệu quả

7 71 0

Qua điều tra thực trạng,chúng tôi cũng nhận thấy tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn các nhà trường đã được tập huấn, tham gia các lớp bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý. Tuy nhiên các nội dung bồi dƣỡng chưa đạt yêu cầu, mức độ thường xuyên chưa cao, nhiều đồng chí mới được bổ nhiệm nên chƣa đƣợc tham gia tập huấn nghiệp vụ quản lý. Năm 2013 Sở GD&ĐT có tổ chức tập huấn cho công tác quản lý của tổ trưởng nhưng thời gian ngắn và chƣa có thời gian thực nghiệm. Do vậy khi quản lý tổ chuyên môn, đội ngũ cán bộ tổ chuyên môn các nhà trường gặp rất nhiều những khó khăn. Trong các nhà trường, do chưa được trang bị kiến thức và nghiệp vụ quản lý nên hoạt động quản lý của một số tổ chuyên môn nhiều khi mang tính kinh nghiệm. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy các nhà trường quản lý hoạt động tổ chuyên môn không giống nhau, quan điểm quản lý hoạt động tổ chuyên môn chƣa thực sự thống nhất và đồng bộ. Nguyên nhân do đặc điểm cụ thể mỗi nhà trường và quan điểm,cách thức quản lý của mỗi hiệu trưởng.

Chính vì vậy chúng tôi thấy cần có những biện pháp quản lý thống nhất để tổ chuyên môn phát huy đƣợc vai trò, vị trí của mình trong hoạt động chuyên môn ở mỗi nhà trường.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường THPT lập thạch tỉnh vĩnh phúc (LV01655) (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)