Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH PHÚC
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường
3.2.3. Chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn chú trọng đổi mới phương pháp dạy học
3.2.3.1. Mục đích biện pháp
Trong thực tiễn dạy học, tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn một cách cụ thể và có hiệu lực. Đây cũng là nơi quản lý trực tiếp công tác bồi dƣỡng giáo viên và phát hiện ra những điểm mạnh - yếu, thuận lợi, khó khăn của việc thực hiện các mục tiêu dạy học.
Một thực tế hiện nay là sinh hoạt tổ chuyên môn ở các trường THPT chủ yếu là sinh hoạt hành chính khi tổ chuyên môn phổ biến những công việc cụ thể mà nhà trường đã truyền đạt. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn nghèo nàn, tổ trưởng chuyên môn không hoạch định được nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn của tổ mình. BGH trong các nhà trường thường phó mặc việc điều hành mọi hoạt động cho tổ. Mặt khác nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của sinh hoạt chuyên môn chƣa cao.
Mục tiêu của biện pháp đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn trước hết là nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về nội dung hoạt chuyên môn. Bên cạnh đó mục tiêu của biện pháp còn nhằm nâng cao chất lƣợng sinh hoạt chuyên môn. Đƣa hoạt động sinh hoạt chuyên môn trở nên thiết thực, hiệu quả hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học là nội dung đang được triện khai rộng khắp trong thực tiễn giáo dục. Sinh hoạt tổ chuyên môn phải hướng đến mục đích nâng cao nhận thức và hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
Nghiên cứu văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học, các nội dung liên quan đến công tác tổ chuyên môn, các nội dung đổi mới phương pháp dạy học.
Phân công các tổ chuyên môn xây dựng kế thực hiện đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong đó chú trọng đổi mới phương pháp dạy học.
Thực nghiệm việc sinh hoạt tổ chuyên môn, rút kinh nghiệm và hoàn thiện nội dung sinh hoạt chuyên môn theo hướng đổi mới.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Các văn bản chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường cần đƣợc triển khai sớm, có mục tiêu cụ thể, đảm bảo tính thống nhất
Tổ trưởng chuyên môn cần bao quát được nhiệm vụ năm học, nắm được những điểm mạnh và những hạn chế của nhà trường, của tổ chuyên môn và giáo viên trong tổ do mình phụ trách. Xây dựng đƣợc nội dung sinh hoạt tổ thiết thực, hiệu quả, có sức hút.
Giáo viên thống nhất, tích cực tham gia đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học
Các yếu tố cơ sở vật chất hỗ trợ sinh hoạt tổ chuyên môn nhƣ máy chiếu, máy tính, các tài liệu, tư liệu.. để hỗ trợ hoạt động đổi mới phương pháp.
3.2.3.4. Biện pháp thực hiện biện pháp
* Bước 1: Tổ chức tập huấn đối với đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn
Ngay từ đầu năm học, cần tập huấn với đội ngũ tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn về đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, cách thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn, các yêu cầu về đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp giảng dạy. Việc tập huấn có thể căn cứ vào kế
hoạch bồi dƣỡng hè đối với giáo viên của Sở GD&ĐT hoặc mỗi đơn vị có thể tự tổ chức nhƣ một hình thức trao đổi chuyên môn nghiệp vụ.
* Bước 2: Triển khai sinh hoạt tổ chuyên môn
Để sinh hoạt tổ chuyên môn trong nhà trường thực sự có chất lượng, hiệu quả, góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng dạy và học thì cần tổ chức thực hiện như sau: Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phải thống nhất với tổ chuyên môn để sắp xếp lịch sinh hoạt tổ chuyên môn và đƣợc thể hiện trên thời khóa biểu của nhà của nhà trường. hiệu trưởng phải thống nhất được với tổ chuyên môn nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo từng tuần, từng tháng. Quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nhà trường, địa phương về giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức của giáo viên về nhiệm vụ giáo dục. hiệu trưởng giao nhiệm vụ cho Tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm về nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn của mình, trong đó thống nhất trong toàn tổ những quy định về nội dung chương trình giảng dạy - ngoại khoá. Thống nhất các loại hồ sơ chuyên môn, phương pháp và nội dung giáo án bộ môn ở tất cả các giáo viên, quy trình đánh giá xếp loại giờ dạy, nội dung kiểm tra, cho điểm, đánh giá, phân loại học sinh, lựa chọn phương pháp giảng dạy đối với bộ môn. Rà soát chương trình để thống nhất những tiết giảng có đồ dùng thí nghiệm, làm mới, hoặc bổ sung để giảng dạy. Những chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, cập nhật nội dung khoa học. Bàn bạc, rút kinh nghiệm dạy học sinh giỏi, khá, phụ đạo học sinh kém. Trao đổi kinh nghiệm kiểm tra, đánh giá, ôn luyện thi. Thống nhất mục đích yêu cầu của từng tiết giảng trong chương trình và nội dung hình thức bài soạn của tổ. Trao đổi thảo luận những bài giảng khó trong chương trình, những đề thi tuyển sinh khó. Sinh hoạt tổ chuyên môn phải bàn bạc, thống nhất về chuyên môn, mang tính chuyên môn hoá, tính đặc thù của từng bộ môn. Khi quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn cần
các quy định quy chế chuyên môn. Tổ chức cho giáo viên bàn bạc, thống nhất để xây dựng kế hoạch thực hiện đƣợc những mục tiêu chuyên môn mà nhà trường đã giao cho tổ, nhóm chuyên môn. Tổ chức cho giáo viên trong tổ bàn bạc, thống nhất chương trình giảng dạy, yêu cầu của từng chương, bài, dạy cụ thể theo khối lớp. Thống nhất đƣợc tổ chức hoạt động chuyên môn nội - ngoại khoá. Kiểm tra, đánh giá, bồi dƣỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
Thống nhất chương trình ôn tập, nâng cao hệ thống kiến thức cho học sinh.
Chỉ đạo và giám sát đƣợc các khâu soạn, giảng, chấm, chữa bài. Đánh giá của giáo viên đối với học sinh một cách thường xuyên, có chất lượng, đúng và phù hợp với chương trình. Từ đó nắm bắt được chất lượng học tập của học sinh để có biện pháp giảng dạy phù hợp, đáp ứng yêu cầu của người học.
Thực hiện chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học. Lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù bộ môn, đối tượng học sinh, điều kiện trường, lớp cụ thể. Có như vậy thì mới nâng cao được chất lượng dạy học. Thống nhất thực hiện và sử dụng đồ dùng dạy học để ứng dụng phương tiện dạy học hiện đại vào nhà trường. Tổ chức sinh hoạt học thuật chia sẻ với đồng nghiệp các kiến thức và kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, trau dồi kiến thức sƣ phạm sao cho tổ chuyên môn là nơi để các giáo viên có điều kiện tự học, tự bồi dƣỡng, đúc kết kinh nghiệm của bản thân và chia sẻ với tập thể. Quản lý hoạt động giáo dục nhƣ chủ nhiệm lớp, sinh hoạt giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp cho HS; giáo dục học sinh cá biệt nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trong nhà trường. Trong các buổi họp tổ trưởng chuyên môn đầu tháng hiệu trưởng uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng chuyên môn nhắc lại toàn bộ những hoạt động chuyên môn của trường trong tháng theo kế hoạch đã vạch ra rồi từ đó bàn bạc để thực hiện trên từng tuần cụ thể trong tháng. Các Tổ trưởng chuyên môn phải nắm bắt để triển
khai và hoạt động tổ. Kế hoạch tổ chuyên môn phải thống nhất với kế hoạch của các tổ chức khác và với kế hoạch nhà trường
Đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm phát triển chuyên môn cho giáo viên: Xây dựng các chủ để sinh hoạt chuyên môn đa dạng, theo nhu cầu phát triển giáo viên, cách dạy các bài dài, bài khó. Đổi mới phương pháp dạy học các chuyên đề nâng cao. Cách thức phát hiện, bồi dƣỡng học sinh giỏi.. Xây dựng chương trình sinh hoạt chủ đề khoa học: Làm rõ mục tiêu, nội dung chính, thời gian, địa điểm, người phụ trách, cách tiến hành. Có kĩ năng tổ chức sinh hoạt chuyên môn: Đúng giờ, hướng tới mục tiêu, khêu gợi ý kiến phát biểu; giải quyết xung đột, đƣa ra đƣợc các kết luận khoa học. Tăng cường sinh hoạt nhóm chuyên môn theo cụm trường, tổ chức giao lưu chuyên môn với trường bạn
Tăng cường khả năng làm việc nhóm trong sinh hoạt tổ chuyên môn.
Phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò của mỗi giáo viên trong tổ chuyên môn. Tạo sự đồng thuận, chia sẻ và hợp tác với tinh thần đồng chí. Phát huy tốt vai trò của tổ trưởng chuyên môn
Hiệu trưởng uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn thường xuyên đi dự các buổi sinh hoạt ở các tổ chuyên môn để nắm bắt tình hình.