Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN LẬP THẠCH - TỈNH VĨNH PHÚC
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng trường
3.2.2 Quản lý hoạt động dạy học ở tổ chuyên môn chú trọng đến việc bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ
3.2.2.1 Mục đích biện pháp
Chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên là yếu tố quyết định đến hiệu quả dạy và học. Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cần diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong quản lý nhà trường,chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hoạt động dạy học chú trọng đến việc bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ là yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lƣợng đội ngũ
Quản lý hoạt động dạy học chú trọng đến việc bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ hướng tới mục đích đào tạo giáo viên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về công tác giáo dục.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
hiệu trưởng cần nghiên cứu các văn bản về triển khai nhiệm vụ năm học, đặc biệt là các văn bản liên quan đến đào tạo bồi dƣỡng giáo viên. Phân công nhiệm vụ cho tổ chuyên môn trong việc quản lý hoạt động dạy học.
Trong quá trình quản lý cần chú trọng nội dung bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Xây dựng, bổ sung các nội dung, yêu cầu, các tiêu chí về chuyên môn nghiệp vụ mà người giáo viên cần phải có. Trao đổi, bàn bạc trong nhà trường, thống nhất trong chỉ đạo và thực hiện công tác quản lý hoạt động dạy học theo hướng bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên
3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Quản lý hoạt động dạy học cần tuân thủ các quy định của ngành, của đơn vị. Việc quản lý cần tập trung, thống nhất. Các tổ chuyên môn cần coi
đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. Xây dựng được những tiêu chuẩn, tiêu chí cần có đối với giáo viên. Hệ thống những yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ cần có đối với giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ. Tổ chức trao đổi, thảo luận để thống nhất trong toàn đơn vị. Tạo những điều kiện cần thiết về tài liệu, cơ sở vật chất để giáo viên nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
3.2.1.4. Cách thức tiến hành biện pháp
* Bước 1: Quán triệt nhiệm vụ năm học.
Ngay từ đầu năm, nhà trường cần phải tập trung toàn bộ giáo viên để học tập tất cả các văn bản, Nghị quyết, quy định đối với giáo viên, nhà trường và giáo dục. Phổ biến và quán triệt tình hình nhiệm vụ năm học của ngành đến tận các giáo viên trong nhà trường. Xác định yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ là điều kiện quan trọng, là yêu cầu không thể thiếu đối với giáo viên
* Bước 2: Xây dựng những tiêu chí, tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ + Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy, giáo dục.
+ Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học theo quy định.
+ Kiểm tra học sinh và chấm bài theo quy định.
+ Bảo đảm thực hành thí nghiệm.
+ Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn theo quy định.
+ Tự bồi dƣỡng và tham dự các hình thức bồi dƣỡng nghiệp vụ.
+ Thực hiện các quy định dạy thêm, học thêm
- Thống nhất quan điểm chỉ đạo giữa BGH nhà trường với các tổ chuyên môn với những điểm sau đây:
+ Quy định 100% giáo viên phải có bài soạn mới trước khi đến lớp, bài soạn phải ghi rõ ngày tháng soạn.
+ Tất cả giáo viên phải lên lịch báo giảng trước 1 tuần và để lịch báo giảng tại phòng bộ môn của tổ.
+ Thống nhất thời điểm kiểm tra, thanh tra giáo viên.
+ Thống nhất thời gian thao giảng, dự giờ, thăm lớp đối với giáo viên và quy định mỗi giáo viên phải tham gia thao giảng 2 tiết/năm học. Mỗi giáo viên trong tổ phải dự giờ đồng nghiệp ít nhất 2 tiết/năm học.
Các tổ chuyên môn cho giáo viên học lại những quy định ghi sổ đầu bài, cho điểm vào sổ và thống nhất lại cơ số điểm tối thiểu đối với bộ môn của tổ mình. Cho giáo viên trong tổ và bàn bạc và học tập lại quy định của quy chế 58 về cách đánh giá xếp loại học sinh.
* Bước 3: Tổ chức quản lý hoạt động chuyên môn
Sau khi đã đƣợc học tập thống nhất lại những quy định làm việc giữa hiệu trưởng đối với giáo viên, trong quá trình chỉ đạo, hiệu trưởng tiến hành chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hoạt động dạy học theo hướng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên nhƣ sau:
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình của giáo viên. Chấn chỉnh những hoạt động chƣa phù hợp
Tổ chức bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Về bồi dƣỡng chuyên môn: Tạo điều kiện để giáo viên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó coi trọng công tác tự bồi dƣỡng nhƣ tự giải các bài tập trong sách giáo khoa, các đề thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi, các đề thi Đại học, cao đẳng. Về nghiệp vụ: Chú trọng các kỹ năng sƣ phạm của giáo viên nhƣ ứng xử sƣ phạm, xử lý tình huống, tƣ vấn tâm lý, tƣ vấn nghề nghiệp, giới tính….
* Biện pháp 4: Quản lý công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên Tự học, tự bồi dƣỡng của giáo viên là yếu tố quan trọng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Để quản lý tốt đƣợc công tác tự học, tự bồi dƣỡng ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng cùng với BGH Nhà trường và các Tổ trưởng chuyên môn phải bàn bạc thống nhất lên kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho giáo viên. Cùng với tổ trưởng, hiệu trưởng xem xét trong tổ chuyên môn ai có nhu cầu đi đào tạo trên chuẩn, đào tạo ngắn hạn, dài hạn và có chế độ chính sách động viên khuyến khích giáo viên tham gia các lớp học. Phải coi vấn đề bồi dưỡng thường xuyên nâng cao nghiệp vụ là quyền lợi và nghĩa vụ đối với mọi giáo viên. hiệu trưởng và tổ chuyên môn phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho giáo viên yên tâm đi học. hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn bàn bạc lên kế hoạch cụ thể cho từng giáo viên nghiên cứu những vấn đề cần thiết để thảo luận trước tổ trong buổi họp chuyên môn như những bài giảng khó, phương pháp dạy học mới, khuyến khích dạy học giáo án điển tử những chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy, cập nhật kiến thức khoa học. Từ đó các giáo viên đƣợc phân công chịu trách nhiệm giảng dạy hoặc nêu vấn đề để cả tổ cùng bàn bạc thảo luận đi đến nhất trí chung. Vào đầu năm học hiệu trưởng cùng với tổ chuyên môn bàn bạc, phân công giáo viên có năng lực phụ trách đội tuyển học sinh giỏi. hiệu trưởng có kế hoạch chỉ đạo tổ chuyên môn phân công giúp đỡ lẫn nhau trong chuyên môn hiệu trưởng cần phải giảm số giờ theo quy định để giáo viên đang tập sự có điều kiện dự giờ, học hỏi đồng nghiệp. Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn cho các cá nhân trong tổ đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm trong năm. Phải coi việc viết sáng kiến kinh nghiệm là việc làm bắt buộc đối với tất cả các giáo viên và là tiêu chí xếp loại thi đua đối với từng tổ và cá nhân.
Sáng kiến kinh nghiệm phải đi vào thực chất và cần đƣợc đánh giá nghiêm túc. Mỗi cá nhân trong tổ đều phải xây dựng kế hoạch và đăng ký tự học, tự
bồi dƣỡng, đăng ký tỷ lệ học sinh xếp loại khá giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, đăng ký đề tài sáng kiến kinh nghiệm cấp nào để hiệu trưởng và tổ chuyên môn theo dõi kiểm tra. Trong công tác quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp như ôn thi tốt nghiệp, phụ đạo học sinh yếu kém thì nhà trường cũng phải quản lý nghiêm túc nhƣ học nội khoá. Cụ thể là các tổ chuyên môn và các giáo viên dạy đề phải thống nhất chương trình giảng dạy ôn tập cho học sinh. Các buổi học đều có sổ đầu bài theo dõi chương trình học tập ngoại khoá nghiêm túc và có kiểm tra, lên thời khóa biểu theo quy định. Tất cả các giáo viên trong nhà trường đều phải có sổ dự giờ, tự bồi dưỡng. Đây là một loại hồ sơ bắt buộc đối với giáo viên.
Hàng năm cùng với Tổ trưởng chuyên môn, hiệu trưởng phải phân loại đánh giá năng lực của từng giáo viên trong tổ để phân công giáo viên giúp đỡ lẫn nhau về chuyên môn và có kế hoạch bồi dƣỡng giáo viên. Để phân loại đúng được giáo viên, hiệu trưởng phải tổng hợp qua nhiều kênh thông tin như dự giờ thăm lớp, dùng phiếu thăm dò học sinh, thông qua tổ chuyên môn, lấy ý kiến từ phía cha mẹ học sinh. Đây là việc làm rất cần thiết đối với hiệu trưởng các nhà trường trong việc quản lý giáo viên. Việc phân loại đúng giáo viên giúp hiệu trưởng phân công giảng dạy phù hợp, tổ chức bồi dưỡng giáo viên đúng năng lực làm cho công tác giảng dạy của giáo viên đáp ứng đƣợc yêu cầu của người học. Để từ đó nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường. Để tạo điều kiện tốt cho giáo viên trong công tác tự học, tự bồi dưỡng thì hiệu trưởng bàn bạc thống nhất trong BGH uỷ quyền cho Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có kế hoạch thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thi, hội giảng trong nhà trường như: chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề bồi dƣỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu - kém, chuyên đề trao đổi kinh nghiệm luyện thi tốt nghiệp và đại học, hội thi thao giảng giáo
chức hội thi làm đồ dùng dạy học, các chuyên đề ngoại khoá ở các bộ môn.
Tất cả các hoạt động này đều có tác dụng nâng cao năng lực dạy học của giáo viên. Vì vậy các tổ chuyên môn phải có kế hoạch cụ thể để tất cả các giáo viên tham gia. Sau mỗi lần tổ chức các hội thi đều phải rút kinh nghiệm, tổng kết khen thưởng để động viên khuyến khích mọi thành viên tham gia. Phân công hỗ trợ, kèm cặp giáo viên: Chọn người hỗ trợ đảm bảo yêu cầu: Có tinh thần hỗ trợ, được giáo viên tin tưởng, học hỏi lẫn nhau, tôn trọng đối tượng, biết cách hỗ trợ…Khi hỗ trợ cần theo các qui tắc nhƣ lắng nghe tích cực, thấu hiểu đối tƣợng, đƣa ra những kì vọng tích cực cho đối tƣợng, tạo ra các thử thách cho đối tượng được hướng dẫn, hướng họ suy nghĩ một cách có hệ thống. Khi hỗ trợ cần khêu gợi sự tự trọng, định hướng tư duy nhìn trước vấn đề, để người được hỗ trợ tự lựa chọn nội dung học tập. Chú trọng hỗ trợ giáo viên về một số nội dung: Đổi mới phương pháp, thiết kế bài dạy học theo phương pháp dạy học tích cực. Ứng dụng CNTT trong dạy học.
* Biện pháp 5: Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên
Tạo động lực cho đội ngũ giáo viên là yêu cầu quan trọng bởi động lực là nhân tố quan trọng tạo nên thành công. Nhà quản lý cần cung cấp cho giáo viên về tầm nhìn, sứ mạng, mục tiêu, các bước đi, các cơ hội, những thách thức và các giá trị mà trường sẽ đạt tới. Xác định các mục tiêu rõ ràng để mọi giáo viên thảo luận, chia sẽ và thống nhất tư tưởng. Khuyến khích tình thần hợp tác cùng phát triển. Phát hiện và tạo điều kiện phát triển năng lực tiềm tàng của đội ngũ giáo viên. Huấn luyện và hỗ trợ các điều kiện cho sự phát triển cá nhân về chuyên môn, nghiệp vụ. Phối hợp các chính sách cán bộ với lương thưởng…