SỰ TIẾP BIẾN VĂN HỌC PHI LÝ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 22 - 26)

CHƯƠNG 1. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG CỦA ĐỖ PHẤN NHÌN TỪ CẢM THỨC PHI LÝ

1.2. SỰ TIẾP BIẾN VĂN HỌC PHI LÝ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Trong thế giới phẳng của thời đại thông tin ngày nay, không có cái gì của loài người là xa lạ với một quốc gia, một dân tộc. Trên tinh thần đó, các trào lưu hiện đại chủ nghĩa của nghệ thuật phương Tây cũng không hề là thứ xa lạ với văn học nghệ thuật Việt Nam. Văn học phi lý cũng nằm trong số đó.

Là hiện tƣợng văn học độc đáo của thế kỉ XX, dù đã kết thúc vào khoảng cuối những năm 60 của thế kỉ XX nhƣng văn học phi lý vẫn thể hiện sức hút và tầm ảnh hưởng của nó ở dư âm để lại trong nền văn học của các nước trên thế giới nói chung và các nước châu Á, trong đó có Việt Nam nói riêng.

Trước năm 1975, văn học đô thị miền Nam chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh phương Tây đã thể hiện dấu ấn của nhân sinh quan hiện sinh và cảm thức phi lý trong sáng tác với nỗi cô đơn của những kẻ bị lưu đày giữa một thế giới xa lạ. Không thể không ghi nhận sự tiếp thu văn học phi lý, văn học hiện sinh của những tác giả ở vùng văn học miền Nam với những thành tựu lẫn hạn chế của nó.

Từ sau 1975 đến nay, dấu ấn văn học phi lý rõ nét hơn và cũng phong phú, đa dạng hơn trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Nguyễn Ngọc Tƣ, Nguyễn Danh Lam, Đỗ Phấn...Bức tranh văn học phi lý ở Việt Nam được hiện rõ hình khối, màu sắc, đường nét với những sự xuất hiện của thế hệ các nhà văn đương đại, đầu tiên phải kể đến Nguyễn Huy Thiệp.

Là một gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam đương đại và cũng là nhà văn của “những cái trớ trêu”, Nguyễn Huy Thiệp đã thoát ra những chuẩn mực đạo đức, luân lý thông thường để xác định diện mạo thật của cuộc sống.

19

Cuộc sống đâu chỉ có cái đẹp, cái cao cả nhƣ một thời văn học ta từng ngợi ca mà nó còn là một cõi tục hoang sơ, trì đọng, một thế giới hỗn tạp xô bồ “đất không có vua và biển không có thủy thần” với những sự ngẫu nhiên, vô trật tự, vô thường, phi lý. Trong mớ nhân sinh hỗn độn của “hiện thực thậm phồn”

ấy, Nguyễn Huy Thiệp đã “lột truồng con người ra và phơi bày toàn bộ sự đớn hèn của nó” lộ nguyên hình là những kẻ bị biến dạng, tha hóa. Từ đó, tác giả đã gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh cho sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức con người (Không có vua, Tướng về hưu). Trong những trang văn của Nguyễn Huy Thiệp, đó là những con người thuộc “thế hệ bỏ đi”, những con người “cứ mãi lạc loài”. Cái cô đơn của con người trong văn chương Nguyễn Huy Thiệp còn đƣợc thể hiện trong hành trình đi tìm câu trả lời cho câu hỏi mà trước đó Sartre đã từng khắc khoải: “Con người, anh là ai?”, đi tìm điều thiện, đi tìm cái đẹp của cuộc đời (Con gái thủy thần, Thương nhớ đồng quê, Chảy đi sông ơi, Những người thợ xẻ,...). Và đọng lại, có thể nói “Nguyễn Huy Thiệp đã gieo vào lòng người một niềm ray rứt không nguôi về tình trạng cô đơn bé nhỏ cùng sự bơ vơ thiếu vắng điểm tựa của con người” [59].

Một chân dung khác của chủ nghĩa hậu hiện đại, in đậm dấu ấn văn học phi lý là Phạm Thị Hoài. Những tác phẩm của chị nhƣ Thiên sứ, Thực đơn chủ nhật, Mê lộ... mang bóng dáng của Kafka và Camus khá rõ nét ở: cách đặt tên nhân vật (thày A.K - Truyện thầy A,K, kẻ sĩ Hà thành trùng tên với hai nhân vật của Kafka: JosepK. – Vụ án, K. – Lâu đài); chủ đề mê cung trong truyện Mê lộ, khái niệm “người không chứng chỉ” trong Thiên sứ,...Mặc dù có ý thức khai thác cái phi lý nhƣng “chƣa xử lí đƣợc vấn đề quan hệ giữa vốn sách vở với hiện thực sống mà khám phá của chị chƣa đạt đến độ sâu nhƣ mong đợi” [10, tr.36]

Nói đến ảnh hưởng của văn học phi lý trong văn học đương đại Việt Nam không thể không nhắc đến tên tuổi Tạ Duy Anh. Lướt qua một lượt chân

20

dung những nhân vật của Tạ Duy Anh sẽ thấy phần lớn chúng đều mang gương mặt khổ đau của những kiếp người gánh trên vai số kiếp nhọc nhằn với hàng loạt tai ương từ đâu rơi xuống: người cha (Bước qua lời nguyền, Vòng trầm luân trần gian, Ánh sáng nàng), Tạ Khổ (Lão Khổ), Tạ Đình (Tội tổ tông),...Trong thế giới nghệ thuật của mình, Tạ Duy Anh đã phát hiện không biết bao nhiêu nghịch lý và trái lẽ đẩy con người vào những bi kịch đớn đau.

Bị cầm tù trong những ảo tưởng và định kiến, những huyền thoại tự thêu dệt, con người ngày càng mất niềm tin về một thế giới hữu lý, khi nó cố gắng chống lại cái phi lý này thì lại nảy sinh những cái phi lý lớn hơn để rồi cuộc sống trở thành tấn bi hài kịch.

Mang hơi hướng Kafka rõ nhất trong sáng tác của Tạ Duy Anh phải kể đến Một câu chuyện cườiĐi tìm nhân vật. Người cha trong Một câu chuyện cười luôn linh cảm về một thời hạn lưu đày: “Ông luôn ở trong tâm trạng phấp phỏng chờ đợi điều gì đó” vừa mong ngóng vừa lo sợ. Suốt đời, ông lặp lại một vòng tuần hoàn: dậy sớm – mũ áo chỉnh tề, vừa uống hớp nước trà vừa ngóng ra cửa, tuồng như chỉ chờ một tiếng huýt sáo là ra đi”. Và

“suốt ngần ấy năm ông không hề đi đâu để phải ngủ đêm ở một nơi nào khác”. Thật phi lý khi điều khiến người cha chờ đợi năm này qua năm khác lại bắt đầu từ một mảnh giấy với dòng chữ xấu tệ hại: “Yêu cầu ông có mặt ở nhà để bất cứ khi nào cần chúng tôi sẽ gọi”. “Cái ngạc nhiên ở đây không phải vì phát giác ra trò đùa của chính nhân vật “tôi”- đứa con trai ngày bé mà là vì tại sao một mẩu giấy vớ vẩn, không có xuất xứ đáng tin lại có thể phá hoại hay chí ít cũng làm biến dạng một cuộc đời. Nỗi ngạc nhiên ấy giống nhƣ khi ta đọc Vụ án hay Trước cửa pháp luật của Kafka” [10, tr.62]. Sắc màu phi lý ở tiểu thuyết Đi tìm nhân vật là câu hỏi riết róng của nhà văn về bản ngã con người. Đến đây, Tạ Duy Anh đã bứt mình ra khỏi lối viết truyền thống, cảm thức về cái phi lý chi phối từ đầu đến cuối tiểu thuyết. Một

21

“không khí Kafka” bao trùm câu chuyện với không gian thời gian không xác định, với những con người bị mã hóa, bị photocopy, con người bất trắc trong hành xử. Bằng cái phi lý, nhà văn đã bày tỏ nỗi lo âu trước sự xuống cấp của ý thức người, không còn là dự báo như Kafka, Camus mà đã là những trải nghiệm thực tế.

Dấu ấn phi lý cũng thấp thoáng trong tiểu thuyết Cơ hội của chúa của Nguyễn Việt Hà với sự xa lạ, cô đơn của con người trước một xã hội nhiễu nhương phi lý. Nhân vật Hoàng ẩn hiện bóng dáng của Meursault trong Kẻ xa lạ của Camus. Là một thanh niên trí thức sống trong thời kinh tế thị trường nhưng anh ta dường như lạc lõng, xa lạ với hiện tại, không thuộc về quá khứ mà cũng chẳng mong đợi gì ở tương lai. Anh ta dửng dưng, cầm chừng, lửng lơ giữa tất cả: công việc, tình yêu, cuộc sống và tìm cách trốn tránh thực tại, trốn tránh những mặt xấu của xã hội trong thứ rƣợu Tây và ủ men tinh thần bằng những tư tưởng của đạo Thiên Chúa giáo.

Từ những năm đầu thế kỉ XXI, dấu ấn văn học phi lý còn đƣợc thể hiện rõ nét hơn trong những trang văn của Thuận, Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Ngọc Tƣ, Nguyễn Đình Tú,... Nhìn chung, điểm giao nhau trong những sáng tác mang dấu ấn phi lý của văn học đương đại là các nhà văn đã “đi từ cảm nhận thế giới là hỗn độn, vô trật tự, người ta chỉ cố gắng để thiết lập những trật tự nhỏ đến một kết luận khá bi đát: dường như không còn có thể dùng cái có lý để thắng cái phi lý. Đây là chỗ gặp gỡ với các nhà triết học hiện sinh phương Tây” [10, tr.35].

Tóm lại, văn học đương đại Việt Nam trong xu hướng hội nhập quốc tế đã tiếp thu ảnh hưởng của văn học phi lý ở tất cả bình diện nội dung tư tưởng và nghệ thuật thể hiện. Đồng thời, mỗi nhà văn với những phong cách và hướng tìm tòi riêng biệt đã tạo nên những “dấu vân tay – vân chữ” (Lê Đạt) khác nhau làm nên sự phong phú, đa dạng cho bức tranh hội nhập quốc tế.

22

Với Đỗ Phấn, một cây bút trẻ trong làng văn, dấu ấn phi lý là một hướng thể nghiệm mới mẻ.

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)