Quan niệm nghệ thuật

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 31 - 39)

CHƯƠNG 1. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM VĂN CHƯƠNG CỦA ĐỖ PHẤN NHÌN TỪ CẢM THỨC PHI LÝ

1.3. HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC VÀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA ĐỖ PHẤN

1.3.2. Quan niệm nghệ thuật

Các Mác đã từng nói về đặc trưng lao động của con người đại ý rằng:

một kỹ sư tồi nhất cũng khác với con ong là ở chỗ, trước khi làm ra một công trình kiến trúc, người kỹ sư ấy đã hình dung trước về công trình ấy theo quan niệm của mình.

Với nhà văn cũng vậy, quan niệm nghệ thuật là sự hình dung trước của họ về tác phẩm, nó có ý nghĩa định hướng, giả định hình hài cho đứa con tinh thần của họ. Có người phát biểu trực tiếp, có người mượn lời nhân vật, cũng có nhà văn thể hiện nhuần nhuyễn, sinh động trong sáng tác của mình. Đỗ Phấn thuộc “típ” văn lấy sáng tác làm tuyên ngôn nên có chăng chỉ là vài ba câu đâu đó trong các buổi gặp mặt, nhưng người đọc vẫn có thể nhận ra.

Quan niệm về công việc sáng tạo của nhà văn

Không thuộc thế hệ nhà văn “lặng lẽ thay máu mình” để đến với văn học đổi mới nhƣ Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, …, cũng không thuộc thế

28

hệ nhà văn sau chiến tranh đang “vỡ ra nhƣ một cơ thể mới lớn” nhƣ Võ Thị Hảo, Sương Nguyệt Minh…, Đỗ Phấn thuộc thế hệ những người đã từng trải qua những năm tháng khói lửa chiến tranh và chứng kiến sự chuyển mình của đất nước trong hòa bình, đến với văn chương như là một duyên nợ muộn màng.

Trong một cuộc trò chuyện, Đỗ Phấn đã tâm sự: “Viết văn là để đi tìm lại thế giới trong tôi”. Đó là thế giới của niềm say mê của tuổi thơ, là thế giới của những trải nghiệm của một con người đi qua 2/3 cuộc đời, thế giới của những gì không "nói" được trong hội họa, tác giả "trút" vào văn chương. Với văn chương, Đỗ Phấn được trở về với cõi riêng của chính mình, cứ viết xong thì để vào ngăn kéo, xem nhƣ là văn bản những cuộc tự trò chuyện với chính mình. Nhƣng khi đã đến đƣợc với công chúng thì xem chừng các trang viết của Đỗ Phấn cũng biết cách để chiếm hữu tình yêu của họ.

Có lẽ với Đỗ Phấn, văn chương là tình yêu, là duyên nợ. Khởi đầu của tình yêu ấy là sự mê đọc từ thưở bé: “Mỗi người có một cách bắt đầu, tôi cũng vậy. Tôi bắt đầu bằng những quan sát và chiêm nghiệm. Dĩ nhiên phải đọc và tích lũy. Tôi không được học hành về văn chương nên cách quan sát và tích lũy phải thông qua con đường hình ảnh đúng với nghề nghiệp mĩ thuật mà tôi đƣợc đào tạo bài bản. Nghĩa là thay vì lấy sổ tay ra ghi chép thì tôi quan sát diễn biến và ghi nhớ những hình ảnh của nó. Với tôi, trí nhớ hình ảnh đƣợc vận động trôi chảy hơn trí nhớ ngôn từ. Và chính vì thế nó luôn đƣợc bồi đắp ở bất kì đâu trong khoảng thời gian rất dài. Tôi không nhớ rõ mình bắt đầu viết từ bao giờ nữa nhƣng có lẽ từ khi còn rất nhỏ bởi đơn giản tôi may mắn đƣợc sinh ra trong một gia đình có nhiều đời làm những công việc chữ nghĩa”

(Đỗ Phấn).

Văn học phương Tây, trong đó có văn học hiện sinh với những “người khổng lồ” V.Hugo, Dostoiepski, B. Parstenark, G.Marquez, Kafka, Camus,

29

M. Kundera, E. Jelinek...đã hun đúc trong Đỗ Phấn ngọn lửa sáng tạo văn chương, khiến cho cái nhìn của tác giả về văn học có nhiều chiều hơn và từ đó có chọn lựa đúng hơn cho mình. Nhà văn đã viết bằng chính tình yêu sâu sắc và bền bỉ của mình với văn chương, bằng chính sự trải nghiệm, vốn sống của những năm chiến tranh hào hùng, đẫm máu và nước mắt cho đến những tháng năm hòa bình với những ngổn ngang, bề bộn đổi thay.

Đỗ Phấn rất tâm đắc với suy nghĩ rằng: “Nghệ thuật chỉ nên bắt đầu từ chính mình, không nên bắt đầu từ đâu cả. Hãy là chính mình. Nghệ thuật cần tri thức, nhƣng nghệ thuật cũng cần sự từng trải, cần tích luỹ, và nghiền ngẫm, đừng nôn nóng, kẻo gây ra hệ luỵ về sau lại mất thời gian chấn chỉnh” (Theo cand.com). Vì vậy, người nghệ sĩ cần “sống cho đủ ngày đủ tháng rồi hãy viết”. Quan niệm ấy đã có sự gặp gỡ tự nhiên với tư tưởng lớn của Nam Cao:

“sống rồi hãy viết”.

Với Đỗ Phấn, viết văn còn “là sự hoàn thiện mình”. Đỗ Phấn đang tự bóc tách để giải tỏa những chất chứa nội tại. Khao khát trải nghiệm, khám phá năng lực của chính mình luôn là nhu cầu của mỗi người cầm bút. Đỗ Phấn cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó dẫu tự nhận “vẽ là nghề còn văn chương, có lẽ là nghiệp, văn chương như là một cuộc chơi”, như là “chuyện vãn trước gương”. Nhưng khi nhập cuộc, nhà văn đã dấn thân hết mình bằng tình yêu và trách nhiệm của một người cầm bút. Và ở đó, “tôi tìm thấy niềm vui trong quá trình viết. Khi cuốn tiểu thuyết đƣợc hoàn thành, cảm giác lúc đó rất hạnh phúc rồi”. Đó chính là niềm hạnh phúc của “sự thụ hưởng quá trình sáng tạo”

mà “những người không trải nghiệm việc viết văn, làm sao hiểu được sự hoàn thiện ấy. Nghề văn của chúng ta nghèo nhƣng tột cùng hạnh phúc” [67]. Tự nhận mình là một người nghiệp dư với văn chương, điều khiến ông cảm thấy

“lợi thế hơn các nhà văn chuyên nghiệp là sự hồn nhiên khi viết. Tôi viết những gì tôi cảm nhận đƣợc, bằng sự hiểu biết, bằng những trải nghiệm trong

30

cuộc sống. Có một điểm nữa đó là tôi viết ít, tổng số những trang viết của tôi chỉ lên tới trên 1.000 trang nên tôi không sợ bị lặp lại chính mình, đó là điều mà những người viết văn chuyên nghiệp luôn rất sợ gặp phải” [68]. Như vậy, sáng tạo, đổi mới cũng là tiêu chí mà Đỗ Phấn luôn hướng tới trong văn chương. Tự nhận là tay ngang chen lấn vào văn chương một cách "vô tổ chức", nhƣng sức lao động của Đỗ Phấn thì khiến cho không ít nhà văn trẻ (và cả nhà văn già) phải suy nghĩ.

Quan niệm về công việc viết văn, Đỗ Phấn cho rằng: “nhà văn phải có thái độ phản ứng trước thời cuộc”, phản ứng trước những xáo trộn, đứt gãy, biến dạng của cái đẹp, cái đạo đức, cái thật, cái tốt, cái cao cả. Tất cả giá trị đích thực của cuộc sống đô thị và của toàn xã hội dường như đang dần xuống cấp, suy đồi và có thể vĩnh viễn biến mất. Nhà văn không chỉ là người quan sát, chiêm nghiệm, tái hiện mà còn phải là người cảnh báo, cảnh tỉnh, lay chuyển con người và xã hội trước cái bi kịch của con người và thời đại ấy.

Nhà văn từng thốt lên rằng bất cứ nghệ thuật nào thì cũng đều là tôn vinh cái đẹp.Tiểu thuyết chỉ nhƣ một hành trình khám phá chiêm nghiệm cái đẹp của cuộc sống. Những xấu xa bỉ ổi thấp hèn nếu có mặt trong tiểu thuyết cũng là để tôn vinh cái đẹp. Vẽ và viết có lẽ gặp nhau ở đấy, nhất quán ở lý tưởng thẩm mỹ. Vẽ và viết với tôi có chung một đích đến là cái đẹp, sự lương thiện và có thể hiểu được” [67]. Sự phản ứng trước thời cuộc của nhà văn cũng chính là hành vi bảo vệ, giữ gìn, cứu rỗi cái đẹp trước những nhiễu nhương, phi lý của cuộc đời đồng thời là biểu hiện của cái đẹp trong phẩm chất cần có làm nên một nhà văn.

Trong nghề văn, Đỗ Phấn quan niệm văn chương có giá trị cần phải thật. “Cái thật ở đây không bao hàm chủ nghĩa hiện thực” (Đỗ Phấn). Chân thật ở đây không có nghĩa là biến văn chương thành tấm gương phản chiếu y nguyên hiện thực cuộc sống và con người, mà đó là sự chân thật của cảm xúc.

31

Nhà văn phải là người đau đời, biết nói lên trong con chữ không chỉ những vấn đề bề mặt mà phải đi xuống tận bề sâu, không chỉ ca khúc vui tự hào mà cả sự đồng cảm với đau đớn, bi kịch, sẻ chia với những khát khao thầm kín…

Nhờ sự chân thật trong cảm xúc này, nhà văn sẽ neo đậu tâm hồn mình vào cuộc đời và con người bằng những tác phẩm giàu chất sống và thăm thẳm giá trị nhân văn.

Quan niệm này thể hiện khá rõ nét trong các tác phẩm của nhà văn. Đề cao cái tâm và sự chân thật trong sáng tạo, tiểu thuyết của ông đã đi sâu vào những mảng hiện thức nhức nhối, khuất lấp của cuộc sống đô thị hiện đại và soi vào từng số phận cụ thể để lộ rõ cõi sâu thẳm, đơn côi của lòng người.

Những suy nghĩ tản mạn về nghề văn đã bộc lộ quan niệm và có ý nghĩa định hướng đưa tiểu thuyết Đỗ Phấn đi vào dòng chảy khởi sắc của sự vận động tiểu thuyết Việt Nam đương đại.

Quan niệm nghệ thuật về hiện thực

Đầu thế kỉ XXI, hoàn cảnh đất nước lúc này đã có nhiều sự thay đổi lớn lao trên mọi mặt văn hóa, chính trị,…điều đó đã tạo nên sự thay đổi lớn trong văn học, nhất là với văn xuôi – một thể loại gắn với từng khoảnh khắc của đời sống. So với thời kì trước, văn học hướng về chiều sâu con người, các nhà văn nhập cuộc vào sự thật “tàn nhẫn” của thời hậu chiến, thời khủng hoàng, thời xây dựng. Giai đoạn sau 1986, Nguyễn Khải đã trăn trở: “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang bề bộn, màu đỏ với màu đen, đầy rẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ”. Nguyễn Viện cho rằng: “Đây là thời của tiểu thuyết, các nhà văn đang đứng đúng điểm rơi của lịch sử với cơ hội vàng trong sáng tác”.

Trong dòng chảy đó, quan niệm về hiện thực của Đỗ Phấn thật dung dị:

Tôi có thể in bao nhiêu cuốn sách viết về đô thị đi chăng nữa thì cũng chỉ là viết về một cái đô thị của chính mình, với sự chuyển biến không ngừng của

32

nó, trong đó cái hay ho nhiều mà cái suy đồi, tha hóa cũng không ít”. Đỗ Phấn đã chọn cách ghi chép theo cách của mình và trên cơ sở truy vấn những vấn đề của đời sống. Hiện thực tha hóa đô thị trong quan niệm của tác giả không phải là tha hóa về truyền thống, về kiến trúc bề mặt mà chính là sự tha hóa trong lòng người. Mỗi chúng ta mỗi ngày đang hòa nhập vào sự tha hóa ấy, chỉ có điều chƣa chắc chúng ta đã nhận ra. Quan niệm này đã chi phối các sáng tác của Đỗ Phấn. Đọc các tiểu thuyết của ông nhƣ Vắng mặt, Chảy qua bóng tối, Rừng người… độc giả mới hiểu ra rằng, thì ra đô thị không chỉ là những gì hào nhoáng nhƣ nhiều nhà văn đã viết, đô thị còn là những góc khuất tăm tối, những phận người không thể gọi tên, những bi kịch không dành riêng cho một hạng người nào. Hiện thực trong tác phẩm của Đỗ Phấn là hiện thực đa diện, đa chiều, đầy bi kịch. Cái hiện thực đời sống nhƣ nó vốn có đƣợc hiện lên “cựa quậy”, “phập phồng”, đang “giẫy dụa” nóng hổi hơi thở sự sống trong những trang viết của nhà văn.

Trong tiểu thuyết của mình, Đỗ Phấn thường viết về đàn bà, tình yêu, tình dục và rƣợu. Tuy nhiên, tình yêu theo quan niệm của Đỗ Phấn lại có một sự riêng biệt:Tôi viết về những thứ tưởng là tình yêu yêu. Có thể các bạn thấy ngạc nhiên nhƣng theo quan điểm của tôi về tình yêu, đó là một sự hoàn hảo. Mà trên thực tế thì không có gì gọi là hoàn hảo cả. Những nhân vật của tôi cũng vậy, họ có tình cảm với nhau nhƣng đôi lúc là hơn tình bạn, đôi lúc là tình dục, và đôi lúc là sự thân quen... chính những ngộ nhận này một phần tạo nên bi kịch của họ”. Khi viết viết cầu kì và cẩn thận về tình yêu và sex, Đỗ Phấn không cố ý khai thác nó nhƣ một đề tài ăn khách mà là khát vọng, là sự giải thoát nỗi cô đơn của con người.

“Với tôi, văn chương chỉ có một thứ thôi. Đó là hiện thực. Hiện thực của cuộc sống và hiện thực của nhà văn. Nhà văn nhìn hiện thực theo cách của anh ta.” (Đỗ Phấn). Hiện thực ở đây phải mang tầm bao quát lớn hơn, cần

33

phải gợi lên trong tâm trí bạn đọc những nghĩ ngợi liên tưởng hay lóe sáng chiêm nghiệm về những vấn đề lâu dài của xã hội chứ không phải là hiện thực đƣợc bê từ đời sống vào trang viết với chức năng phản biện những vấn đề xã hội. Những tác phẩm của Đỗ Phấn đã mở ra những bức tranh xã hội bề bộn ngổn ngang trắng – đen, những hoài nghi, bi kịch, bế tắc,…Tất cả những góc khuất đời sống đã đƣợc mổ xẻ, soi rọi qua trang viết của nhà văn tạo nên tính đa nghĩa, đa diện trong hiện thực phản ánh. Nó đã góp phần tạo nên những trang viết chân thực, đậm đà tính nhân văn và thật sự gần gũi với con người.

Quan niệm nghệ thuật về con người

Trong Dẫn luận thi pháp học, Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ cho các hình tƣợng nhân vật trong đó”. Có thể nói, con người là tinh hoa của cuộc sống luôn được văn học hướng đến khám phá và thể hiện. Trong bức tranh đa sắc màu của cuộc sống và văn chương, con người chính là trung tâm của sự phản ánh. Viết về con người, mỗi nhà văn có một quan niệm nghệ thuật khác nhau. Thế giới nhân vật trong tác phẩm chính là sự thể hiện rõ nhất quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Đó là những nhân vật mang tính quan niệm. Quan niệm nghệ thuật về con người là một phương diện thi pháp cơ bản của tác phẩm.

Con người trong sáng tác của Đỗ Phấn con người chạy quẩn quanh trong thế giới của chính mình tạo ra với đầy rẫy nỗi sợ hãi vô lý. Con người xa lạ với chính mình trong nỗi cô đơn bản thể: nhân vật Vũ (Vắng mặt), Văn (Rừng người), Thành (Gần như là sống), con người tha hóa Nhung, Huyền (Rừng người), Nhàn (Chảy qua bóng tối)... Nhƣ thể “phải mang lấy thân phận cô đơn, trôi dạt giữa cuộc đời này” (Nguyễn Ngọc Tư), con người đổ vỡ niềm tin, đi tìm kiếm chính mình, tìm kiếm mục đích và ý nghĩa của cuộc sống

34

nhưng sự tìm kiếm ấy dường như ngày càng vô vọng, họ rơi vào sự vô cảm, dửng dƣng với chính mình và với tất cả, tha hóa và trở thành một “tập hợp rỗng”. Khi cái cũ qua mà cái mới chƣa tới, giữa những đổi thay bát nháo của xã hội, con người chông chênh giữa các giá trị lệch chuẩn và rơi vào bế tắc.

Dù vậy, nhà văn không tuyệt vọng và đánh mất lòng tin vào con người.

Những nhân vật của Đỗ Phấn vẫn tìm được hơi ấm tình người trong nhau và hướng về phía trước dẫu đang lưỡng lự giữa những thái cực sống.

“Quan niệm nghệ thuật là một phạm trù về các chỉnh thể nghệ thuật, là các công cụ tƣ duy về các hình thức nghệ thuật nhƣ một chỉnh thể” (Từ điển thuật ngữ văn học). Hòa trong xu hướng đổi mới quan niệm nghệ thuật sau năm 1986, những quan niệm của Đỗ Phấn đã cho thấy ông có một sự đổi mới trong nhận thức. Cảm thức phi lý trong sáng tác cũng chính là biểu hiện của việc thể nghiệm, tìm tòi trong sự đổi mới quan niệm nghệ thuật của nhà văn.

35

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)