Những lỗ hổng của văn minh đô thị

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 2. CẢM THỨC PHI LÝ VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI

2.1. CẢM THỨC VỀ HIỆN THỰC PHI LÝ

2.1.2. Những lỗ hổng của văn minh đô thị

Sự phì đại của rừng người, tốc độ đô thị hóa chóng mặt đã kéo theo những hệ lụy trong nó, tạo nên những lỗ hổng của văn minh đô thị. Những hình ảnh phố phường Hà Nội đẹp đẽ êm đềm sang trọng chỉ còn là những hoài vọng xa xăm trong tranh Bùi Xuân Phái. Hà Nội hôm nay dung chứa trong nó cuộc sống đô thị hoá hỗn độn, lai tạp nhố nhăng.

Sự hỗn độn biểu hiện rõ trong dáng vẻ bề ngoài của thành phố. Thành phố nhộn nhạo trong cơn lốc xây dựng. Những dự án xây dựng đầy tham vọng mọc ra ở những nơi bất ngờ nhất [26, tr.344]. Đến nỗi nhân vật Văn trong Rừng người đã thốt lên rằng gần năm mươi năm sống ở phố phường chƣa một ngày nào anh thấy thành phố ngừng xây dựng và nếu đƣợc đặt cho nó một cái tên đúng với bản chất của thành phố thì nên gọi nó chỉ bằng một cái tên phố thôi: phố Hàng Đào. Cái tốc độ xây dựng không ngừng đã biến nơi đây thành “biển bụi dày đặc, mờ mịt” [28, tr.258]. Ô nhiễm môi trường không chỉ ở biển bụi, ở hiện tƣợng rác thải của những vùng nội thành, ven thành nhƣ ở Xóm Bến “cả xóm là một đống rác khổng lồ” [27, tr.22], phố phường ngập lụt sau mỗi trận mưa mà còn ở tiếng ồn ngày một gia tăng tạo nên một “nền văn minh ầm ĩ” [27, tr.20]. Không những thế, sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông vận tải không thể bắt kịp đƣợc với tốc độ “phình trướng” của con người đã biến những cảnh tắc đường trở thành hình ảnh quen thuộc, “đặc sản” bất đắc dĩ của thủ đô: “Thành phố bây giờ tràn ngập thêm hàng triệu chiếc xe máy...Ngày nào cũng tắc nghẽn...Dòng người đổ ra cây cầu Chương Dương dồn ứ...cảnh tượng cả một cây cầu dằng dặc người.

Không nhúc nhích” [26, tr.90].

39

Đau đớn hơn nữa, cái nôi văn hóa của cả nước giờ đây dường như đã trở thành cái nôi của công nghệ tình dục thị dân đương đại. Nạn mại dâm tràn lan khắp nơi. Cave chân dài, xe đẹp tiếp thị trắng trợn ngay trên đường phố.

Những nhà nghỉ, những quán rƣợu nhƣng thực chất là những ổ mại dâm trá hình ngập mọi hang hóc, ngõ hẻm của thành phố (Vắng mặt, Chảy qua bóng tối). Những đứa trẻ chưa đến tuổi vị thành niên cho đến những người già đều có thể là kẻ bán dâm hay người mua dâm. Thành phố trở nên “dị hợm” “như một cơ thể mắc căn bệnh ung thƣ. Những tế bào dị dạng nhân lên với tốc độ không gì ngăn cản đƣợc” [26, tr.343].

Những giá trị truyền thống trở thành lỗi thời, phi lý. Tình yêu, tình người dường như trở thành thứ “xa xỉ phẩm” chỉ còn tồn tại trong văn chương sách vở hay trong nỗi hoài niệm mơ màng về kí ức xa xăm của lớp người cũ: “Yêu đương là thứ tình cảm quá cồng kềnh trong cuộc sống đô thị không có nhiều khoảng trống để mang theo. Cái thế giới của riêng mình không phải mang ra chia sẻ với ai. Cũng chẳng ai chia sẻ với mình bằng những toan tính cho một tương lai tươi sáng đầy bất trắc” [31, tr.91]. Khát vọng đẹp đẽ và nhân văn của con người yêu và được yêu bị thay bằng những thủ đoạn và dục vọng tầm thường. Khảo sát trên 50 nhân vật và sự kết nối giữa họ trong năm tiểu thuyết Đỗ Phấn, chúng ta thấy cái gọi là “chất kết dính tình yêu” hầu nhƣ không hiển hiện, chỉ hiếm hoi thảng hoặc đâu đó trong kí ức của các nhân vật về những tình cảm trong sáng, mơ mộng thuở sinh viên. Ngôn ngữ của họ vắng bóng những âm thanh ngọt ngào, êm ái của loài người: lời yêu thương. Người ta thường ví hôn nhân là sự đơm hoa kết trái của tình yêu nhưng khi tình yêu không hiện diện thì giá trị của hôn nhân vẫn đƣợc xác lập bởi những yếu tố cụ thể, rõ ràng và rành mạch đến kinh ngạc. Trọng lấy Hồng (Gần như là sống) vì Hồng giàu và Hồng là người thành phố. Làm chồng của Hồng, Trọng sẽ có đƣợc vị trí của công dân số một thành phố, có đƣợc nhà cửa và tiền bạc mà

40

dẫu có nai lƣng làm quần quật cả đời hắn cũng chỉ là kẻ ngụ cƣ. Đó là lối sống thực dụng vụ lợi không tình yêu đã và đang phổ biến trong cơn lốc đô thị hóa.

Hôn nhân là “mô hình hạnh phúc thị dân nhạt phèo”[32, tr.250] mà Hoàng (Con mắt rỗng) đã từng rơi vào: “Thức dậy quần quần áo áo con đực cõng con cái ra khỏi nhà trên chiếc xe máy mò lên phố ăn sáng uống cà phê.

Chiều về chia nhau đón con tắm rửa cho chúng và ngồi vào mâm cơm lúc tám giờ tối. Cơm xong con đực nghiến răng ngồi xem phim tình cảm dài tập Hàn Quốc cùng con cái. Sau hai lần chảy nước mắt vì cuộc chia li trên màn hình con cái bắt đầu ngáp vặt. Cả hai lên giường vùi mình vào giấc ngủ không cần đến mộng mơ. Gần sáng dậy làm một phát vội vàng không cảm xúc. Ngày nào cũng thế” [32, tr.250].

Sự mệt mỏi vì nhận thức tình trạng vô nghĩa lý của hôn nhân và băn khoăn lời giải đáp cho mục đích của nó trong đoạn văn trên gợi nhớ đến đoạn văn của Camus trong Huyền thoại Sisyphe: “Ngủ dậy, lên xe điện, bốn giờ ngồi bàn giấy hoặc làm việc ở công xưởng, nghỉ ăn cơm, bốn giờ lao động, nghỉ ăn cơm, đi ngủ và thứ hai thứ ba thứ tƣ thƣ năm thứ sáu rồi thứ bảy đều lặp lại cùng một nhịp độ, lối sống đó tiếp diễn dễ dãi gần nhƣ đều đặn. Chỉ đến một hôm cái câu hỏi “để làm gì” bỗng xuất hiện và mọi cái bắt đầu bằng sự mệt mỏi pha lẫn thái độ ngạc nhiên”. Cái phi lý xuất hiện khi đầu óc con người nảy sinh câu hỏi về mục đích của sự việc. Ở đây, nhân vật Hoàng sau những năm đắm chìm trong “mô hình hạnh phúc thị dân” đó bỗng nhiên đặt ra câu hỏi về mục đích của hôn nhân và tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi tại sao anh ta lại xử sự nhƣ thế này mà không xử sự nhƣ thế kia.

Trong sự nảy sinh và phát triển của chủ nghĩa cá nhân vị kỉ, nhiều mối quan hệ chỉ đƣợc giải quyết thông qua giá trị của đồng tiền kể cả quan hệ ruột thịt trong một gia đình. Moden cặp bồ đại gia của nữ sinh như Hương, Nhung

41

cũng vì tiền, sự quen biết của đồng tiền trong các mối quan hệ làm nên quy luật vận hành xã hội thị dân. “Trong tay sẵn có đồng tiền / Dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì” (Nguyễn Du) nên mới có chuyện nực cười của cái biên bản

“Phạt cho tồn tại” của Đội giữ gìn trật tự xây dựng ở Xóm Bến (Chảy qua bóng tối) khi nhận tiền lót tay của những nhà vi phạm nhƣ lão Quảng. Vì vậy, thành phố hiện đại mới có cụm từ lạ “nhà chằn tinh”, càng phạt càng mọc thêm tầng. Dưới sức cám dỗ đầy ma mị của đồng tiền, tình nghĩa cha con, vợ chồng cũng không còn giá trị. Giữa xã hội đồng tiền lên ngôi, quyền lực đồng tiền làm nên chân giá trị thì cái thật thà trở thành một điều phi lý: “Sống thật thà bây giờ ở thành phố chỉ còn mấy thằng điên” [26, tr.86]. Bài học đầu đời từ thuở ấu thơ là thật thà, khiêm tốn chỉ là “âm bản cuộc sống đảo ngƣợc sau này”[26, tr.86]. Cái thật thà làm phiền những giả dối nên những con người thành phố nhƣ Văn (Vắng mặt) đã chọn im lặng - đồng nghĩa với sự giả dối và sự giả dối đã biến thành tự giác lúc nào không hay. Một loạt hệ giá trị bị đảo lộn, biến tướng: cái thời dân phố nhường đường nhau đã đi qua; sự phục vụ của quán xá trở thành kì lạ: cháo chửi (khách ăn cháo là bị chửi); văn hóa đọc bị mai một khi “sách vở trở thành thứ tối nghĩa vớ vẩn mất thì giờ” [31, tr.46], các em của Phi chả đọc cuốn nào cũng khá giả; “căn bệnh háo danh đã trở nên trầm trọng hơn bao giờ” [28, tr.115]; vẻ đẹp trinh tiết chẳng còn giá trị mà thay vào đó là lối sống buông thả, bầy đàn của thế hệ trẻ có học lẫn thất học:

Nghĩa, Toàn, Thắng, Linh (Chảy qua bóng tối), Loan, Huyền (Rừng người), Quyên, Kim Chi (Gần như là sống),... “Ở thành phố bây giờ, trinh tiết không còn quan trọng nữa vì chẳng ai quan tâm đến chuyện còn hay mất, thậm chí ai nhắc đến nó còn làm cho người khác phì cười” [28, tr.115].

Những cái đẹp mà con người tôn thờ bỗng trở thành “một thứ ma mãnh thực dụng rất cặn bã phố phường” [32, tr.266]. Ngay cả cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của cha ông ta trong quá khứ cũng bị phủ nhận bởi những kẻ đƣợc

42

học hành tử tế như Việt (Gần như là sống). Người thanh niên mười tám tuổi đã từng viết thƣ bằng máu xin ra trận nhƣng không chịu đƣợc sự ác liệt của cuộc chiến đã đào ngũ chạy về phía bên kia, ung dung trở về với tấm bằng tiến sĩ của công dân Mỹ trong hòa bình và lên giọng kẻ cả phán xét, chế giễu bạn bè: “Các ông sống khổ nhƣ chƣa sống thế mà vẫn chịu đƣợc là làm sao”

[31, tr.58]. Đáng thương cho kẻ “sống bám vào sự hi sinh của bạn bè”, “tìm đường sống để các bạn nó chết” (Nguyễn Khải, Một người Hà Nội), kẻ xu thời không còn vớt vát một chút ít lòng tự trọng. Dường như chủ nghĩa cá nhân vị kỉ thực dụng đến vô liêm sỉ đã làm cho họ lãng quên cha ông họ đã từng chết vì bom đạn kẻ thù, lãng quên dòng máu Việt Nam đang chảy trong huyết quản của mình. Hành động và thái độ của Việt lại đƣợc Thành, một trí thức đồng tình: “Tôi chỉ thấy nó là thằng luôn có những quyết định đúng (...) Chỉ có một sự thật duy nhất mà tôi phát hiện ra là nó đã và đang sống nhƣ nó muốn” [31, tr.58]. Theo suy nghĩ của Việt và Thành thì những xương máu mà cha ông ta đã đổ là vô ích, nền hòa bình mà ta có đƣợc là vô nghĩa khi nó không đem lại những lợi ích vật chất, trình độ phát triển của xã hội nhƣ con người mong muốn. Lòng tự hào và tự tôn dân tộc của một người con nước Việt đã biến mất nhường chỗ cho chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, thực dụng đến vô cảm, tha hóa. Nhận thức lại chiến tranh trong suy nghĩ của lớp người bước ra từ cuộc chiến làm chúng ta không khỏi bàng hoàng sửng sốt. Nguy cơ vong thân, vong quốc chính là đây.

Dưới cái nhìn của Đỗ Phấn, văn minh và văn hóa không bao giờ thuận chiều nhau. Đô thị thời hiện đại nhƣ đang mắc “căn bệnh ung thƣ” với những

“tế bào dị dạng đang nhân lên gấp bội”, con người trở nên tha hóa, biến chất đến “kinh tởm”. Thành phố đang thu nhỏ lại, sự thu nhỏ của lòng người chứ không phải mở rộng ra dù rằng đã ôm vào thêm rất nhiều dài rộng đất đai.

Những lỗ hổng của văn minh đô thị đã đƣợc Đỗ Phấn phóng chiếu sinh động,

43

cụ thể và sâu sắc. Có thể nói ít người theo đuổi, tha thiết với đô thị, nhìn nhận các vấn đề của đô thị một cách thấu triệt, mổ xẻ, tiên đoán, bắt bệnh cho nó nhiệt thành và tận cùng nhƣ Đỗ Phấn.

Sự phi lý ở đây là việc đi tìm câu trả lời cho mục đích của sự đô thị hóa của xã hội hiện đại trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn, sự phi lý chủ quan trong nội tại tác phẩm. Đô thị hóa là quá trình phát triển tất yếu khách quan nhƣng liệu nó có giá trị khi tạo nên một mảng khuyết lớn trong sự vận động, tạo nên những vết thương, tự mình dung dưỡng những ung nhọt trong mình và điều đó sẽ không những hủy hoại những giá trị mới vừa đƣợc tạo ra mà cả những giá trị cũ đã đƣợc giữ gìn. Tinh thần phi lý trong các sáng tác đƣợc nhà văn chuyển tải trong suy nghĩ của nhân vật: “Có lẽ anh là một trong những người thành phố không tài nào hiểu nổi vì sao thành phố lại cần phải nới rộng ra đến như vậy? Nó chỉ làm cho những người như anh lạc đường ở ngay chính quê hương mình. Dù chỉ một lần thôi cũng là” [28, tr.199]. Mặt khác, mổ xẻ những nguyên nhân tạo nên lỗ hổng trong văn minh của đô thị hiện đại, Đỗ Phấn cho ta thấy bên cạnh yếu tố con người (yếu tố hữu hình) còn có yếu tố bản chất của sự sinh tồn (yếu tố vô hình, không thuộc về logic) của con người, cuộc sống làm nên bóng dáng của những cái phi lý trong hiện thực.

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)