CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CẢM THỨC PHI LÝ
3.2. KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
3.2.1. Không gian nghệ thuật
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [16].
Trong các tác phẩm tự sự, nhà văn sử dụng không gian như một phương tiện thẩm mỹ để thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm. Không gian nghệ thuật trong một văn bản văn học không đơn giản là xác định nơi chốn hay tái hiện những khung cảnh hiện thực, không gian khách quan nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người mà nó được xây dựng như một kí hiệu đặc biệt, nhằm
75
những dụng ý nhất định, thể hiện tâm trạng của nhân vật hay bộc lộ quan điểm của nhà văn về thế giới. Qua việc lựa chọn không gian trần thuật, nhà văn có thể gửi gắm những ý nghĩa, thông điệp góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cho tác phẩm. Trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn, cảm thức phi lý đƣợc biểu hiện ở không gian mê lộ, không gian rỗng và không gian dịch chuyển.
Không gian mê cung, mê lộ
Theo nghĩa thông thường mê cung là “hệ thống lối đi được ngăn cách bằng những bức tường hoặc hàng rào, thường là do tưởng tượng, rất phức tạp và khó phân biệt, đã vào trong thì khó tìm đƣợc lối ra” [36, tr.628]. Mê lộ là
“đường đi lạc, khó tìm được lối ra, thường dùng với sắc thái văn chương để ví con đường lầm lạc” [36, tr.628].
Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, “mê cung hay mê lộ để chỉ kiểu không gian mà trong đó nó có thể là những công trình, hệ thống phòng thủ hay những con đường nhiều lối đi ngả rẽ” [22, tr.62].
Một quan niệm khác, Ngô Tự Lập cho rằng: “Mê lộ mô phỏng tính vô tận, hỗn loạn và vĩnh cửu. Nói cách khác, mê lộ chính là vô tận hỗn loạn và vĩnh cửu nhân tạo và phẩm hạnh lớn nhất của mê lộ là tính phổ quát” (Ngô Tự Lập). Nhƣ vậy, Ngô Tự Lập cho rằng khái niệm này vừa mang yếu tố không gian vừa mang yếu tố thời gian.
Với Kafka - đại biểu của văn học phi lý, hình ảnh mê lộ nằm trong chủ đề mê cung, mê lộ không phải là những lối đi quanh co, “bảo vệ điểm trung tâm, dành cho người nào vượt qua thử thách thụ pháp”. Những mê lộ của Kafka gắn liền với một vũ trụ - nơi điểm trung tâm nhạt nhòa hư ảo, dường nhƣ không có thật. Tính lập lờ của điểm trung tâm khiến không gian trong tác phẩm có lúc trở thành một khối hỗn độn. Sống trong không gian nhƣ vậy, con người hoang mang, lo sợ và hoàn toàn mất phương hướng. Theo Kafka, có mê lộ hữu hình và mê lộ vô hình, mê lộ bản thể hay tha nhân.
76
Với những định nghĩa trên, có thể nói không gian mê lộ trong tiểu thuyết Đỗ Phấn vừa không chỉ là những con đường, lối đi, ngả rẽ giao nhau, căn phòng,… dễ khiến con người lạc lối mà còn tồn tại trong thế giới tính thần rối rắm của con người. Chúng tôi không đi tìm sự khu biệt giữa hai khái niệm này mà chỉ sử dụng chúng nhƣ sự giao thoa ý nghĩa với nhau để cùng nói đến một kiểu không gian mê lộ.
Không gian mê lộ trong tiểu thuyết Vắng mặt, Rừng người, Gần như là sống là sự hỗn độn của những con đường với những dòng người dường như vô tận:
“Một biển người chậm chạp nhúc nhích như đàn kiến khổng lồ bị vây hãm trong làn khói mờ xanh dài đến hàng cây số” [32, tr.277].
“Hư vô tôi nhìn ra phố. Thấy mọi người như dính vào nhau trong chiếc bào thai khổng lồ giữa con đường hai cạnh sắc. Rùng rình rùng rình. Tràn vào từng ngôi nhà qua những khuôn cửa tối không định hình. Mất hút” [31, tr.213].
Không gian như trở nên nhòe, mờ, nhấn chìm con người mất hút trong đó. Một “mê lộ người” trong thành phố khiến con người ta mất phương hướng và lạc lối trong nhau. Trong tiểu thuyết Đỗ Phấn, không gian mê lộ có khi hữu hình: “Cái căn gác nhỏ tầng ba của lão Quãng chính là ở lƣng chừng ngọn núi cô đơn” [27, tr.278]; lối vào quanh co với những hành lang hẹp, tối và bẩn trong khu chung cư của Huyền [28, tr.194] như ngăn cách giữa con người và thế giới khiến cho con người rơi vào “cõi cô đơn”; mê lộ có khi còn là một không gian vô hình, ở đó con người hiện hữu như một phi lý, trở thành một bóng ma dật dờ, những con rối phi cá tính:
“Những ngày đầu mới giải ngũ, mi xin về làm ở Viện thiết kế K. Một viện thiết kế mà cho mãi đến tận sau này mi cũng không thể nào biết nổi lý do vì sao nó tồn tại. Chỉ mang máng biết rằng nó đƣợc thành lập bởi một thời kỳ
77
dƣ thừa cán bộ con ông cháu cha. Cha ông họ đã chỉ thị xuống Bộ cho dựng nên cái viện này. Tụ tập gửi gắm về đấy đủ loại ngành nghề. Trừ ngành thiết kế? (…) Cả viện chỉ có dăm người đúng việc. Còn lại là kỹ sư trồng trọt phụ trách hành chính. Kỹ sƣ thủy lợi lo việc công đoàn (…) Đặc biệt có một cô công nhân nhà máy sản xuất xà phòng về phụ trách thƣ viện. Lạ kỳ là những chức danh nhƣ vậy cứ đổi chỗ cho nhau luôn” [26, tr.29].
Mê lộ vô hình chốn công sở khiến đời sống công chức bó buộc trong những luật lệ, công việc đơn điệu, nhàm chán và thủ tiêu những tự do và bản sắc cá thể, tạo nên những cỗ máy hoen rỉ, tha hóa, biến chất nhƣ các nhân vật trong Vắng mặt: Vũ và những kẻ khác trong cơ quan gần hai năm chỉ có một công việc là làm tình với cô thủ thƣ Hảo. Sắc thái này đều có ở ba tác phẩm:
Vắng mặt, Rừng người, Gần như là sống, những nhân vật đều dật dờ trong cái không gian mê lộ vô hình đó và đã chọn cách giải thoát bằng cách nghỉ việc.
Biểu đạt cảm thức phi lý, qua những mê lộ, mê cung, nhà văn họ Đỗ đã tái hiện những mê lộ bản thể trong mỗi nhân vật. “Mỗi con người là một mê lộ”, các nhân vật chính trong trang văn của Đỗ Phấn rất ý thức đƣợc “thực trạng mê lộ” của mình. Họ thường xuyên có những băn khoăn về bản thể giữa nhốn nháo, rối rắm, đông đúc người: “Tôi ra khỏi thành phố không có mục đích gì. Mục đích của tôi là con đường không quá đông trước mặt. Khủng hoảng địa chỉ. Con phố dài ra của ô tôi quan sát thấy số nhà đã là 492. Tôi không có việc gì ở hơn hai trăm ngôi nhà vừa đi qua” [31, tr.328]. Đoạn văn trên gợi nhớ truyện ngắn Khởi hành của Kafka, mục đích chuyến đi của nhân vật “tôi” chỉ là “rời khỏi nơi đây”. Nhân vật dường như đánh mất phương hướng, đối mặt với cái mênh mông của bao ngả đường mà không biết phải chọn lối nào. Sự hoang mang ấy không xuất phát từ vị trí chủ động của họ mà xuất phát từ cái phi lý của cuộc sống mà họ bị ném vào. “Cuộc sống là một mê lộ, các nhân vật vừa tồn tại vừa khai mở mê lộ cho mình” [2, tr.191].
78
Mê lộ bản thể trong văn của Đỗ Phấn đƣợc thể hiện ở trạng thái nội tâm của các nhân vật chính, đặc biệt là nhân vật trí thức, họa sĩ: Vũ, Văn, Thành, Hoàng. Họ thường xuyên loay hoay đi tìm ý nghĩa của sự hiện tồn của mình trong mê lộ kiếp người nhưng cuối cùng đều bất lực trong câu trả lời. Thất vọng, chán nản trong cách nhìn với thế giới, dường như xem “tha nhân là địa ngục” (Sartre), mối quan hệ giữa bản thể và tha nhân luôn trong tình trạng mất liên lạc, không thấu hiểu; con người đã đánh mất sợi dây dẫn đường, khiến cái tôi không thể nào kết giao, hòa nhập cộng đồng. Và dần dần, họ tự thu mình vào những ốc đảo cô đơn. "Con người cô đơn đi lang thang trong mê cung vắng ngắt của một thế giới nơi diễn ra những sự mô phỏng lố bịch báng bổ của luật pháp". “Mê cung dẫn vào nội tâm của bản thân, tới điện thờ ẩn giấu bên trong con người, nơi tọa lạc phần huyền bí của nhân tính” (Ngô Tự Lập). Bởi vậy, khi con người thoát ra khỏi mê cung “sẽ đánh dấu chiến công của tinh thần thắng vật chất, đồng thời cũng của cái vĩnh hằng thắng cái có thể lụi tàn, trí tuệ thắng bản năng, tri thức thắng bạo lực mù quáng” (Ngô Tự Lập). Hành trình làm người nhọc nhằn, cay đắng nhưng vinh quang là vậy.
Dù là không gian mê lộ hữu hình hay vô hình, bản thể hay tha nhân thì Đỗ Phấn cũng đã phóng chiếu hiện thực và nỗi trăn trở của mình về thời đại mà ông đang sống. Nó gợi lên sự chƣa toàn vẹn của thế giới và kêu gọi sự vƣợt qua những mê lộ, những phi lý.
Không gian rỗng
Khái niệm không gian rỗng dùng để chỉ những khoảng không gian đƣợc bỏ trống, để ngỏ, hiện ra trên bề mặt lẫn ẩn sâu trong “khoảng lặng con chữ”
gợi người đọc khám phá, kiếm tìm.
Ở trong Vắng mặt, ngôi biệt thự của Phượng với bức tường trống ở phòng khách khiến Vũ băn khoăn trong chồng chất nghi vấn: “Thật lạ là cặp mắt mi từ lúc bước vào nhà đến giờ cũng không rời khỏi nơi ấy. Chỉ hai bức
79
tranh nhỏ chiếm cả một khoảng thênh thang trên tường. Nó sẽ vĩnh viễn ở đấy? Đó là điều không thể với một nhà sưu tập. Chúng sẽ được luân chuyển để thay những bức tranh khác vào. (…) Không có bức nào xứng đáng đƣợc thế chỗ vào bức tường chính diện. (…) Bức tường chính diện đã từng treo những bức tranh nào? Của ai? Mi chợt hoang mang tự hỏi” [26, tr.228]. Sự thắc mắc của nhân vật gợi lên những truy vấn. Khoảng trống của bức tường chính diện có phải chính là khuyết thiếu của hội họa Việt Nam đương đại. Và thế hệ nào sẽ lấp đầy khoảng trống đó là một câu hỏi bỏ ngỏ đợi chờ thời gian.
Đồng thời mảng không gian rỗng còn đƣợc hiện diện trong những phòng tranh vẽ theo thị hiếu, không gian thẩm mỹ của hội họa nghịch lý. Nhộn nhạo màu sắc, tưng bừng chúc tụng, đông đúc con người nhưng lại mang tính chất thương mại, thoát ly nghệ thuật nên không gian vẫn thiếu vắng cái nghệ thuật đích thực làm nên linh hồn của bức tranh. Vì thế, không gian của căn phòng trong căn hộ chung cƣ của mảnh ghép “hắn” (họa sĩ Thế Hoàng) đƣợc treo đầy tranh nhƣng thật ngạc nhiên là chúng “không thể khỏa lấp đi sự trống rỗng. Có cảm giác nhƣ chúng đang thêm vào bên trong căn hộ những cảm giác trống rỗng khác của con mắt” [32, tr.295]. Bởi vì “hội họa là sản phẩm của một sự căng thẳng trong nội tâm, phải ghi lại trạng thái tâm hồn, chứ không phải là thể hiện vật thể (Kandinxki). Sự thiếu vắng trạng thái tâm hồn trong những sản phẩm của Hoàng đã làm cho không gian ngập vật thể nhƣng lại thiếu vắng linh hồn. Sự nghịch lý trên gợi lên những suy tƣ cho độc giả về bản chất của sáng tạo nghệ thuật và mối quan hệ của nó với cuộc sống.
Giữa sự bấn loạn, xô bồ của thành phố trong cơn lốc của đô thị hóa, Đỗ Phấn đã hơn một lần viết về khoảng trống không màu, không mùi của diện mạo bên ngoài lẫn không tình người của kết cấu bên trong: “Thành phố trở nên nhạt nhòa trong không mùi”. “Thành phố toàn một màu rêu thời trang làm
80
cho con mắt nhiều lúc cảm thấy không màu. Buổi sáng không màu”. Thế giới không màu, tình người mờ mỏng. “Cái thế giới màu sắc trong văn của Đỗ Phấn nhƣ không màu, hoặc chỉ một thứ màu bàng bạc xam xám và nặng trĩu.
Trong Gần như là sống, vẫn tiếp tục thế giới không màu ấy, thêm cả thế giới không nụ cười, thiếu nồng ấm tình thân [26]. Đó chính là không gian rỗng đến phi lý của đô thị hiện đại, tân tiến. Nó dường như đầy đủ tất cả tiện nghi vật chất nhƣng lại “rỗng lõi” tinh thần, cái làm nên sự phát triển bền vững của xã hội và loài người. Đó cũng chính là dự cảm lo âu của nhà văn về xã hội hiện đại đƣợc phóng chiếu trong tác phẩm.
Không gian dịch chuyển
Không gian trong tiểu thuyết Đỗ Phấn không đứng yên ở một vị trí nhất định mà luôn vận động, luân chuyển từ nơi này đến nơi khác. Đặt con người vào trong sự dịch chuyển không gian này, Đỗ Phấn càng nhấn mạnh, tô đậm hơn sự mong manh, bất định của con người. Con người đang chạy đua với cuộc đời và nỗ lực vƣợt thoát những ám ảnh phi lý để khẳng định bản thể bởi vì cuộc sống vốn là một “trục quay” chuyển động không ngừng nghỉ, đứng yên đồng nghĩa với cái chết.
Ngoài không gian đô thị với những hỗn dung, lai tạp, ồn ào, nhà văn đã có sự thay đổi không gian mở rộng ra nhiều chiều kích. Ở cả năm tác phẩm không gian đô thị đƣợc đặc tả cận cảnh, sắc nét với những góc quay đa chiều:
phòng triển lãm, phòng tranh ở các gallery, khu chung cƣ, không gian sinh hoạt gia đình, con đường, quán rượu, quán cà phê, nhà nghỉ, nhà hàng, quán ăn, công sở, xưởng thợ, triền đê, bờ bãi sông Hồng, bệnh viện…Bộ mặt phố phường được lột tả trần trụi từ những góc nhỏ hẹp, khuất lấp cho đến những khoảng không gian rộng lớn. Tính cách của con người ở mỗi chiều không gian cũng đƣợc soi rọi cụ thể. Cái phi lý của cuộc đời vì thế mà cũng dễ dàng đƣợc nhận ra toàn vẹn. Mặt khác, vẻ đẹp Hà Nội hôm nay với diện mạo mới
81
cũng đƣợc tái hiện chân thật. Nhƣng góc quay của “đạo diễn” Đỗ Phấn không giới hạn trong khuôn hình của đô thị, của Hà Nội mà còn phóng ống kính xa hơn để bao quát, nhận chân gương mặt cuộc đời. Ở Vắng mặt, không gian dịch chuyển ở cả ba miền: Bắc, Trung, Nam theo hành trình của Vũ từ Hà Nội vào Huế và đến Sài Gòn. Góc nhìn về con người và hội họa cũng được giãn ra, phong phú và đa dạng hơn trong bản sắc của từng vùng miền.
Không gian biển và không gian làng quê cũng là những góc dịch chuyển của ống kính nhà văn. Dường như trong sự cô đơn bản thể của con người, các nhân vật có nhu cầu vƣợt thoát bằng cách tìm về với thiên nhiên, với những gì truyền thống để mong muốn tìm lại những gì đẹp đẽ đã mất hay cố vớt vát chút bình an, thanh thản trong tâm hồn để nương tựa, để vươn lên chống chọi với những nghịch lí của cuộc đời và thân phận: Vũ (Vắng mặt) tìm về làng Đào ở ngoại thành, Văn trong Rừng người tìm đến biển mùa đông, cùng Nguyệt bất ngờ chạy xe máy đến thành phố Vĩnh Yên; Thành, Trọng, Yến (Gần như là sống) tìm về với biển,… Phóng tầm mắt ra không gian nước ngoài nhƣ Trung Quốc (Rừng người), Bali (Con mắt rỗng), nhà văn cũng đã để cho nhân vật đƣợc gặp gỡ với văn hóa, hội họa thế giới và đƣa ra những đánh giá xác đáng tạo nên màu sắc đa dạng cho bức tranh tiểu thuyết của mình. Nhƣng có khi chính sự “say” không gian mới này của tác giả lại tạo nên sự sa đà thông tin.
Trong Chảy qua bóng tối, ba phần Ở, Đi, Về tạo nên sự dịch chuyển không gian và cũng chính là sự dịch chuyển cuộc đời lão Quảng. Phần một
“Ở” gắn với ngôi nhà ven sông êm đềm của lão. Ở đây lão đã từng gắn bó, đã có biết bao kỉ niệm và những âm thanh của dòng sông chính là những “giai điệu”cuộc sống thân thương của lão. Ngôi nhà của lão tuy xộc xệch nhưng là nơi lão đã có biết bao kỉ niệm gắn bó. Không gian của ngôi nhà mới trong phần thứ hai “Đi” lại đƣợc xây dựng khang trang hơn với một cái chòi ở tầng
82
ba để nơi đó lão có thể hướng mặt về phía dòng sông, lắng nghe cái trầm buồn khắc khoải quen thuộc của sóng dòng sông. Không gian dịch chuyển và cuộc đời lão Quãng cũng biến thiên theo. Nó không tỉ lệ thuận với chiều mới đầy đủ tiện nghi của không gian mà ngƣợc lại, nó là cái đáy của đồ thị hình sin cuộc đời. Lão Quảng bị bỏ rơi, trở nên cô độc, lạc lõng đến vô ích trong cái không gian ấy. Nhƣng không dừng lại ở đó, Đỗ Phấn đã mở ra cho lão một không gian hi vọng khác: không gian chia sẻ, ấm áp tình người ở hội người mù mà lão đƣợc đƣa tới khi thả mình trên dòng sông nhƣng không chết. Với việc chuyển dịch không gian này, Đỗ Phấn đã nhen lên niềm tin của con người trước cuộc đời. Cuộc đời là những chuỗi nghịch lý và cô đơn như một tiền định như lão Quảng cuối cùng cũng tìm được nơi nương tựa mang hơi ấm thực sự trong lòng.
Không gian dịch chuyển là không gian gắn liền với những hành trình truy tìm sự hiện tồn và cắt nghĩa những phi lý của nhân vật. Trong không gian ấy, con người càng như nhỏ bé, đơn độc và chơi vơi. Chính dạng thức không gian này đã giúp nhà văn thể hiện rõ nét sắc màu phi lý trong tác phẩm.