Hiện thực cuộc sống thậm phồn

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 39 - 42)

CHƯƠNG 2. CẢM THỨC PHI LÝ VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI

2.1. CẢM THỨC VỀ HIỆN THỰC PHI LÝ

2.1.1. Hiện thực cuộc sống thậm phồn

Thế giới hiện thực trong văn Đỗ Phấn là thế giới hỗn mang của hiện thực đô thị hiện đại với những phi lý, trái khoáy. Cái đô thị đang chuyển mình

“róng rẫy” hơi thở sự sống và thời đại đƣợc hiện lên trong những trang văn của ông sống động nhƣ những trang đời, chất chứa một hiện thực cuộc sống

36

“thậm phồn” (thuật ngữ trong văn học hậu hiện đại: chỉ sự hỗn độn, đa phương, phi trung tâm...).

Trong sự phát triển của xã hội, đô thị hóa là một quá trình tất yếu, khách quan. Nhƣng sự xâm nhập của dân ngụ cƣ vào đô thị và tốc độ đô thị hóa đến chóng mặt tạo nên sự “phì đại của rừng người” là một hiện thực nhức nhối đến phi lý đã đƣợc Đỗ Phấn phóng chiếu trực diện trong các tác phẩm của mình. Ở tất cả năm tiểu thuyết, nhà văn đều tái hiện rõ nét sự “điên cuồng mở rộng” [26, tr.323] của Hà Nội trong thời hiện đại:

“ Thành phố của mi cũng bắt đầu đông lên với tốc độ phi mã. Ai đó giải thích rằng chỉ những người xuất sắc mới nhập cư vào thành phố là nhầm lẫn thảm hại. Một người xuất sắc nhập cư còn kéo theo rất nhiều người không xuất sắc lắm từ gia đình mình. Và kéo theo cả một đoàn người chẳng xuất sắc tẹo nào để phục vụ. Bây giờ dân phố bắt đầu quay lại lối sống trưởng giả phố phường ngày xưa. Nghĩa là rất cần nhiều người phục vụ (...) Ở thành phố có bao nhiêu là nghịch lí nhƣ vậy?” [26, tr.195]. Sự nhập cƣ ồ ạt, không kiểm soát, vô tổ chức đã khiến thành phố trở thành “một biển người chậm chạp nhúc nhích nhƣ đàn kiến khổng lồ bị vây hãm trong làn khói mờ xanh dài đến hàng cây số” [32, tr.277].

Trong đàn kiến khổng lồ di cƣ từ nông thôn ra đô thị ấy, Đỗ Phấn đã lia ống kính vào những số phận cụ thể để tái hiện, cắt nghĩa cái quá trình “dòng người như lũ cuốn ầm ào đổ ra thành phố” [26, tr.323] đó. Họ là Hương (Vắng mặt), chị em Loan, Nhung, Huyền (Rừng người), Nhàn (Chảy qua bóng tối), Trọng (Gần như là sống), chàng “phi công trẻ” của Thu (Con mắt rỗng)...Họ đến thành phố và tìm mọi cách để trụ lại ở đây bởi mang trong mình khát vọng đổi đời và tham vọng có đƣợc giàu sang và địa vị. Sự hoa lệ, hào nhoáng, ảo ảnh của thành phố đã khiến cho người con người xuất thân từ những miền quê nghèo nàn, cằn cỗi nhƣ Huyền, lớn lên những vùng biển

37

nhọc nhằn, gian khó nhƣ Loan, Nhung... choáng ngợp, mờ mắt và trở thành những Ractinhac (Lão Gorio, Balzac) của văn học đương đại Việt Nam. Họ đã bị tha hóa và phải trả giá đắt bởi chính tham vọng của mình. Trọng (Gần như là sống) đánh đổi tình yêu, cuộc sống và bản thân để có đƣợc cô vợ giàu có và cái hộ khẩu của một công dân thủ đô. Chàng “phi công trẻ” của Thu (Con mắt rỗng) tốt nghiệp đại học, thất nghiệp vẫn tìm mọi thủ đoạn bám trụ thành phố, cặp với “gái già” để đƣợc cung cấp tiền bạc và cuối cùng không thực hiện được mưu đồ, hắn trở thành tên tội phạm tạt axit người tình. Nhà văn đã đào sâu vào những vỉa quặng khuất lấp của đô thị hiện đại để phản ánh những mảng hiện thực nhức nhối, những thân phận người bị cuốn hút, bị nhấn chìm, bị đào thải đến nghiệt ngã trong tốc độ phát triển nhƣ vũ bão của đô thị.

Nhưng nghịch lý ở chỗ, khi những con người nhập cư trong đô thị bị đào thải, bị loại khỏi guồng quay của “bão người” thì ngay lập tức có những kẻ mới vào thế chỗ (Rừng người)... Những người đến sau không vì sự thất bại và cái giá phải trả của người đi trước mà chùn gối, lui bước. Và vì thế, cái “rừng người” kia vẫn tiếp tục phì đại như những “quái thai khổng lồ”. Sự phì đại của rừng người ngoài yếu tố khách quan như sự thiếu kiểm soát chặt chẽ của đô thị (hữu lý) thì nó phi lý ở chỗ là ý thức chủ quan của con người. Dẫu biết cuộc sống đô thị khắc nghiệt đến tàn nhẫn, con người có thể bị quăng quật, tha hóa, biến dạng, đào thải nhƣng họ vẫn lao vào ảo ảnh của nó nhƣ con thiêu thân, sẵn sàng hiến thân, chỉ để chết.

Những hiện thực phi lý trong tác phẩm không đơn thuần chỉ là sự phi lý thông thường mà nó mang nặng cảm thức hiện sinh. Cảm thức này đã làm cho con người cảm thấy sự mong manh của đời người, của cuộc đời, ranh giới giữa sự hiện tồn và cái chết càng gần hơn bởi vì họ thấy đƣợc mình hiện diện trên hành trình chỉ là một sự tức thời nào đó và dễ dàng biến mất bất ngờ

38

không thể xác định. Từ đó, nhà văn càng tô đậm sự cô đơn trong thân phận con người.

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)