CHƯƠNG 2. CẢM THỨC PHI LÝ VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI
2.2.1. Con người xa lạ, bị đánh vắng
Trong cuộc đời nhiễu nhương, phi lý với hiện thực cuộc sống ngày càng phì đại nhƣ một thế giới phẳng mờ nhòe ranh giới, đa tầng hỗn độn, con người là một “mảnh người” rời rạc, lạc lõng trong nỗi cô đơn bản thể của mình, xa lạ với chính mình và xa lạ với thế giới xung quanh.
Trong Chảy qua bóng tối, lão Quảng là một sinh thể cô đơn tiền định.
Lão bơ vơ giữa dòng đời, không người thân thích, không sự gắn kết. Bị mù bẩm sinh là sự bất hạnh của số phận, vốn dĩ đã ngăn cách lão với thế giới con
50
người và cuộc sống xung quanh theo nghĩa đầy đủ của nó. Mất thị giác, lão dùng cảm giác của trái tim để đến với cuộc đời, mong muốn gắn kết với thế giới con người. Nhưng xót xa thay, những mối quan hệ mà lão cố gắng vun đắp đều đứt gãy, vỡ vụn; những người mà lão yêu thương gắn bó đều bỏ mặc lão trong vực thẳm chất chứa đớn đau, bi phẫn đến tuyệt vọng vì “cõi người hiểm ác” và những nghịch lý đến phi lý mà cuộc đời mang tới. Nỗi cô đơn, cô độc đến khủng khiếp trong hình hài hiện sinh khiến lão nhƣ xa lạ với thế giới từ diện mạo bên ngoài đến cõi lòng bên trong: “Vẻ mặt không vui không buồn. Dường như chẳng còn chuyện gì quan trọng với ông. Cặp mắt trống vắng xa xôi” [27, tr.69]; “Lão cô đơn với gia đình không hẳn là người thân thích ruột thịt. Phép thử của lão với thằng con nuôi và Nhàn đã cho ra kết quả cuối cùng còn hơn cả cô đơn. Lão cô đơn với chính mình vì chẳng còn nhận ra mình trong cái hình hài rệu rã không ham muốn. Lão đã hoàn toàn trở thành một đồ vật không còn dùng vào việc gì” [27, tr.278].
Người đọc không khỏi chùng lòng se sắt trong cái điệp khúc cô đơn đƣợc lặp đi lặp lại nhƣ những vết dao đang cứa sâu vào trái tim lão Quảng.
Còn gì đau đớn bằng sự tồn tại vô nghĩa, vô ích của mình trên cuộc đời này và nhận thức sâu sắc về điều đó. Còn gì đau đớn hơn ta nhận ra ta chẳng là ai giữa cuộc đời, chỉ như “một đồ vật” phế thải, bị vứt bỏ, bị khước từ khỏi thế giới loài người. Con người đã bị đồ vật hóa. Lão nhận ra bi kịch của cuộc đời đeo đẳng nhƣ một định mệnh phũ phàng dành cho mình. Bi kịch của cái tôi cô đơn, cô độc trên cõi đời và bị tách rời khỏi thế giới con người. Nỗi đau đớn, bàng hoàng khiến lão chới với trong thế giới loài người mà chẳng có lấy một sợi dây mong manh nào níu giữ. Và lão tìm đến cái chết có phải để chạy trốn gánh nặng làm người? Thật đáng sợ cho nỗi cô đơn định mệnh đeo bám con người từ khi sinh ra cho đến khi giã từ cõi đời. Có phải đây là điều phi lý lớn
51
nhất con người không thể thắng: cô đơn như một tiền định, “mã di truyền”, không lý do nào khác ngoài lý do mang phận người?
Nỗi khổ ải của cuộc đời đã chất đống lên những phận đời nhọc nhằn nhƣ lão Quảng, lão Hoạt (Chảy qua bóng tối). Nếu nỗi cô đơn đeo riết lão Quảng nhƣ là tiền định thì bủa vây cuộc đời lão Hoạt là nỗi chán ngán với tất cả, xa lạ đến lạc loài giữa thế giới con người trên bờ. Lão “chán lời” nên tìm đến nghề câu cá, rồi chán nghề câu cá nên tìm lên bờ. “Nhƣng cái náo nhiệt trên bờ cũng chỉ làm lão vui đƣợc một thời gian rất ngắn. Giữa đông đảo trên bờ lão lại càng thấy mình cô đơn hơn bao giờ. Cái lão cảm thấy bơ vơ nhất có lẽ là không ai còn cần đến lão. Cứ như một ông tướng ở thời bình” [27, tr.162].
Nỗi cô đơn cứ gặm nhắm và rỉa mòn tâm hồn con người, khiến con người rơi vào nỗi lo sợ, bất an và sau đó xa dần với thế giới loài người khi chỉ biết đắm chìm trong ốc đảo cô đơn của riêng mình. Sau ngày vợ chết, lão Hoạt “chẳng bao giờ cất lời, lão chán những gì thuộc về lời” [27, tr.136]. Cô độc giữa
“rừng người” làm cho lão sợ hãi hơn cả khi chỉ có một mình. Lão đã chọn cách lặng lẽ ra đi, về với ngôi nhà di động của mình trên dòng sông. Lão trở về nơi chính lão đã ra đi, tìm về dòng sông và lênh đênh một mình một thuyền trên “mảnh đất lưu vong của riêng mình” [27, tr.269] cũng chính là đánh vắng mình khỏi cuộc đời này. Con người sinh ra rồi biến mất vô tăm tích. Cuộc đời nhƣ cái vòng luẩn quẩn mà mọi nẻo đều giăng mắc nỗi cô đơn trong bi kịch bản thể, con người dẫu cố gắng giãy giụa đến mấy cũng không sao vượt thoát ra đƣợc. Xen lẫn trong những dòng văn của Đỗ Phấn là khoảng lặng ngôn từ của nỗi niềm ngậm ngùi, xót xa mà tác giả dành cho những thân phận trở nên xa lạ với bản chất con người trong chính m ình, ngày càng trượt dài trong vực thẳm ngăn cách giữa con người hữu hạn và thế giới vô hạn, giữa khát vọng tốt đẹp, hữu lý và hiện thực phũ phàng, phi lý. Trong tiểu thuyết Chảy qua bóng tối, bóng dáng của hai người anh Đại và Nam của lão Quảng rất mờ nhạt
52
nhưng lại góp phần phác thảo đường nét phi lý cho tác phẩm. Đó là chi tiết:
“họ không khóc” trong ngày cha mẹ mất [27, tr.70]. Chi tiết này thấm đẫm tinh thần của Camus trong Kẻ xa lạ: Meursault không khóc trong ngày mẹ mất. Những nhân vật đã gặp nhau ở thái độ bình thản đến xa lạ với tính người trước cái phi lý của cuộc đời. Sự tha hóa của hai người anh ở hành động bỏ lại người em trai mười tuổi mù lòa sau ngày cha mẹ mất và không bao giờ quay trở lại tìm em càng cho thấy sự dửng dƣng, quay lƣng với cuộc đời, lối sống
“xa lạ hơn một kẻ xa lạ” (Kafka) của họ.
Con người cô đơn vì xa lạ với thế giới và với chính bản thân nó. Con người sinh ra là để sống nhưng trong hành trình đi tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống và tìm kiếm chính mình, càng sống, con người càng mất đi những cái ở trong mình, trở nên càng trống rỗng, lạc loài. Những nhân vật họa sĩ Vũ (Vắng mặt), Văn (Rừng người), Thành (Gần như là sống), Hoàng (Con mắt rỗng) trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn dường như xa lạ với chính mình trong nỗi cô đơn mang màu sắc bản thể, lạc loài và trở thành những “rỗng không”.
Mở đầu tiểu thuyết Vắng mặt, ta bắt gặp cái u ám của bầu trời trong đợi chờ một cơn giông kéo tới. Nó gợi mở cái phần xám xịt, nhạt phèo của cuộc đời công chức của Vũ, tương đồng với bất kì cuộc đời công chức nào đó trong xã hội: “Gần hai năm ở cơ quan này mi hầu nhƣ chẳng làm đƣợc việc gì. (…) Mi chỉ hoàn thành một công việc duy nhất hàng ngày. Làm tình với Hảo”
[26, tr.33]. Nỗi ngán ngẩm về cái đời sống đầy rẫy những nhố nhăng, lai tạp, hỗn độn, “con người càng văn minh thì càng kinh tởm” [26, tr.325] bám riết lấy Vũ khiến anh ta muốn chối bỏ cái thực tại ấy và tự đánh vắng mình trước cuộc đời: Bỏ việc, rời xa thành phố, tìm đến làng quê sinh sống, không liên lạc với bạn bè, sống ẩn dật ở ngôi nhà mới ở làng Đào. Và Vũ kinh ngạc nhận ra mình không những là kẻ vắng mặt giữa đám đông, “luôn là kẻ vắng mặt đúng vào những thời khắc quan trọng” [26, tr.122] mà còn “từ khi nào đó đã
53
rời xa gần như tất cả” [26, tr.140]. Anh ta trốn chạy khỏi cõi người, cô độc trong cõi riêng của mình. Cảm giác về thời gian cũng ngƣng đọng trong tâm tưởng: “Tự dưng mi có cảm giác rất lạ về thời gian. Nó không còn theo bất kỳ một trình tự phố phường nào. Có cảm tưởng như nó sẽ kéo dài vĩnh viễn tùy theo ý muốn” [26, tr.317]. Sống cô đơn trong cõi hoang vu và lạnh lẽo, họa sĩ Vũ dường như “chết dần mọi ham muốn” không chỉ trong đời sống tình dục mà cả ở hình ảnh và cảm hứng nghệ thuật. Vắng mặt ngay cả lúc hiện diện,
“mi” dường như đã xa lạ với chính mình và với những gì thuộc về con người.
Nhân vật này lại một lần nữa gợi nhớ đến câu nói nổi tiếng của Kafka: “Tôi xa lạ hơn một kẻ xa lạ”.
Hiện thực cuộc sống vô nghĩa, phi lý đã tạo nên những con người cô đơn, xa lạ. Những trí thức nhƣ Vũ (Vắng mặt), Văn (Rừng người), Thành (Gần như là sống), Hoàng (Con mắt rỗng) là những con người nhạy cảm với những đổi thay trong cuộc sống, nhận thức sâu sắc về cái nhố nhăng của nó lẫn cái sự tha hóa của bản ngã đích thực của mình. Văn trong Rừng người đã thống thiết chất vấn bản thân trong sự uể oải, buồn bã: “Những khát vọng nông nổi thời trai trẻ cứ lụi dần... Chẳng thể nhớ đƣợc rằng mình đã ƣớc vọng những gì? Để làm gì?...Mình là ai còn chẳng biết nói gì đến mọi người” [28, tr.37].
Thành trong Gần như là sống ngậm ngùi nhận thấy cái bản chất vô nghĩa, trớ trêu trong sự hiện tồn của con người: “Thì con người từ khi sinh ra đã bắt đầu quá trình hủy hoại, chỉ khác nhau ở chỗ nhanh hay chậm. Mỗi ngày chết đi hàng triệu tế bào. Mỗi ngày nén thêm vào bộ nhớ trí não hàng đống chuyện vô bổ, tự mình hủy hoại mình là chính” [31, tr.88]. “Sự tha hóa đã làm cho con người trở nên xa lạ trong cái xã hội của chính mình, tạo ra một hố sâu ngăn cách con người với thế giới, làm cho con người cảm thấy mọi sự trở nên phi lý, thậm chí nó còn cảm thấy chính sự tồn tại của mình cũng trở nên phi lý
54
trước cuộc đời” [12, tr.69]. Hình bóng nhân vật mang hơi hướng nhân vật Antoine Roquetin trong tác phẩm Buồn nôn của Sartre: Antoine Roquetin nhận thức được rằng con người là một hiện thực ngẫu nhiên, không có giá trị và ý nghĩa gì cả, không cần thiết và không có cả lý do để tồn tại. Buồn nôn như là một biểu tượng về bản năng, về sự phi lý của việc con người tồn tại bằng một lý do nào. Những điều trên cho thấy sự gặp gỡ của cảm quan phi lý ở những dân tộc và thời đại khác nhau nhưng vẫn có sự tương đồng trong cuộc khủng hoảng về thân phận con người.
Xa lạ với hình hài hiện sinh của chính con người mình, phủ nhận, trốn tránh và tìm cách quên đi, tâm lý của nhân vật Thành (Gần như là sống) đặt ra nỗi băn khoăn, day dứt, ám ảnh sự kiếm tìm:
“Mở tủ lấy quần áo ra mặc, tôi vẫn nhìn thấy mấy viên băng phiến mòn nằm lăn lóc ở đấy nhƣng tuyệt nhiên không ngửi thấy mùi gì. Quá sức kinh hoàng. Tôi đã trở thành một rỗng không trọn vẹn” [31, tr.324].
“Tôi kinh hãi trả lại chiếc gương về chỗ cũ. Phải mất vài tháng sau mới có thể quên đi đƣợc bộ mặt phì nộn biến dạng của mình. Từ đó ở bất cứ đâu khi nhìn thấy gương tôi đều cố ý tránh xa...Tôi không bao giờ để ý đến nó.
Hay chính là không bao giờ để ý đến mình” [31, tr.289].
Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi Tôi là ai?, Tôi sống để làm gì?, nhân vật vẫy vùng trong sự hoang mang, tuyệt vọng về ý nghĩa thực tại của bản thể, để rồi cay đắng thốt lên: “bản thân anh là một rỗng không rồi… công việc nghề nghiệp có cũng nhƣ không, gia đình có cũng nhƣ không, bạn bè thật sự gần nhƣ không có” bởi “họ còn đang bận bịu toan tính tự xây đắp quanh mình những thành lũy an toàn cho cuộc sống!” [31, tr.120]. Con người “khủng hoảng địa chỉ đến” trong lá thƣ tìm kiếm mục đích của sự hiện tồn: “Tôi ra khỏi thành phố không có mục đích gì (…) Có tôi trên đường cũng được mà không có cũng chẳng việc gì” [31, tr.328].
55
“Người ta chỉ yêu cuộc sống khi biết ghét nó. Và muốn thu hoạch một mùa sống có ý nghĩa thì phải dám sống một cách nguy hiểm” (Niezsche).
Những nhân vật trí thức nhƣ Thành, Vũ, Văn, Hoàng chơ vơ trong bi kịch bản thể lửng lơ giữa hai cực yêu và ghét, sống và tồn tại để rồi rơi vào đối vô cực của lối sống vô cảm, “gần như là sống”. Họ dường như đều chung sắc diện trong một bức chân dung: gương mặt trống hoang lơ lửng những ám ảnh về ý nghĩa hay giá trị sống của con người, không có sự kết nối với cha mẹ, người thân (nhân vật Vũ trong Vắng mặt chỉ một lần duy nhất nhắc đến mẹ - tr.337), không gia đình, không tình yêu, không thích trẻ con, công việc làng nhàng, nhẩn nha với chất xúc tác tinh thần là rƣợu, “đi tìm bản thân giữa ảo ngộ mờ nhạt ký ức, níu vào bản năng tẻ nhạt, lộn xộn nhƣ chuyển động Brown giữa trường con người” [53]. Họ xa lạ với chính mình và dửng dưng với tất cả:
chẳng khát khao, mơ ƣớc, chẳng vồ vập, vội vã; uể oải, rệu rạo chuyển động, gần như là yêu, gần như là bạn, gần như là người tình, những cái gần như nửa vời không đầu không cuối. Các nhân vật trong sáng tác của nhà văn họ Đỗ hiện diện rồi ẩn mặt trong những biến thể của đời sống. Họ vẫn tồn tại dưới dạng cảm xúc lát cắt, mảnh vỡ nhƣng không đáp ứng đƣợc ý nghĩa đích thực của một gương mặt đủ đầy.
Trong nỗi lo âu, bất an mang màu sắc của văn học phi lý, Đỗ Phấn hướng vào nỗi lo đời thường của việc con người bị đánh vắng khỏi cuộc đời.
Sự hiện diện của thời đại số hóa với nền văn minh kĩ trị đã làm cho con người
“lép vế”, con người bị đánh vắng trong phát minh do chính mình tạo ra:
“Chiếc điện thoại di động đã giúp mi không bao giờ phải nói nơi ở chính xác của chính mình. Đơn giản người nghe chỉ biết rằng mi đang có mặt trên đời.
Và ở một nơi nào đó do mi bịa ra. Mi chính là mười con số...Ai biết đều có thể gọi” [26, tr.323]. Con người đã bị đánh bật ra khỏi tư duy thông thường, con người vắng mặt – con số hiện diện. Từ khi nào, con người đã bị mã hóa
56
thành những con số? Con người số hóa: “Mỗi cá nhân giống như một mã số ký hiệu luôn luôn có nguy cơ bị biến dạng, bị nhiễu, bị sai lạc về tín hiệu hoặc mất hút mà không ai cần biết lý do” (Tạ Duy Anh, Đi tìm nhân vật).
Xã hội hiện đại với sự xô bồ, đông đúc, sự phì đại của “rừng người”
cũng chính là tác nhân giấu con người trong nhau và trong nó, khiến “mi đã trở thành xa lạ ở ngay chính nơi mình sinh ra và lớn lên. Cái thành phố trương phình ra đến mức nhiều hôm đi dạo cả ngày cũng không bắt gặp bất cứ một gương mặt nào quen thuộc. Họ cứ như đi vắng cả rồi?” [26, tr.323].
Sự phi lý, phũ phàng của số phận có chừa một ai? Câu hỏi ấy gợn lên trong mỗi người những ẩn ức sâu kín, nỗi lo âu thường trực hàng ngày khi đi tìm đáp án. Đỗ Phấn cũng mang nỗi ƣu tƣ khắc khoải nhƣ tiếng vọng trầm buồn của dòng sông trong tác phẩm Gần như là sống: “Thằng bạn nhỏ rất thân thiết của tôi kể như đã chấm dứt mọi dự định cho tương lai đúng vào lúc mọi việc đang diễn ra tốt đẹp nhất. Rồi đây nếu sống sót, cuộc đời nó sẽ nhƣ thế nào? Tôi nhắm mắt không dám tiếp tục những suy nghĩ của mình nữa. Cái phi lý thường trực treo trên đầu tất cả mọi người. Hôm nay nó rơi xuống thằng Phi” [31, tr.243]. Sự tai biến đột ngột của Ngọc (Vắng mặt), cái chết bất ngờ của Minh (Gần như là sống) cũng chính là những nghịch lý trớ trêu của số phận. Con người bị cuộc đời ngang nhiên đánh bật ra khỏi cõi người.
“Thân phận con người mỏng manh trôi dạt giữa đông đúc và li tán” [32, tr.25]. Con người chỉ là một sinh thể bé nhỏ, bị quăng quật, ném ngẫu nhiên vào thế giới và cũng ngẫu nhiên biến mất.
57