Ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 89 - 98)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CẢM THỨC PHI LÝ

3.3. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT

3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật

Ngôn ngữ trần thuật là một trong những yếu tố rất quan trọng của tác phẩm văn chương. Với Đỗ Phấn, nhà văn đã xây dựng được một thế giới ngôn ngữ của riêng mình từ ngôn ngữ người kể chuyện đến ngôn ngữ nhân vật.

Ngôn ngữ người kể chuyện

86

Ngôn ngữ người kể chuyện thể hiện ở lời gián tiếp và nửa trực tiếp, thường tồn tại dưới dạng lời kể, lời tả, lời bình luận. Điểm đặc sắc trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Đỗ Phấn là sự tổ chức hoà hợp đồng thời những tiếng nói khác nhau (đan xen lời thoại nhân vật vào lời kể; lời nửa trực tiếp).

Trong tác phẩm Vắng mặt có sự đan xen, hòa hợp của tiếng nói khác nhau:

(1) Câu chuyện bán tranh của mi thật tình cờ. (2) Một hôm thằng Khoa đi công tác Đồng bằng sông Cửu Long về tạt vào phòng vẽ của mi. (3) Nó ngán ngẩm nhìn đống màu và tranh vẽ dở. (4) Nhoe nhoét những hình người đàn bà khỏa thân ở các tư thế rất bạo liệt. (5) Nó hỏi, đây có phải là thứ nghệ thuật mà ông theo đuổi? (6) Mi nghi hoặc hỏi lại, thế còn thứ nghệ thuật nào nữa mà tôi chưa biết? (7) Nó cười dàn hòa, tôi rất dốt về nghệ thuật nên hỏi ông thôi, ở trong này người ta thích tranh phong cảnh, trời cao đất rộng, nắng vàng trăng sáng biển mênh mông! (8) Mi ngậm ngùi, tôi ở nhà suốt ngày, vả lại phong cảnh miền Nam là thứ tôi có rất ít tư liệu, chưa thể vẽ về nó được! (9) Ông đừng lo, cần tài liệu gì cứ bảo tôi [26, tr.100].

Đây là một đoạn văn tiêu biểu cho lối văn trần thuật của Đỗ Phấn. Đoạn văn trên có 9 câu: câu 1,2,3,4: lời kể, tả của nhân vật mi, người dẫn truyện;

câu 5,6,7,8,9 là lời thoại của nhân vật “mi” và “hắn” nhƣng là lời nửa trực tiếp.

Tiểu thuyết Đỗ Phấn dày đặc lời nửa trực tiếp. Lời nửa trực tiếp là lời của nhân vật có bề ngoài thuộc về tác giả (về mặt chấm câu, ngữ pháp) nhƣng về nội dung và phong cách lại thuộc về nhân vật. Trong truyện kể, ngôn ngữ tác giả chủ yếu lại được thể hiện bởi ngôn ngữ người trần thuật, nên xét từ phương diện trần thuật học, có thể xem lời nửa trực tiếp là lời người trần thuật nhƣng mang ngôn ngữ nhân vật (xuất phát từ điểm nhìn nhân vật). Theo Bakhtin, đó là kiểu “câu hàm ẩn nhiều chủ thể”, “câu lai ghép”.

87

Lời nửa trực tiếp có sự hòa lẫn ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật nhƣ: “Có ở đâu thế không hay chỉ có thành phố của lão? Hay thành phố cũng mù lòa như lão? Nó đang làm cái việc mò mẫm phỏng đoán như những anh mù làm nghề thày bói? Nó đang dung dưỡng trên cơ thể mình những ung nhọt tự làm hại mình?” [27, tr.267]. Giọng người trần thuật (tác giả) và ngôn ngữ nội tâm của lão Quảng (nhân vật) đã hòa vào nhau tạo nên tính song điệu trong tác phẩm. Những băn khoăn, hoài nghi về bản chất của xã hội hiện đại với những ung nhọt cứ thế đƣợc bóc tách, vỡ ra trong những suy tƣ của lão Quảng và trên từng câu chữ của tác phẩm.

Lời kể này chứa đựng ngôn ngữ nói biểu cảm của nhân vật nên lời người trần thuật và lời nhân vật hoà vào nhau. “Không đơn nghĩa nhƣ lời trực tiếp, lời nửa trực tiếp thường mở ra nhiều hướng tiếp nhận, trở thành kiểu lời nói đặc trƣng cho ngôn ngữ trần thuật phức hợp, đa thanh” [38] gợi mở cuộc sống đa chiều. “Đây là phương thức trần thuật gắn với tư duy lí luận hiện đại, có hiệu quả trong việc khám phá dòng tâm trạng - phương diện bộc lộ rõ nhất tư duy phức hợp của con người [38]. Lời nửa trực tiếp có thể cơi nới khuôn khổ tác phẩm, giúp độc giả khám phá mạch ngầm văn bản, đi sâu vào tâm trạng, bản thể con người với những hồi cố, tự bạch, dòng ý thức lẫn trong giọng kể khách quan của người trần thuật, từ đó tạo nền cho sự biểu đạt hiệu quả cảm thức phi lý.

Trong lời gián tiếp, những trang văn của Đỗ Phấn có những phần kể và tả khá đặc sắc. Là một họa sĩ viết văn, lời tả trong ngôn ngữ người kể chuyện in đậm dấu ấn của nhà văn. Âm thanh của dòng sông bên nhà lão Quảng đƣợc hiện lên bằng những nét vẽ “sóng âm” thần tình: “Tiếng sóng thầm thì vang vất rất xa. Dòng sông bên nhà nhẫn nại làm nền cho những âm thanh dịu êm vùng đất bãi. Tiếng gió hời hợt âm u trên mái ngói. Tiếng còi ca nô trầm đục loang dài trên bãi sông” [27, tr.8]. Những âm thanh đó đƣợc thấu thị bằng

88

mẫn cảm tâm hồn và đôi tai của một người mù bẩm sinh tha thiết với mảnh đất quê hương, với dòng sông tri âm tri kỉ. Những hình ảnh này càng cho thấy nỗi đau đớn, xót xa của lão khi phải rời bỏ ngôi nhà, rời bỏ cuộc sống, xuôi theo dòng phi lý để tìm đến cái chết. Chảy qua bóng tối, Đỗ Phấn đã chắt chiu những nét đẹp của tạo hóa trong góc công viên, giữa đô thị xô bồ: “Nơi những cây phƣợng già gầy guộc bắt đầu trổ búp nõn mùa xuân lƣa thƣa xanh. Mặt đất đầm đìa cỏ ƣớt” [27, tr.24].

Gia tăng yếu tố tả trong lời gián tiếp của người dẫn truyện, Đỗ Phấn đã tạo nên một hệ thống ngôn ngữ khá giàu tính tạo trong những tác phẩm của mình. Đây phải chăng chính là một mẫn cảm ƣu thế của một họa sĩ: vẽ tranh bằng ngôn từ. Tác giả đã miêu tả ánh trăng lọt qua khuôn cửa nhà lão Quảng bằng ngôn từ giàu tính tạo hình: “ánh trăng lọt vào khuôn cửa. Một vuông sáng vấp váp lủng củng những chai lọ ấm chén trên mặt chiếc bàn con kê áp lƣng vào cửa sổ” [27, tr.10]. Lột tả dáng chạy của ánh trăng lên đồ vật bằng những từ: vấp váp, lủng củng cũng chính là một nét bút mang đậm dấu ấn tạo hình độc đáo của nhà văn. Chính vì thế Hoài Nam nhận xét rằng:

“Trong cả ba cuốn tiểu thuyết (Vắng mặt, Chảy qua bóng tối, Rừng người), những đoạn miêu tả thiên nhiên của Đỗ Phấn quả thực là những bữa tiệc của màu sắc, âm thanh và ánh sáng. Chúng đầy sức sống và đủ khả năng thanh lọc tâm hồn cho những ai yêu thiên nhiên nhƣng đang phải chịu cảnh ngập mình trong bụi khói đô thị” [50].

Ngòi bút của Đỗ Phấn dành sự ƣu ái khi miêu tả thiên nhiên bao nhiêu thì khi phóng chiếu con người và hiện thực đô thị hiện đại, lời kể và tả của tác giả lại gân guốc, trần trụi bấy nhiêu. Đồng thời, một điều đặc biệt là trong lời gián tiếp (kể, tả và bình) ở cả năm cuốn tiểu thuyết, Đỗ Phấn đã phát huy hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh, dùng đối tƣợng này để diễn đạt đối tƣợng khác khi giữa chúng có những tương đồng. Miêu tả thành phố trong thời kì

89

hiện đại hóa, nhiễu nhương với những giá trị xô lệch, tác giả đã dùng một loạt hình ảnh so sánh: “như anh thầy bói mù lươn lẹo ngày xưa đánh mất nhân cách bị người đời đem ra làm trò cười trong các tích diễn xướng dân gian”

[27, tr.276]. Hay đô thị thời hiện đại nhƣ đang mắc “căn bệnh ung thƣ” với những “tế bào dị dạng đang nhân lên gấp bội”, phì đại nhƣ những “bào thai khổng lồ”; “một biển người chậm chạp nhúc nhích như đàn kiến khổng lồ bị vây hãm trong làn khói mờ xanh dài đến hàng cây số [32, tr.277]. Ngòi bút nhà văn cũng hết sức đáo để khi vạch mặt sự thiếu nhân cách của một thày cúng chỉ bằng một câu so sánh: “Miệng nhai trầu bõm bẻm. Nhổ nước quết trầu toèn toẹt ra sau lưng như ngan ỉa” [27, tr.200]. Con người đã bị súc vật hóa. Chỉ bằng một hình ảnh, tác giả đã lật tẩy sự tha hóa của một bộ phận người. Cảm thức về sự vong bản của con người cũng được nhà văn tái hiện bằng những so sánh giàu sức ám gợi. Hình ảnh những đôi mắt đói khát của những đứa con trên thuyền luôn đeo đẳng trong tâm trí lão Hoạt: “Những cặp mắt đói nhƣ một hình phạt chung thân ám ảnh lão. Nó nhƣ hình những chiếc mắt lưới bủa vây bốn bề số phận” [27, tr.15]. Diện mạo của ông bố Nhàn ở quê với “nụ cười phảng phất như vay mượn từ âm ti gắn trên những cái miệng trệu trạo răng” [27, tr.38] hiện lên nỗi lo âu của tác giả về sự hoang phế trong hiện tồn phi lý của con người hiện đại.

Xuyên suốt năm tiểu thuyết, một điều đáng lưu ý là Đỗ Phấn rất chăm chút cho những phần gợi và tả hoạt động tính dục. Những hình ảnh miêu tả nhục thể trở đi trở lại nhấn nhá trong các tác phẩm. Những màn miêu tả hoạt động tính giao “vừa mãnh liệt vừa dịu dàng, vừa mang tinh thần…

cƣỡng chiếm, lại vừa đầy sự nâng niu trân trọng (có cảm giác nhƣ chỉ một

“con người này”, duy nhất hắn, tồn tại xuyên qua toàn bộ tiểu thuyết Đỗ Phấn mỗi khi anh viết về tính dục), tất cả đƣợc thể hiện bằng một lối văn giàu chất nhục cảm, và đẹp” [51].

90

Hiện thực cuộc sống đƣợc hiện lên chân thực sinh động trong hệ thống ngôn ngữ đời thường đậm màu sắc trần trụi, góc cạnh, xù xì, làm lộ nguyên hình hài con người và cuộc sống đến tận cùng những góc khuất phi lý. Tất cả hiện lên vẹn nguyên nhƣ chính bản thể sự vật, hiện tƣợng trong cuộc đời. Đỗ Phấn chú ý tính cá thể khi dùng từ, không hề xuất hiện từ "người

đi kèm cụm từ "đàn ông đàn bà”. Cá thể người trong ngôn ngữ nhà văn chỉ tồn tại dưới dạng từ: “đàn ông, đàn bà” hoặc “con đực, con cái”.

Ngôn từ trong văn Đỗ Phấn có cả tiếng lóng, khẩu ngữ, tiếng tục, chửi thề nhưng không nhiều. Cái cốt cách của người Tràng An lịch lãm có lẽ vẫn phảng phất trong cả câu chữ với cái hồn ý nhị ở trong nó. Tính chất tạo hình trong văn đƣợc thể hiện ở việc tác giả sử dụng rất nhiều từ láy và từ tính từ tƣợng thanh, tƣợng hình. Khảo sát 5 trang đầu của 2/5 cuốn tiểu thuyết đã thấy xuất hiện dày đặc những từ láy mà bản thân nó cũng nhƣ sự sắp xếp cận kề bên nhau đã làm bật lên cái gì đó chông chênh, nghịch lý.

1. Vắng mặt: u ám, ảm đạm, le lói, thảng thốt, sậm sật, rình rập, bắng nhắng, cồn cào, ngại ngần, mướt mát, âm thầm, lửng lơ, nhầu nhỉ, đờ đẫn, trắng trợn, háo hức, thèm thuồng, đông đúc, hấp tấp, thánh thót, ngờ ngợ, lầm lũi, nồng nặc, lổn nhổn, ngổn ngang, long thòng, san sát, loang lổ, vằn vện, nhem nhuốc...

2. Con mắt rỗng: gườm gườm, dữ dội, hờ hững, nguềnh ngoàng, rón rén, mong manh, lướt thướt, dữ dội, rôm rả, quằn quại, ràn rạt, thì thụp, lác đác, lọc ọc, ào ạt, ngật ngƣỡng, hùng hục, lênh láng, nhòe nhoẹt, lêu đêu, nồng nặc, cay cay, lờm lợm, lo lắng, nhâng nháo, lững thững, lõa lồ, ào ào, lem nhem, hặm hặc, ngoe ngoét, ngo ngoe...

Điều trùng hợp là ở cả hai tác phẩm số từ láy đếm đƣợc là 35 trên 5 trang. Bên cạnh đó, những tính từ và từ tƣợng thanh, tƣợng hình cũng xuất hiện với tần số cao. Và cùng với biện pháp tu từ so sánh đƣợc sử dụng hiệu

91

quả, chúng đã tạo nên tính tạo hình cho ngôn ngữ người kể chuyện trong văn Đỗ Phấn. Từ đó, cảm thức phi lý đƣợc biểu đạt nhuần nhị hơn.

Một đáng chú ý trong văn xuôi Đỗ Phấn là câu trần thuật trong lời kể gian tiếp thường là những văn đứt gãy không đúng ngữ pháp, câu đặc biệt.

Câu văn trong tiểu thuyết Đỗ Phấn không theo mạch văn truyền thống trong tiếng Việt, câu văn bị ngắt đột ngột ở những quãng tùy ý, câu rút gọn và câu đặc biệt đƣợc sử dụng rất nhiều. Nhƣ đoạn sau:

(1) Bầu trời u ám. (2) Ánh trăng ảm đạm le lói sau những quầng mây xám. (3) Thảng thốt hắt lên gương mặt sậm sật hơi men của thằng Hà. (4) Tháng Sáu. (5) Một cơn mưa bất chợt rình rập sẵn đâu đó trong tầng mây uể oải thấp như vắt vai. (6) Đợi một tiếng sấm ầm ì từ xa vọng lại. (7) Mây sà xuống làm nốt công việc của cuộc giao hoan giữa trời và đất. (8) Mạnh bạo.

(9) Cuồng nhiệt. (10) Và chia tay trong chớp nhoáng như chưa từng gần gũi [26, tr.5].

Trong đoạn văn, xét theo nguyên tắc tiếng Việt câu là đơn vị của ngữ pháp gồm một cụm chủ vị trở lên thì trong mười câu trên, chỉ có 4 câu: (1), (2), (5), (7) là đầy đủ chủ - vị; câu thứ (3), (6), (10) là câu rút gọn, ba câu còn lại là câu đặc biệt. Việc ngắt câu một cách đột ngột trong đoạn trên nó gây sự chú ý của người đọc, đồng thời tạo nên một hình ảnh không gian và thời gian nhƣ thiếu sự gắn kết mặc dù có hành động “giao hoan”. Những loại câu văn trên thường được tác giả sử dụng khi miêu tả cảm xúc của nhân vật hoặc hành vi tính dục của nhân vật chính với các nhân vật trong tác phẩm, nhƣ: “Cố gắng xua tan cảm giác nặng nề, mi dốc toàn bộ rƣợu vào cuống họng. Nhức nhối. Bỏng rát. Và tê dại” [26, tr.70]; Và:“Anh nhẹ nhàng trùm lên nàng.

Dừng.(…) Trong tận cùng những co siết. (…) Chứa chan. Lặng” [28, tr.235].

Sự ngắt mạch đột ngột của những cấu văn tạo nên lời tự sự rời rạc, nhịp kể bị ngắt quãng một bất ngờ, đột ngột. Sự đứt gãy đột ngột của lời văn thể hiện sự

92

đứt đoạn, cô lẻ, mỗi đối tƣợng dừng nhƣ chỉ đóng khung trong thế giới của riêng mình; mỗi con người chỉ như là một mẩu miếng bị cắt vụn, chia nhỏ, rời rạc, từ đó càng tăng bi kịch cô đơn bản thể và hiện thực phi lý của cuộc đời.

Lời kể gián tiếp và nửa trực tiếp đan xen trong văn Đỗ Phấn đã phát huy hiệu quả của nó, tạo nên tính đa thanh, phức điệu của ngôn ngữ.

Ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ nhân vật trong năm tiểu thuyết là ngôn ngữ ít đối thoại, đa phần tự vấn nội tâm. Hầu hết trong các tiểu thuyết của Đỗ Phấn đều vắng đối thoại hay nói đúng hơn những mẩu đối thoại hiếm hoi đều đƣợc biên tập lại thông qua lời kể của nhân vật dẫn truyện. Cắt đi đối thoại là ngầm báo cho người đọc đối tượng vắng mặt vào lúc anh ta đang kể hoặc có thể hiểu anh ta đang trò chuyện trong tưởng tượng.

Cách thức trình bày lời đối thoại của Đỗ Phấn khá đặc biệt. Xét về hình thức, không có sự phân biệt rõ ràng giữa lời đối thoại của nhân vật với lời của người dẫn truyện. Ranh giới và khuôn mẫu truyền thống bị xóa nhòa.

Đỗ Phấn không theo dạng đối thoại của tiểu thuyết truyền thống với lời thoại đƣợc phân biệt bằng những lần xuống dòng và gạch đầu dòng; cũng không giống cách viết câu thoại của Nguyễn Huy Thiệp. (Ông bảo: “Cha muốn nói chuyện với con”. Tôi pha cà phê, cha tôi không uống. Ông hỏi: “Con có để ý công việc của Thủy không con? Cha cứ rờn rợn” (Tướng về hưu). Trong Đỗ Phấn, mạch thoại không bị đứt đoạn do phải xuống dòng, tác phẩm tạo cảm giác liền mạch nhƣng có lúc lời đối thoại cũng là lời độc thoại nội tâm. Đây là đoạn đối thoại giữa hai nhân vật trong Con mắt rỗng:

“Những bức tranh hiện ra ấm áp tĩnh lặng xóa tan ồn ào cơn mƣa bên ngoài. Có vài bức chân dung nàng do các họa sĩ khá tên tuổi vẽ đƣợc đóng khung trang trọng gần như cùng kiểu treo trên tường. Nàng băn khoăn, những chiếc khung này đều do anh Thắng giúp em làm, nghe nói vật liệu nhập khẩu

93

toàn bộ từ Hàn Quốc. Em thấy có vẻ nhƣ chƣa hợp lắm nhƣng không thể biết vì sao! Mình cười, đó là những khung tranh sản xuất hàng loạt, chỉ có thể mang ra cửa hàng bán cho những người chơi nghiệp dư. Mỗi một bức tranh treo ở nhà nên có những khung phù hợp riêng. Cách tốt nhất là để họa sĩ tự làm! Thế mà em đã dự định nhờ anh Thắng làm cho anh toàn bộ số khung trong triển lãm sắp tới! Mình lắc đầu, tốn tiền lắm mà lại không hay, cứ để anh gọi thợ đến đo đạc và làm từng chiếc theo yêu cầu của mình. Số khung này của em nếu có thì giờ thì cũng nên thay dần!”

Trong Đỗ Phấn, mạch thoại không bị đứt đoạn do phải xuống dòng, tác phẩm tạo cảm giác liền mạch nhưng cũng chính vì thế mà có cảm tưởng các sự kiện chảy trôi lững lờ, dềnh dàng, lênh láng.

Ở một số tác phẩm có đối thoại thì lại xuất hiện kiểu đối thoại trật khớp:

đó là kênh thoại lệch hướng trong cuộc đối thoại giữa Thành và Phi: “Tôi ngập ngừng khuyên nó, anh bảo thật chú mày cũng nên dành ra chút thời gian và tiền bạc cho việc hưởng thụ! Em có thiếu gì đâu, bao giờ các anh gọi em chả là thằng nhiệt tình nhất! Nó không hiểu ý tôi rồi” [31]. Trong Gần như là sống, qua bản tính đa nghi của nhân vật Thành, chúng tôi nghĩ có thể tác giả muốn khẳng định sự hoài nghi về tính chân thực của những thông tin sẽ nhận đƣợc từ ngôn ngữ đối thoại hoặc là sự vô nghĩa - vô tác dụng nào đó của đối thoại. “Sự côi góa đối thoại trong suốt tác phẩm cũng gieo vào lòng người đọc cảm giác Thành luôn một mình đeo đuổi những ý nghĩ của riêng anh ta và thường rơi vào trạng thái hụt hẫng cô đơn. Hủy bỏ giá trị của đối thoại, đơn phương rong ruổi trên hành trình chất chứa đầy những phủ nhận, tiểu thuyết thứ tƣ này của ông khẳng định khả năng khai thác tâm lý nhân vật đạt đến độ điêu luyện, chứng tỏ vốn hiểu biết thấu đáo rất tinh tế con người xã hội trên nhiều phương diện khác nhau” [53].

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)