Kết cấu mở - những nghịch lý không hoàn kết

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CẢM THỨC PHI LÝ

3.1.2. Kết cấu mở - những nghịch lý không hoàn kết

Sartre cho rằng: “Vũ trụ là phi lý, cuộc đời là phi lý, con người là phi lý”. Và “phi lý là không thể chứng minh; phi lý là thất bại không lí do, phi lý là không có lí do, không có chuẩn đích và không dựa trên nguyên lí nào hết”

[15, tr.344]. Vậy có nghĩa rằng, “vũ trụ, cuộc đời là bất khả giải”. Những “bàn tay vô hình” sẽ đẩy đưa, uốn cong số phận con người một cách ngẫu nhiên và tùy ý. Chính vì vậy, lựa chọn kết thúc mở cho những tác phẩm của mình, Đỗ Phấn cũng đã phần nào gửi gắm những tinh thần phi lý trên.

Kết cấu mở đƣợc hiểu là văn bản chấm dứt nhƣng số phận của nhân vật chƣa rõ hồi kết hay vấn đề đặt ra trong tác phẩm chƣa đƣợc giải quyết một cách triệt để. Lối kết thúc này nhƣ một sự bỏ lửng tạo khoảng trống lớn để người đọc đồng sáng tạo. Rộng hơn, chính cách viết này mở ra tối đa con đường để người đọc tự do đi vào thế giới nghệ thuật đa dạng, đa chiều.

Tác phẩm hiện đại bác bỏ bất cứ tư tưởng mang hệ ý thức nào, luôn tìm cách phá bỏ những rập khuôn máy móc, những tư tưởng đã định hình. Vì thế mà độc giả khó tìm thấy ở đây thông điệp về đạo đức rõ ràng, “những câu chuyện lớn” mang ý nghĩa khái quát và muôn thuở của nhân loại. Các tác giả ít đƣa ra những kết luận cuối cùng bởi kết luận đó chỉ phát từ hệ quy chiếu.

Tiểu thuyết hiện đại là sự lắp ghép “mảnh” độc lập tạo nên tính đa tuyến, trong đó không có cái nhìn nào, kể cả tác giả chiếm lĩnh vị trí thống trị và không có ai có quyền đƣa ra những nhận định cuối cùng. Chính thái độ sáng tạo nghệ thuật này dẫn đến hình tƣợng phân mảnh, đa tuyến, sự chồng chéo các biểu tƣợng, kiểu kết cấu mang tính mở của tác phẩm.

71

Để biểu đạt những phi lý cuộc đời, phi lý con người, Đỗ Phấn thường để ngỏ văn bản. Vắng mặt, Rừng người, Gần như là sống đều kết thúc trong sự bỏ lửng, để lại một khoảng trống hụt hẫng. Họa sĩ Vũ (Vắng mặt) sau cuộc

“chạy trốn” đô thị, sống ẩn dật ở làng Đào không thành lại quay trở về Hà Nội sống, tiếp tục công việc họa sĩ tự do của mình nhưng dường như đã có lỏng lẻo trong sự kết nối với những bạn bè thân thích và thế giới xung quanh của anh ta. Sự kiện kết thúc truyện là cuộc gặp tình cờ trong quán rƣợu của Vũ với Quốc, một người bạn khá thân sau mấy năm. Thái độ xã giao giữa hai người khiến Vũ ngạc nhiên khi thấy mình và Quốc có một “khoảng cách giãn ra nhƣ vô tận”. Và sau sự kiện đó, tác phẩm kết thúc bằng việc “mi” hòa mình vào dòng người đông đặc trên phố, đeo kính râm che mắt như mọi người và tự hỏi “Những con người làm nên cuộc sống và bộ mặt phố phường. Họ là ai thế nhỉ???” [26, tr.358]. Những phận người đang chuyển động, đang “vận hành”

nhƣ một cỗ máy không có nút tắt. Những nghịch lí của cuộc đời cứ thế nối dài, tiếp diễn.

Rừng người cũng kết thúc trong mối quan hệ bỏ lửng giữa Văn với Nguyệt. Họ bên nhau nhƣ để lấp đầy tạm thời những khoảng trống vắng trong nhau giữa hai con người tự do và cô đơn giữa “rừng người”. Bên cạnh cái lững lờ của chuyện tình Văn - Nguyệt, hình ảnh cái cây cổ thụ cành lá xum xuê mọc trơ trọi giữa cánh đồng với sự cô độc của mình ở cuối truyện gợi lên nhiều suy tưởng. Sự sống sót diệu kì của cái cây khổng lồ như thể sót lại từ những cánh rừng nguyên sinh ấy đƣợc tác giả phân vân giải thích bằng ba lí do: do sức vóc khổng lồ vƣợt qua bão tố hay vì những câu chuyện ma mãnh, thêu dệt xung quanh hay vì “nó tồn tại vì vô tích sự, chẳng ai phá hoại nó khi không dùng vào việc gì” [28, tr.361]. Và cuối cùng dẫn đến một liên tưởng dường như chẳng liên quan: “con người cũng như vậy”[28, tr.361]. Điều nghịch lí là tại sao cây sống sót vì nó vô tích sự và con người tồn tại vì vô tích

72

sự? Vô tích sự thì mọi vật tránh xa, không có sự kết nối, không ai đả động. Vô ích sẽ sống sót, hữu ích thì sẽ bị tiêu diệt? Đó chẳng phải là một nghịch lý khó lí giải? Vậy hóa ra, cuộc sống con người là cuộc đấu tranh sinh tồn quyết liệt và cái tồn tại lại là cái cô độc, cái vô ích? “Cái nghịch lý "vô ích sẽ sống sót"

là một đặc thù của xã hội hiện đại. Nó là đối trọng tất yếu với cái phần sôi sục tranh đấu thành công, và thất bại. Con người hiện đại phải chăng rất nên suy nghĩ về chuyện này?” (Đỗ Phấn).

Gần như là sống” đưa đến cho người đọc trạng thái sống lưỡng lự, tự xem mình “chẳng có giá trị gì” của tâm lí nhân vật Thành. “Không ai cả. Chỉ gần nhƣ là...! Gần nhƣ là công việc. Gần nhƣ là bạn. Gần nhƣ là chơi bời vui vẻ. Gần như là về hưu. Gần như là xa lạ. Gần như là người tình...” [31, tr.387]. Trong mớ hỗn độn lƣỡng lự, không trọng lƣợng của cái “không gian gần nhƣ ” đó, tác phẩm kết thúc trong hình ảnh Thành thả bộ trên những bãi cát dài ở thượng lưu của con sông Hồng cạn nước, nhìn về phía hạ lưu, hình ảnh “cây cầu Long Biên nhƣ một con rắn khổng lồ khắc khổ đứt khúc trầm mình trong màn mƣa hối hả” [31, tr.392].

Tiểu thuyết Con mắt rỗng có đến hai cái kết cho bạn đọc thỏa sức đồng sáng tạo.

Cái kết thứ nhất, rất ảm đạm, đầy chất hoài nghi, mấp mé đến hƣ vô, lại là cái kết dành cho kẻ xƣng mình”, cái kết trong cảnh hoang phế đầy sắc thái biểu hiện. Mình đi đâu? Tại sao mình mất tích? Những câu hỏi đồng vọng nỗi hoang mang không hồi kết trong lòng người đọc về sự hiện diện và biến mất của con người trên cõi đời.

Cái kết thứ hai êm đềm suôn sẻ dành cho vai hắn của Thế Hoàng lại ở

“ Không câu hỏi cũng chẳng trả lời. Không gây ra bất kì một sự đông đúc ám ảnh nào trong căn phòng như trước đây. Sinh ra mà vẫn như còn thai nghén (…), tồn tại thờ ơ lặng lẽ trên tường” [32, tr.296].

73

Cái kết trái ngược hoàn toàn với những gì được trước đó. Những nghịch lý, tréo ngoe của cuộc đời có phải là đây, không đoán định, không chứng minh, không hoàn kết. Không có gì là không thể xảy ra ở cuộc đời này. Có phải thế mà trong phần cuối tác phẩm, ở cái kết thứ hai, mảnh ghép “hắn”

mang cái nhìn bình thản của “kẻ xa lạ” (Meursault) trong Kẻ xa lạ của Kafka, thản nhiên đối mặt với tất cả kể cả cái chết bởi chẳng biết sống “để làm gì”

[32, tr.287]. Cái điệp khúc phủ nhận sự quan trọng của cuộc sống lặp đi lặp lại ba lần: “chẳng quan trọng gì”, “không quan trọng”, “chẳng thể quan trọng”

[32, tr.298] trong đoạn kết nhƣ để khắc sâu hơn thái độ uể oải, bỡn cợt, chua chát đến dửng dưng trước cuộc đời của nhân vật.

Cái kết nào là cái kết đúng với bản chất hiện thực trần trụi của đời sống, cái kết nào mang mong ước của tác giả, cái kết nào theo lẽ thường của cuộc đời, cái kết nào là phi lý? Câu trả lời thuộc về “mã sáng tạo” của độc giả. Và dù đáp án có ra sao thì con người đều hình dung được rằng: cuộc đời có hơn một đáp án, nó đa diện, nhiều chiều nhƣ khối vuông ru bích và trật tự của nó phụ thuộc vào người xoay chứ không phải ở khuôn hình.

Những kết thúc không có hồi kết, không có bất kì sự việc nào cho thấy số phận nhân vật bị “uốn nắn” khiên cƣỡng theo dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Dường như, cuộc đời nhân vật vẫn đang chảy trôi một cách tự nhiên nhất mà chính tác giả cũng không biết điểm đến. Những cái kết của tiểu thuyết Đỗ Phấn mang bóng dáng của những cấu trúc tiểu thuyết đương đại, của “thì hiện tại chƣa hoàn thành”. Vấn đề đƣợc đặt ra trong các tiểu thuyết cũng không được giải quyết: sự vong thân, vong bản của con người trong xã hội thị dân hiện đại. Điều gì đã khiến con người đánh mất chính mình trong xã hội hiện đại? Con người sẽ tiếp tục cuộc sống như thế nào? Trở nên xa lạ với chính mình và với nhau thì loài người sẽ đi về đâu? Hình thái xã hội sẽ phát triển nhƣ thế nào? Những câu hỏi mà tác giả đặt ra trong phần chìm của tác phẩm

74

không đƣợc giải quyết triệt để. Nó gợi lên những suy tƣ và trăn trở của độc giả trong việc đi tìm câu trả lời thỏa đáng cho chính mình. Nó cũng khiến người đọc dùng dằng giữa hai trạng thái phân thân: một còn ở lại giữa những trang sách, không thoát ra đƣợc khỏi cái hỗn độn, nửa vời mà chúng mang lại, hai là miên man trong những liên tưởng xa hơn về cuộc đời và phận người.

Kiểu kết mở - những nghịch lý không hoàn kết với những ngổn ngang và ám gợi đã tạo cho tiểu thuyết Đỗ Phấn ngỡ nhƣ một tiếng ngân dài trong thung lũng xa xôi, dồn dập trả về những đồng vọng và day dứt khôn nguôi từ cõi hiện sinh. Nhà văn đương đại Italia Claudio Magris đã viết rằng: "Văn học không quan tâm đến những câu trả lời do nhà văn đem lại, mà quan tâm đến những câu hỏi do nhà văn đặt ra, và những câu hỏi này, luôn luôn rộng hơn bất kỳ một câu trả lời cặn kẽ nào". Những câu hỏi mà Đỗ Phấn mở ra trong tiểu thuyết dường như đã có giá trị như thế.

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)