CHƯƠNG 2. CẢM THỨC PHI LÝ VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI
2.2.3. Con người dấn thân - chống trả những ám ảnh phi lý
Khi người ta nói: “Con người là tương lai của con người” (Ponge), thì đó chính là một cách khẳng định, rằng: con người tự mình sáng tạo ra mình, vẽ lên hình ảnh của mình qua chọn lựa thái độ sống và hành động của anh ta.
Các nhà hiện sinh chủ nghĩa, đặc biệt là Sartre, cũng nói nhiều đến “tính chủ thể”. Nhƣng “Thuyết chủ thể” – theo lời giải thích của Sartre – bao hàm hai nghĩa: “Một mặt, thuyết chủ thể có nghĩa là sự lựa chọn của bản thân chủ thể cá nhân, mặt khác có nghĩa là con người không thể vượt lên khỏi tính chủ thể của bản thân mình” [15, tr.343].
Như vậy, con người là một chủ thể chứ không phải một thực thể như đám rêu, một cây súp lơ (Sartre). Ý thức về chủ thể thể hiện con người đều sống theo nguyên tắc “dấn thân”, hành động để xác quyết hình ảnh hiện hữu của mình. Tuy nhiên, có bao nhiêu hoàn cảnh, tình huống, thì cũng có bấy nhiêu kiểu, cách dấn thân. Ta có thể thấy dấu vết của quan điểm triết học này trong tác phẩm của Đỗ Phấn qua thế giới nhân vật của ông.
Từ sự cô đơn, bế tắc với những bi kịch trong cuộc sống phi lý, con người tìm cách vƣợt thoát qua hành trình dấn thân bằng những chuyến đi, bằng cái chết, bằng tính dục. Nhân vật Văn trong Rừng người đã một mình tìm đến vùng biển vắng mùa đông trong cái không khi lạnh buốt để đƣợc “có cảm giác rất lạ. Giống nhƣ mình vừa tách ra khỏi mình. Có một mình nữa đang đứng đằng sau lƣng mình ngó nghiêng mình và biển. Run lên vì hạnh phúc đƣợc chiếm hữu toàn bộ tầm nhìn” [28, tr.343].
Trước cái chết ngày một tới gần, đang chực chờ sẵn của căn bệnh ung thƣ, Tiến trong Rừng người đã “đặt ra kế hoạch sử dụng nốt phần đời còn lại một cách đúng đắn” [28, tr.303] trong đó có sự lựa chọn cho mình những chuyến đi ra nước ngoài. “Con đường là cuộc sống” và trong những tháng ngày cuối cùng, cuộc sống của Tiến không khép lại trong bi thương mà vẫn
61
mở ra trước mắt với những hành trình kiếm tìm sự sống. Sự vượt thoát của nhân vật gợi nhớ đến nhân vật trong tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc của Nguyễn Danh Lam.
“Đi đi và che giấu bao nhiêu là vết thương” (Trịnh Công Sơn). “Khi ai đó nhận ra rằng cuộc đời của mình là vô giá trị, họ hoặc là tự tử, hoặc là xách ba lô lên và đi” (Edward Dehlberg). Lão Hoạt (Chảy qua bóng tối) đã lặng lẽ dong ghe ra đi khi nỗi đau vì nỗi cô đơn và những bi kịch của cuộc sống đã ngút đầy, hoang hoải. Dòng sông sẽ bao dung đón lão vào lòng và đó là nơi lão đƣợc trở về nguyên bản của chính mình. Thoát khỏi những kẻ trên bờ, những “gương mặt người với muôn vàn bí ẩn quỷ quyệt” [27, tr.267], cái cảm giác mình thật trơ trẽn khi có mặt ở chốn này luôn thường trực trong lão từ mấy năm nay sẽ không còn. Sống cuộc đời du mục, lênh đênh một mình trên sông, lão thấy nhẹ nhõm vì không phải nói chuyện với ai, sẽ không phải trả lời ai về hoàn cảnh bi đát của lão. Chuyến đi của lão mang đến cho lão một điều gì đó vƣợt thoát khỏi những ám ảnh khôn cùng về sự chơ vơ trên cõi đời và sự nhiễu nhương của cõi đời, mặc dù cái giá phải trả thật đớn đau.
Bi phẫn trước thái độ tàn nhẫn của Nhàn và thằng Nghĩa, trước cái hiện thực bi đát đến phi lý nhƣ thể “thƣợng đế đã chết” (Nietzsche) trong cuộc sống của mình, lão Quảng cũng tìm đến dòng sông nhƣng không phải để kiếm tìm hành trình lưu lạc như lão Hoạt mà để kết thúc cuộc đời. Tự sát với lão như là tự mình chấm dứt mọi đau khổ của kiếp người nhọc nhằn của mình.
Lão Quảng quyết định “mình phải bỏ rơi họ chứ quyết không để họ bỏ rơi mình. Mình về với dòng sông. Để nó đƣa mình đi đến đâu thì đến” [27, tr.279]. Hành động dấn thân chống trả những ám ảnh phi lý bằng cái chết của lão gợi lên những nỗi nhức nhối về sự hiện tồn của thân phận con người trong cõi đời: sống vật vã và chết đớn đau; có mặt bằng tiếng khóc và ra đi bằng nỗi tuyệt vọng bi thiết.
62
Nếu lão Quảng tìm đến cái chết vì bất hòa với thực tại, không muốn sống nhƣ một kẻ cô đơn, cô độc trên cõi đời thì Huyền (Rừng người) chọn cho mình cái chết vì không còn đường sống của một con người đúng nghĩa với những tội ác đã gây ra. Cái bi kịch của cuộc đời cô do chính tham vọng của cô và do chính nhôm nhoam của xã hội. Cô vừa là nạn nhân của chính mình (cái hữu lý) vừa là nạn nhân của cuộc đời, nạn nhân của một thời mà ranh giới giữa tội ác và lòng từ thiện không minh bạch rõ ràng” [28, tr.358] (cái phi lý).
Đến bao giờ con người mới thôi không còn phải đứng trước sự lựa chọn nghiệt ngã: đánh đổi thể xác để giữ linh hồn và ngược lại. Dường như, trong cuộc đời bất trắc này con người luôn có nguy cơ bị biến thành kẻ khác, đánh mất cái bản gốc quý giá của mình. Bằng cái phi lý, Đỗ Phấn bày tỏ nỗi lo âu trước sự xuống cấp của ý thức người.
Những nhân vật trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn thường bị bế tắc, quẩn quanh trong sự ngột ngạt của đời sống. Họ có tâm thế chối bỏ, trốn chạy thực tại. Và họ thường trốn chạy vào những chuyện dục tính. Họ hy vọng dục tính là cứu cánh. Hình ảnh con người dấn thân bằng tính dục, chống trả những ám ảnh phi lý đã cho thấy cái nhìn biện chứng, toàn diện về con người, phá vỡ những quan niệm chật hẹp trước đây, đồng thời thể hiện sự tìm tòi, lí giải, tiếp cận bản chất phức tạp “con người bên trong con người”.
Bản năng tính dục là nhu cầu chính đáng “rất người” của con người, là phần bản nhiên của đời sống con người. Như nhu cầu ăn khi đói, uống khi khát, con người sống không thể thiếu tình dục. Tính dục trong tất cả tác phẩm của Đỗ Phấn là chuỗi mắt xích, nó không có sự bắt đầu và không hồi kết. Khó có thể đếm số hành vi tính giao ở trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn bởi nó không giới hạn trong không gian, thời gian, không mặc định bởi lề lối, khuôn phép của đạo đức hay trật tự xã hội, dường như nó cũng không được hạn định bởi số trang, số dòng của tác phẩm. Nó dày đặc mà lênh láng, vô trật tự. Những
63
nhân vật đàn ông và đàn bà không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội quan hệ tình dục như tìm đến món ăn mỗi ngày, cố tìm trong đó hương vị của nỗi khát khao nhục thể, của sự chiếm hữu, của sự thụ hưởng, của chính bản thân mình và người khác. Tiểu thuyết của Đỗ Phấn không đề cao, nhưng cũng không quá khinh bỉ chuyện tính dục. Ông dường như bình thường hóa những chuyện liên quan đến tính dục, không xem dục tính là thứ gì quá quan trọng trong cuộc đời, chỉ là một phần của cuộc sống này.
Trong suốt tác phẩm Gần như là sống, trước mỗi cuộc ra đi hay biến mất…những hành vi tính dục của Thành với những người đàn bà khác lặp lại,
“khủng khỉnh và tỉ mỉ, nhƣ nhu cầu ăn uống, nhƣ trò xem tivi bắt cá nhàn nhạt để đưa vào cơn ngủ dễ dàng” [53]…Tương tự như vậy đối với đời sống tình dục của những nhân vật chính khác: Vũ, Văn, Hoàng, lão Quãng. Tính chất phi lý của đời sống con người thể hiện hành vi tính dục. Hành vi tính dục như là hành động để con người vượt thoát khỏi thực tại đen tối, nhộn nhạo. Hành vi tình dục thiếu vắng bóng dáng của tình yêu. “Nhân vật cố làm mất mình trong một cơ thể sinh học khác. Hai cơ thể ẩn náu trong nhau, không phải là hành vi yêu đương lãng mạn nhưng cũng không mang tính khiêu dâm hay bạo lực. Nó xoa dịu và lấp đi một trống rỗng tinh thần. Điều cần nói hình nhƣ vẫn chưa nói, điều chưa nói sẽ không nói nữa” [53]. Đó có phải là nơi con người trú ẩn, nương náu để con người vượt thoát nỗi cô đơn xâm lấn trong xã hội kĩ trị này? Vũ, Văn, Hoàng có nhiều mối tình, nhiều phụ nữ nhƣng không thật sự có tình yêu. Đằng sau những mê đắm, khoái lạc của các cuộc truy hoan, con người vẫn luôn là sự cô đơn, trống trải. Vũ không ngừng băn khoăn tự vấn:
"Nỗi cô đơn vẫn thường hiện diện kể cả khi có hai người? Tình yêu nếu có, liệu có phải là sự lặp đi lặp lại một quá trình nhàm chán? Hòa hợp cả tâm hồn và thể xác chỉ là một ảo tưởng. Một chiếm hữu mang gương mặt sẻ chia?"
[32, tr.115]. “Mƣợn những suy tƣ của nhân vật, nhà văn Đỗ Phấn đã lồng vào
64
tiểu thuyết những trăn trở, hoài nghi về tình dục, tình yêu, về nỗi cô đơn soi rọi bản thể. Có mà vẫn thiếu, hiện diện mà nhƣ vắng mặt, những day dứt phận người lặn vào những lúc tưởng như đã hòa hợp xác - hồn...Như vậy, cùng với việc đề cao "tính thân xác của ý thức", việc miêu tả con người tính dục trong tiểu thuyết trở thành cái cớ để nhìn thấu bản thể con người” [1, tr.19].
Những nhân vật trong sáng tác của Đỗ Phấn đã có những sự lựa chọn cho riêng mình, dẫu sự lựa chọn ấy đƣợc quy định bởi hoàn cảnh. Và có lẽ, với con người, sống tức là thực hiện một chuỗi dấn thân lựa chọn, tự mình lựa chọn; cho dẫu lựa chọn sai vẫn phải tiếp tục sống, lựa chọn, hành động và tiếp tục dấn thân. Nhƣ Sisyphe (Huyền thoại Sisyphe) vừa vần tảng đá lên đỉnh núi thì nó tự lăn xuống chân núi và buộc phải vần nó lên, cứ thế tiếp diễn. Cũng nhƣ bác sĩ Rieux trong cuộc chiến chống Dịch hạch của Camus, chiến thắng của ông là tạm thời, chiến thắng phi lý bởi lẽ ông biết rằng cái mầm dịch hạch sẽ mãi không chết đi, mà nó chỉ ngủ yên trong những ngóc ngách tối tăm để đến ngày nào đó “nó sẽ đánh thức đàn chuột cống của nó dậy rồi điều chúng đến chết ở một thành phố hạnh phúc” [12, tr.71]. Sự dấn thân của con người chống trả những ám ảnh phi lý trong cuộc đời này cũng vậy. Nó không có hồi kết và chỉ là chiến thắng phi lý nhƣng nhƣ thế cho thấy một điều rằng: làm người – là cả một thử thách ghê gớm, không hề dễ dàng một chút nào, làm người “là khổ, nhục, vừa đau đớn, vừa chua xót” (Nguyễn Huy Thiệp). Vẻ đẹp của màu sắc hiện sinh ấy đã đƣợc gợi ra trong tác phẩm, đọng lại trong lòng người đọc những nốt trầm.
Với cảm thức phi lý, Đỗ Phấn đã phóng chiếu chân thực, sinh động những mảng hiện thực nhiễu nhương, hỗn độn, thậm phồn trong thời đại kĩ trị của thế kỉ XXI cùng với những ung nhọt của sự tha hóa trong đô thị hiện đại cũng như soi rọi con người bản thể với những góc khuất của số phận, chỉ ra cái phi lý trong những bi kịch phận người. Bao trùm lên các tác phẩm là nỗi lo
65
âu của nhà văn về hiện thực phi lý và sự hiện tồn phi lý của con người. Từ đó, tác giả đã gióng thêm một hồi chuông báo động thức tỉnh lương tri con người để có cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân văn hơn bởi “con người không phải là vật sáng tạo của hoàn cảnh, hoàn cảnh là sự sáng tạo của con người” (Disraeli).
66
CHƯƠNG 3