Con người tự lưu đày

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 61 - 64)

CHƯƠNG 2. CẢM THỨC PHI LÝ VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI

2.2.2. Con người tự lưu đày

Theo Từ điển Tiếng Việt : “Lưu đày là một cách hành xử những người vi phạm pháp luật (tùy theo mức độ vi phạm; thường áp dụng ở thời xưa) đến một nơi khác, hoang vắng trong một thời gian nhất định để cải tạo.

Nhƣng trong văn học, từ này đã đƣợc hiểu theo sự mở rộng phạm vi nội hàm và ngoại diên: “Lưu đày là phóng tới” (Nhà văn Christine Brooke- Rose). Albert Camus cho rằng: “Đất là cõi lưu đày” và “Tất cả chúng ta đều mang trong mình những nơi chốn lưu đày, tội lỗi của chúng ta, sự tàn phá của chúng ta. Nhiệm vụ của ta không phải là thả chúng ra ngoài thế giới; đó là biến đổi chúng trong chúng ta và trong khác” [19, tr.100].

Như vậy, theo quan niệm của nhà văn phi lý, con người sống trong trần thế như những kẻ bị bỏ rơi, như những kẻ bị lưu đày. Nhưng “lưu đày không mang nghĩa khổ sai”. Lưu đày là một ý thức phổ quát mà con người mang theo niềm thống khổ của biệt xứ, tạm ly thân với hiện thực, tìm một nơi nương tựa trong cõi riêng của tinh thần hoặc trong chính những yếu tố khác biệt của thực tại.

Chấn thương trước hiện thực phi lý, nhân vật trí thức - nhất là nhân vật hoạ sĩ trong tiểu thuyết Đỗ Phấn thường tự lưu đày trong nghệ thuật. Trong tiểu thuyết Vắng mặt, trốn tránh cuộc sống phố xá ồn ào và cái ngột ngạt, bức bối của căn hộ chung cƣ trong thành phố, họa sĩ Vũ chuyển về căn nhà ngoại thành ở làng Đào để đƣợc đắm mình trong sáng tạo nghệ thuật, sống lặng lẽ trong cõi riêng của mình: “Một buổi chiều chán nản. Mi ngồi nhƣ hóa đá trước đống phác thảo dang dở...Mi thất vọng bởi có lẽ hội họa đã chọn mi như một trò đùa của nó. Khi phấn khích ào ạt nô đùa trong thế giới của hình và sắc. Khi rã rời mệt mỏi băn khoăn tự vấn. Và cuối cùng là tuyệt vọng ngắm nhìn” [26, tr.249].

58

Nếu Vũ (Vắng mặt) tuyệt vọng trong chốn lưu đày nghệ thuật thì nhân vật Thành trong Gần như là sống tìm đến với hội họa bằng niềm đam mê, khao khát về nghệ thuật lẫn cái chua chát và bất lực với thực tại đời sống khi nghỉ việc ở cơ quan. Những giây phút chìm đắm trong từng nét vẽ đã bao bọc Thành khỏi hiện thực tác động của bên ngoài, dẫn anh vào thế giới sâu kín của tâm hồn và thế giới của sắc màu: “Nó dẫn dắt tôi đi quanh co vào những vùng thẳm sâu ma mị tâm thức. Không gian trong tranh nhuyễn vào nhau nhƣ đƣợc phủ lên một thứ ánh sáng mềm mại không có thực. Tôi run rẩy ngồi thưởng thức thành quả của mình. Lần đầu tiên trong đời cảm thấy mình đã làm ra một sản phẩm thực sự hoàn chỉnh” [31, tr.248]. Những bức tranh cũng có linh hồn, và linh hồn chúng được lấy từ linh hồn của người họa sĩ. Bức tranh vẽ Yến và biển của Thành cũng chính là kết quả của ẩn ức sâu kín của những ham muốn mơ hồ với Yến, người yêu của Trọng (bạn anh), trôi trượt trong đầu trong chuyến đi chơi ở biển của ba người. Và Thành tìm đến hội họa để giải thoát những khát khao thầm kín của anh trong chuyến đi đó. Hội họa trở thành nơi dung chứa những sự đào thoát của con người khỏi thực tại.

Hoàng (Con mắt rỗng) miệt mài với“công việc tuyệt đối cô đơn và tĩnh lặng suốt gần một năm trời” [32, tr.209] không hẳn bởi hội họa là nghề, không chỉ bởi mong muốn mở một cuộc triển lãm cho riêng mình mà còn vì nhu cầu vượt thoát của tinh thần trước hiện thực cuộc sống: “Hội họa của anh triền miên quấy rầy anh, nhƣ hễ cứ sắp vẽ xong một bức tranh thì lập tức trong đầu lại nảy ra một bức tranh khác ở trạng thái đối lập” [32, tr.210].

Xã hội được phơi bày lập tức bị phủ nhận, đẩy lùi và bỏ lửng. Con người xa lánh, rời bỏ cái nơi chỉ bật tín hiệu hiện diện mà vô nghĩa với anh ta. Anh ta tìm về quá khứ, đắm chìm trong những kí ức, hoài niệm của sự đổ vỡ, chia li, mất mát. Nhân vật Hoàng trong Con mắt rỗng luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh của những mối tình không thành trong quá khứ, nhƣ thể một phần cuộc sống

59

là bấu víu vào những hoài niệm. Mấy chục năm đã trôi qua và anh cũng chỉ gặp lại Thúy trong một lần tình cờ duy nhất nhƣng những kỉ niệm xƣa cũ vẫn vọng về trong tâm khảm, ám ảnh anh về những tàn phai, chảy trôi của kiếp người: “Hình ảnh ấy lại đột ngột hiện về sau những bức bối trong hội họa [32, tr.113], trở đi đi trở lại trong anh khi băn khoăn về vị trí treo tranh [32, tr.143]. Góc nhỏ công viên đã đổi thay hơn hai chục năm, người tình cũng đi đến nơi khác, thuộc về người khác nhưng Hoàng vẫn như còn đang đứng trên cái nền của kỉ niệm một thời và bị cái hoài ức đẹp đẽ, trinh nguyên thưở ấy phủ bóng xuống tháng ngày hiện tại. Anh đã ở lại trong mối tình tuổi trẻ thấm đẫm khát khao và tươi mới. Hay là ở lại trong niềm đau chua chát của bức tranh anh vẽ tặng Thu “làm sững sờ nhiều người có dịp ngắm nó” [32, tr.143]

bị bỏ lại trong căn gác xép của bố mẹ khi nàng chuyển về nhà chồng và nó chỉ còn có tác dụng làm màn che khi xộc xệch trên tay vịn của gian gác lửng. Tự lưu đày trong ám ảnh quá khứ vì cái đẹp của kí ức đã mất bao giờ cũng là cái đẹp nhất, đáng để nhớ nhất hay lưu đày vì hiện tại bị chấn thương, “con người thật sự là con người” trong cõi bí ẩn của mình. Hình ảnh của nhân vật Hoàng gợi nhớ đến nhân vật người cha của Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã chọn hội họa như một chốn dung thân, lưu đày với căn phòng vẽ trên gác, với ngọn lửa giải thoát cho những bức tranh và cả chính bản thân mình.

Những “kẻ tự lưu đày” trong văn Đỗ Phấn ý thức rõ rệt về hiện tại của mình và không ngừng tìm kiếm chính mình, dằn vặt chính mình. Phản ứng trốn chạy cuộc sống nhồm nhoàm vô nghĩa lý của nhân vật trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn chính là cách để con người nỗ lực tìm lại những gì đã mất, với mong muốn, hy vọng giữ lại những những giá trị truyền thống tốt đẹp của cuộc sống. Đó cũng chính là tinh thần nhân văn làm nên vẻ đẹp của văn chương.

60

Một phần của tài liệu Cảm thức phi lý trong tiểu thuyết đỗ phấn (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)